Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?
Đau dạ dày quặn từng cơn, đường tiêu hóa bất ổn, bụng khó chịu, người uể oải mệt mỏi là những vấn đề thường gặp và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Vậy đau dạ dày từng cơn là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện cơn đau nhanh nhất? Người bệnh cần tìm ra câu trả lời trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân đau dạ dày quặn từng cơn
Tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn diễn ra khá phổ biến, có thể không thường xuyên nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Cần tìm ra nguyên nhân cụ thể của vấn để này, từ đó mới có thể có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Đau dạ dày quặn từng cơn là những cơn đau bất thường ở ổ bụng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Đường tiêu hóa gặp vấn đề, viêm ruột thừa, đau bụng kinh lan khắp vùng bụng gây ra đau dạ dày.
- Do chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng các thực phẩm ôi thiu, giàu chất béo, nhiều đường hoặc do thường xuyên sử dụng rượu bia chất kích thích… Triệu chứng thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Đau dạ dày quặn từng cơn cũng có thể xuất phát từ việc thức khuya, lạm dụng kháng sinh, thần kinh thường xuyên căng thẳng…
- Nếu tình trạng kéo dài, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm trong dạ dày.
Gợi ý:Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Để Giúp Giảm Đau Nhanh Chóng
Đau dạ dày quặn từng cơn là bệnh gì?
Nhiều người cho rằng đau dạ dày là đau vùng bụng chứa dạ dày. Thế nhưng thực tế thì những vị trí khác trong ổ bụng cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Theo thống kê, có đến 65% các trường hợp đau quặn dạ dày là do mắc phải bệnh dạ dày cấp tính. Bệnh thường có các triệu chứng sau đây:
- Đau quặn bụng trên, đau vùng thượng vị, đau có thể lâm râm hoặc có khi dữ dội dai dẳng nhất là lúc bụng no và đói. Đau cồn cào rất đặc trưng, dễ phân biệt với các cơn đau từ cơ quan khác trong ổ bụng.
- Hay ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, đắng miệng, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Ăn không tiêu, thường xuyên cảm thấy buồn nôn thậm chí nôn.
Ngoài ra, đau quặn dạ dày từng cơn còn có thể là dấu hiệu của các triệu chứng và bệnh lý khác. Đây cũng là những vấn đề nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bệnh lý có triệu chứng này bao gồm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Viêm túi mật hoặc giun chui vào ống mật.
- Viêm ruột thừa.
- U nang buồng trứng.
- Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Cách xoa dịu chứng đau dạ dày quặn từng cơn
Nếu tình trạng đau dạ dày từng cơn vừa xuất hiện, thay vì ôm bụng chịu đựng hoặc tự ý mua thuốc giảm đau, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà. Một số biện pháp xoa dịu chứng đau quặn dạ dày mà người bệnh có thể áp dụng là:
1. Trà hoa cúc
Theo Đông y, hoa cúc sau khi chế biến có vị ngọt đắng, tính hàn, mùi thơm mát, ít độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết tiêu thũng, kháng nham, kháng viêm. Hoa cúc còn có tác dụng chống viêm, giảm nhanh chứng co thắt ở dạ dày và ruột từ đó cải thiện cơn đau quặn từng cơn ở dạ dày.
Cách thực hiện:
- Lấy 10g hoa cúc khô hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút.
- Gạn lấy nước, cho vào 30ml mật ong nhâm nhi rồi nuốt từ từ.
- Sử dụng trà hoa cúc sẽ giúp kháng viêm, chống co thắt cơ dạ dày và giải nhiệt hiệu quả.
2. Trà gừng tươi
Trong Đông y, gừng còn có tên gọi khác là khương, có vị cay tính ấm, là vị thuốc đa công dụng. Theo nghiên cứu khoa học, gừng có chứa Oleoresin Tecpen, vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày và tăng dịch tiêu hóa. Gừng cũng chứa Gingerol có tác dụng giảm khó chịu, cải thiện chứng buồn nôn do đau dạ dày gây ra.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi hãm với nước sôi thêm một ít đường cho dễ uống. Có thể sử dụng ngay khi có nóng, nhấp từ từ từng ngụm.
- Cách 2: Lấy củ gừng tươi xay nhuyễn hoặc giã ép lấy nước cốt. Trộn 2 thìa nước cốt gừng với 1 thìa mật ong, 250ml nước, nửa thìa nước cốt chanh vào ly thủy tinh khuấy đều. Uống từ từ từng ngụm sẽ thấy các triệu chứng đau dạ dày cải thiện.
Lưu ý: Không sử dụng trà gừng khi đói, không dùng vào ban đêm. Không dùng do trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh tiểu đường, tiểu mạch hoặc mắc chứng rối loạn chảy máu.
3. Nước muối pha loãng
Một trong những biện pháp giúp giảm đau quặn dạ dày khẩn cấp là dùng muối hột pha loãng với nước ấm. Nước muối pha loãng sẽ giúp giảm co thắt dạ dày, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm sạch đường ruột và vi khuẩn.
Phương pháp này vô cùng phù hợp với người đau dạ dày do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn,…
Cách thực hiện:
- Lấy một ít muối hột cho vào cốc nước ấm, pha loãng khuấy đều cho tan.
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Nếu tình trạng đau quặn dạ dày không thuyên giảm nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
4. Lá bạc hà
Lá bạc hà thường được dùng để kích thích vị giác, hỗ trợ điều trị các chứng ợ chua, đầy hơi, đau bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng cải thiện chứng năng đường ruột, giảm chứng khó tiêu, co thắt dạ dày rất tốt.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 – 2 lá bạc hà tươi, rửa sạch, nhai nuốt từ từ cho tinh dầu thấm vào dạ dày giúp kiểm soát cơn đau.
- Cách 2: Lấy một nhánh bạc hà hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút cho ra tinh dầu, uống từ từ từng ngụm sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Tham khảo thêm: Đau Dạ Dày Đắng Miệng – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
5. Tinh bột nghệ
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nghệ có chứa curcumin, là hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy đồng thời làm giảm lượng axit có trong dịch vị. Không chỉ vậy, chất này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, giảm đau do co thắt dạ dày.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa cà phê bột nghệ pha với 2 muỗng mật ong nguyên chất trong 150ml nước.
- Uống từ từ từng ngụm, sử dụng ngay khi thấy đau sẽ thấy cải thiện đáng kể.
6. Chườm nóng
Chườm nóng cũng là một trong những cách xoa dịu tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có thể giúp kích thích lưu thông máu, giảm khó chịu và cải thiện các chứng đầy bụng, khó tiêu, đau quặn thắt vùng bụng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rót nước nóng vào túi chườm chuyên dụng hoặc vào vỏ một chai nước.
- Thấy nhiệt độ ở mức thì hợp thì chườm lên bụng mỗi khi đau dạ dày.
- Để tránh nhiễm lạnh, ngoài bụng bạn có thể chườm ấm ở các bộ phận khác như chân, cổ.
- Chườm nóng giúp lưu thông máu, xoa dịu cơn đau, giảm co bóp dạ dày hiệu quả.
7. Xoa bụng
Xoa bụng hỗ trợ tích cực cho việc thư giãn của dạ dày từ đó giảm thiểu đáng kể cơn đau co thắt ở dạ dày. Phương pháp này cũng giúp làm giảm sự tích tụ khí và chất lỏng ở bụng, đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa của nhu động ruột, hỗ trợ chức năng hoạt động của dạ dày.
Cách thực hiện:
- Đặc một hoặc 2 bàn tay lên bụng, xoa theo chiều kim đồng hồ.
- Thực hiện liên tục, đều tay từ 10 – 15 phút cho đến khi thấy bụng ấm thì cơn đau sẽ dịu đi.
- Tác dụng của việc xoa bụng là làm tăng lượng máu đến ruột và dạ dày từ đó tăng hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa để giảm đau dạ dày.
8. Một số mẹo giảm đau
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm đau nhanh chóng sau:
- Uống một ít sữa ấm: Sữa ấm sẽ giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sữa để tránh tình trạng dạ dày bị kích thích dẫn đến tăng tiết acid dịch vị.
- Ăn bánh mì, bánh quy ngọt: Bánh mì, bánh quy giúp thấm hút dịch vị dư thừa trong dạ dày và có thể giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cũng chỉ nên sử dụng một ít để giảm đau, dùng quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
- Nằm nghiêng bên trái: Khi cơn đau xuất hiện, hãy cố gắng nằm thật chậm xuống giường và nghiêng người về bên trái. Cần lưu ý không nằm ngay khi ăn no vì sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn do khó tiêu.
- Chườm muối hột: Rang nóng một ít muối hột, bọc trong vải sạch rồi chườm vào vị trí đau sẽ giúp máu lưu thông, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau hiệu quả.
Xem thêm:Đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng giúp ngày dài khỏe mạnh?
Một số lưu ý cần nhớ cho người bệnh đau dạ dày quặn từng cơn
Nếu tình trạng đau quặn dạ dày từng cơn kéo dài, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh nặng thêm.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý mua thuốc điều trị, tuyệt đối tuân thủ thời gian liều lượng sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc khi triệu chứng cải thiện để tránh các tác dụng phụ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, điều chỉnh trạng thái tâm lý, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, củ quả, sữa chua… Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc giàu gia vị như chua, cay, mặn để hạn chế kích thích dạ dày.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, không ăn quá nhanh, quá no hoặc quá đói. Không thức khuya, ăn khuya hoặc để bụng rỗng đi ngủ để tránh làm cơn đau thêm nghiêm trọng hơn.
- Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra để có thể kịp thời điều trị bệnh.
Có rất nhiều biện pháp tại nhà giúp xoa dịu và cải thiện hiệu quả vấn đề đau dạ dày quặn từng cơn nếu tình trạng này mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài dai dẳng hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác liên quan đến bệnh lý thì nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Tránh chủ quan, kéo dài bệnh có thể khiến bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả tức thì
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt và chất lượng nhất hiện nay – Cách dùng
Bình luận (12)
Không biết trung tâm làm việc những ngày nào, có làm vào cuối tuần không để em sắp xếp thòi gian qua thăm khám. Ai có số hotline cho em xin để đặt lịch trước với ạ
Sơ can bình vị tán là thuốc nam à? Vậy đun sắc vất vả lắm. Tôi một thân một mình, rồi lại phải đi mua ấm về để sắc. Ngại thật đấy chứ