Đau thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau thượng vị là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra những cơn đau nhức ở vùng nằm dưới xương ức và trên rốn. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Trong khi việc xác định và phân biệt được căn bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp điều trị.

Đau thượng vị là gì? 

Đau thượng vị là tình trạng đau xuất hiện ở vùng dưới xương sườn và nằm ngay khu vực bụng trên. Căn bệnh này thường xuất hiện ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ ngày càng nặng nếu không được điều trị sớm. 

Đau thượng vị
Khi có các triệu chứng bệnh đau thượng vị phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt

Nguyên nhân gây đau thượng vị

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh đau thượng vị xuất hiện, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến các nguyên nhân như:

Trào ngược axit 

Khi axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ trào ngược lên thực quản làm cho người bệnh có cảm giác đau ở ngực và cổ họng. Lâu dần sẽ dễ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như: 

Trào ngược axit 
Bệnh đau thượng vị có thể xuất hiện do trào ngược dạ dày
  • Ợ nóng 
  • Khó tiêu 
  • Có vị chua trong miệng 
  • Đau họng khàn giọng 
  • Xuất hiện khối u trong cổ họng 
  • Bị ho liên tục

Bị ợ nóng khó tiêu kéo dài 

Đây là một trong những hệ lụy khi bệnh trào ngược axit kéo dài với triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau rát ở ngực sau khi ăn. Triệu chứng thường gia tăng khi nằm hoặc cúi xuống làm cho axit lên thực quản nhiều hơn. 

Các triệu chứng khó tiêu thường gặp: 

  • Ợ nóng 
  • Có cảm giác đầy bụng ngay cả khi không ăn nhiều 
  • Buồn nôn
  • Chướng bụng

Không dung nạp Lactose 

Tình trạng này thường gặp khi bạn khó khăn trong việc dung nạp các sàn phẩm từ sữa, đó là do không có đủ enzyme menase để phá vỡ đường lactose. Khi mắc bệnh này, hay có các triệu chứng: 

  • Chướng bụng 
  • Đau dạ dày 
  • Tiêu chảy 
  • Buồn nôn 

Uống rượu thường xuyên 

Việc uống rượu thường xuyên hoặc uống quá nhiều một lúc có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm, kéo dài dễ gây chảy máu. Ngoài ra có thể dẫn đến viêm dạ dày, viêm tụy, các bệnh về gan… Chính vì vậy việc đau thượng vị cũng là điều rất dễ xảy ra. 

Uống rượu thường xuyên 
Bệnh có thể xuất hiện do dùng quá nhiều rượu

Ăn quá nhiều 

Việc ăn quá nhiều sẽ làm cho kích thước của dạ dày vượt quá mức thông thường và tạo áp lực cho các cơ quan xung quanh, kể cả dạ dày. Thậm chí có thể gây ra tình trạng khó thở vì chèn ép tới phổi. 

Khi ăn quá nhiều cũng làm cho axit dạ dày trào lên thực quàn nhiều hơn, làm cho các triệu chứng đau thượng vị xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra việc ăn nhiều và nôn ra sau khi ăn cũng dễ dẫn đến đau thượng vị. 

Thoát vị gián đoạn 

Điều này xảy ra khi một phần dạ dày được đẩy lên phía cơ hoành thông qua thực quản. Điều này gây ra các triệu chứng như khó tiêu, nóng ngực, đau họng, ợ nóng… 

Viêm loét dạ dày 

Xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, dùng thuốc không đúng cách… 

Các triệu chứng bao gồm đau vùng thượng bị, chảy máu trong, mệt mỏi, khó thở… 

Rối loạn túi mật 

Các vấn đề ở túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Sỏi mật có thể chặn việc mở túi mật hoặc làm túi mật bị viêm. Thông thường có các triệu chứng: 

  • Đau dữ dội phần phía bên phải của dạ dày sau khi ăn 
  • Phân có màu đen 
  • Vàng da 
  • Ăn không ngon 
  • Hay bị chướng bụng

Mang thai 

Khi thai nhi lớn lên, tử cung mở rộng cũng tạo áp lực cho các cơ quan khác, có thể gây ra tình trạng trào ngược axit. Đồng thời sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng làm gia tăng triệu chứng của trào ngược axit và đau vùng thượng vị. 

Bị mắc bệnh ở giai đoạn mang thai có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy mẹ không nên chủ quan mà phải thường xuyên gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị. 

Nhận biết triệu chứng bị đau thượng vị 

Người mắc bệnh đau thượng vị thường có các triệu chứng sau: 

Nhận biết triệu chứng bị đau thượng vị 
Đau thượng vị có thể gây đau rát thường xuyên
  • Có cảm giác đau và nóng rát ở thượng vị dạ dày. Tùy theo từng người mà có mức độ đau khác nhau. 
  • Các cơn đau có thể lan tỏa lên vùng ngực do acid trong dạ dày tiết ra quá mức làm trào ngược lên thực quản. 
  • Thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu do hoạt động tiêu hóa suy giảm. 
  • Có triệu chứng ợ hơi, ợ chua kèm theo biểu hiện đau rát ở cổ họng. 
  • Ăn không cảm thấy ngon, hay buồn nôn và sức khỏe bị suy giảm rõ rệt. 

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Có thể bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng mà chúng tôi chưa nhắc đến. 

Biến chứng đau thượng vị 

Nếu không được kiểm soát sớm thì các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày sẽ càng nặng và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: 

  • Đau dạ dày 
  • Hẹp môn vị 
  • Xuất huyết tiêu hóa 
  • Ung thư dạ dày 
  • Nhồi máu cơ tim

Chính vì vậy, ngay từ khi có triệu chứng ban đầu của bệnh, chúng ta cần tiến hành các biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt. 

Trường hợp cần khám bác sĩ 

Nếu chỉ thỉnh thoảng mới đau thượng vị thì không đáng lo ngại nhưng nếu có các triệu chứng quá thường xuyên và nghiêm trọng thì cần phải đi khám bác sĩ sớm 

Các triệu chứng kéo dài một vài ngày hoặc hơn hai lần một tuần thì được coi là bất thường và dai dẳng. 

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp 

  • Khó thở hoặc nuốt gặp khó khăn 
  • Áp lực hoặc đau ở ngực 
  • Ho ra máu 
  • Có máu trong phân 
  • Buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày 
  • Sốt cao 
  • Mệt mỏi hoặc mất ý thức 

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị 

Bước chẩn đoán là rất quan trọng để xác định nguyên nhân gây đau thượng vị và tình trạng bệnh để đảm bảo việc điều trị được tiến hành đúng cách. Các bác sĩ sẽ đưa ra hàng loạt câu hỏi về những cơn đau và những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải để đưa ra các chẩn đoán ban đầu. 

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị 
Dùng biện pháp nội soi để chẩn đoán đau thượng vị

Nếu nguyên nhân không rõ ràng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiến hành các kiểm tra sau: 

  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm hoặc nội soi 
  • Xét nghiệm máu 
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng hoặc rối loạn bàng quang 
  • Xét nghiệm tim

Cách điều trị đau thượng vị đang được áp dụng 

Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh nên lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều biện pháp đối phó với bệnh đau thượng vị. Chẳng hạn như:

Dùng thuốc Tân dược 

Sau khi tiến hành các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc để làm giảm các triệu chứng bệnh. Đó có thể là các loại thuốc sau: 

Dùng thuốc Tân dược 
Dùng thuốc để chữa đau thượng vị theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng acid dạ dày: giúp trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Thông thường bác sĩ hay cho dùng thuốc: Sucralfat, Mucosta, Mylanta… 
  • Thuốc chẹn H2: giúp giảm acid, ngăn ngừa tác động của histamin vào niêm mạc dạ dày… Có thể bác sĩ sẽ cho dùng thuốc Pepcid AC, Loperamide, Acetaminophen… 

Việc sử dụng phương pháp này cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải ngưng ngay việc dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Dùng thuốc đông y 

Đây cũng là một hướng đi mà nhiều bệnh nhân tìm đến khi bị đau thượng vị. Theo quan niệm của Đông y, bệnh xuất hiện do tà khí xâm nhập làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Việc sử dụng các bài thuốc đông y không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Dùng thuốc đông y 
Có nhiều bài thuốc đông y chữa đau thượng vị khá hiệu quả

Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa đau thượng vị sau: 

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị: 8g thạch bì, 10g trần bì, 12g bối mẫu, 16g trạch tả, 20g thược dược, 20g chi tử và 20g đan bì 
  • Hoa thược dược tẩm giấm rồi sao lên 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào sắc chung với khoảng 1700ml nước cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. 
  • Chia làm 5 lần uống trong ngày, liều cuối dùng trước khi đi ngủ 30 phút để tăng thêm công dụng. 

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị: 8g sa nhân, 12g cam thảo, 12g trần bì,12g diên hồ sách, 20g ô dược, 20g trần bì 
  • Cho tất cả nguyên liệu nấu chung với 1500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp. 
  • Dùng uống hết trong ngày

Khi áp dụng các bài thuốc đông y đòi hỏi phải thật sự kiên trì. Ngoài ra tùy theo từng trường hợp bệnh mà các vị thuốc có thể gia giảm khác nhau. Vậy nên cách tốt nhất là nên đến trực tiếp nhà thuốc để được bắt mạch, kê đơn. Như vậy cũng hạn chế việc dùng phải các bài thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc… có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. 

Mẹo dân gian chữa đau thượng vị

Trong dân gian vẫn truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc chữa đau thượng vị bằng các nguyên liệu tự nhiên, chẳng hạn như: 

Dùng nghệ 

Hoạt chất curcumin trong nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đau thượng vị đồng thời làm lành những tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Cụ thể nên tiến hành như sau: 

Dùng nghệ chữa đau thượng vị
Hoạt chất curcumin trong nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đau thượng vị
  • Trộn chung 120g bột nghệ với 60g mật ong cho thật đều. 
  • Vo thành từng viên nhỏ, bỏ vào hũ để dùng dần. 
  • Mỗi lần đau nên dùng 1 viên nhỏ để ngậm cho thuốc tan từ từ, các triệu chứng đau sẽ giảm. Ngoài ra nên uống trước khi ăn sáng tầm 30 phút để duy trì việc chữa trị.

Dùng tỏi 

Hoạt chất Allicin trong tỏi giống như chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm những cơn đau do đau thượng vị gây ra. Chỉ cần duy trì việc dùng 2-3 tép tỏi tươi để ăn sống mỗi ngày là các triệu chứng sẽ tự động giảm. 

Ngoài ra còn có thể dùng nước ép bắp cải, cây bồ hoàng, gừng… để làm giảm các triệu chứng bệnh. Nhưng cách này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, với những trường hợp nặng hơn hầu như không có tác dụng. 

Phòng tránh và làm giảm bệnh đau thượng vị 

Bệnh đau thượng vị làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như hoạt động ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy chúng ta nên thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng chống sau: 

  • Ăn đúng giờ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi… để tăng cường vitamin và các loại khoáng chất. 
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. 
  • Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục, rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. 
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức, tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể cũng như hệ tiêu hóa có thời gian phục hồi và hoạt động tốt hơn. 

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu khá chi tiết các thông tin xung quanh bệnh đau thượng vị. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp. Chính vì vậy ngay từ khi có các triệu chứng bệnh hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành ngay biện pháp chữa trị bệnh càng sớm càng tốt

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa trên là những trường hợp chảy máu đường tiêu hóa xuất phát từ thực quản, dạ…

nóng rát thượng vị dạ dày Nóng rát thượng vị dạ dày là bị gì? Nguy hiểm không?

Nóng rát thượng vị dạ dày là một triệu chứng rất dễ phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.…

thuốc trị đau dạ dày cho trẻ em 7+ Thuốc Trị Đau Dạ Dày Cho Trẻ Em Hiệu Quả, Dễ Dùng

Bệnh đau dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em, một phần do chế độ ăn…

NSND Trần Nhượng chữa bệnh dạ dày tại Thuốc dân tộc Chia sẻ của NSND Trần Nhượng về chất lượng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Là một trong những bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc,…

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày giúp giảm đau tức thời

Biện pháp bấm huyệt có tác dụng chữa đau dạ dày tức thời, đồng thời làm giảm các triệu chứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua