Xạ trị ung thư dạ dày và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xạ trị ung thư dạ dày là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày và thường được thực hiện kết hợp với nhiều phương pháp khác như hóa trị, phẫu thuật,… Vậy hiệu quả của biện cách điều trị này ra sao, có tác dụng phụ không? Trước khi áp dụng, người bệnh cần hiểu rõ được phương pháp cũng như các thông tin liên quan để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc điều trị. 

Xạ trị ung thư dạ dày là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ có tác dụng ảnh hưởng đến những tế bào ung thư nằm trong vùng bị tổn thương. Xạ trị được thực hiện qua cơ chế sử dụng các tia năng lượng cao như tia X – quang, tia Gamma, chùm tia điện tử, các chùm proton,… để ức chế sự phát triển và phá hủy chúng. 

Xạ trị ung thư dạ dày là gì?
Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả.

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định áp dụng trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị trước và sau khi phẫu thuật. Trong đó, xạ trị kết hợp với hóa trị sau khi phẫu thuật nhằm hỗ trợ tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, xạ trị còn được chỉ định cho những người bệnh không thực hiện phẫu thuật. 

Xạ trị ung thư dạ dày được thực hiện khi nào?

Thời điểm thích hợp để điều trị phương pháp xạ trị cũng là thông tin mà người bệnh cần quan tâm. Vì không phải lúc nào cũng có thể áp dụng xạ trị, phương pháp chỉ mang lại hiệu quả và an toàn khi được áp dụng đúng trường hợp. Một số trường hợp được chỉ định thực hiện xạ trị như:

1. Xạ trị ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật

Thực hiện xạ trị trong giai đoạn này sẽ giúp làm teo nhỏ kích thước dạ dày, ngăn cho chúng ngừng phát triển, ức chế sự lây lan để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. 

Đọc thêm:Bệnh ung thư dạ dày có lây hay di truyền không? Giải đáp thắc mắc

2. Xạ trị ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật có thể không loại bỏ được hết những tế bào ung thư nhỏ và siêu nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại trong dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ trị kết hợp với các loại thuốc hóa học như 5 – FU có thể giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh, kéo dài thời gian sống. 

Xạ trị ung thư dạ dày được thực hiện khi nào?
Xạ trị ung thư dạ dày có thể chỉ định trước hoặc sau khi phẫu thuật để làm tăng hiệu quả điều trị.

3. Xạ trị ung thư dạ dày đơn độc

Thực hiện xạ trị ung thư dạ dày cũng có thể được sử dụng như một biện pháp điều trị độc lập cho những người mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối hoặc trường hợp người bệnh không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật như: tuổi tác cao, tình trạng sức khỏe không cho phép, khối u ung tư đã di căn, lan rộng, đặc biệt tế bào ung thư di căn đến xương có thể gây ra những cơn đau dữ dội. 

Do đó, thực hiện xạ trị ung thư dạ dày trong giai đoạn này nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu tình trạng xuất huyết và cải thiện những vấn đề về ăn uống, sinh hoạt giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái hơn. 

Các phương pháp xạ trị phổ biến hiện nay

Thực hiện xạ trị ung thư dạ dày chủ yếu nhằm đạt 1 trong 2 mục đích sau: xạ trị triệt căn (điều trị triệt để) hoặc xạ trị giảm nhẹ (hỗ trợ điều trị các triệu chứng). Cụ thể như sau:

  • Xạ trị triệt căn: Biện pháp này được áp dụng nhằm mục đích chữa trị. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng xạ trị đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác để loại bỏ khối u hoàn toàn, tiêu diệt nó trước khi nó chuyển sang giai đoạn di căn, làm teo nhỏ nó lại rồi phẫu thuật cắt bỏ. 
  • Xạ trị giảm nhẹ: Mục đích là làm giảm các triệu chứng của bệnh trong trường hợp khối u phát triển lớn quá mức. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp này trong trường hợp giảm kích kích thước khối u đã xâm lấn đến những cơ quan lân cận, cầm máu, giảm đau… đặc biệt phù hợp với những người bệnh ung thư dạ dày đã di căn vào não, phổi, gan, xương…

Theo các chuyên gia, hiện nay có 3 cách xạ trị chủ yếu là xạ ngoài, xạ áp sát và xạ hệ thống. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, loại ung thư, vị trí khối u ung thư, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. 

Các phương pháp xạ trị phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào kích thước, vị trí của khối ung thư, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị hiệu quả.
  • Xạ ngoài: Phương pháp này sử dụng các loại máy phát ra tia bức xạ cao để chiếu trực tiếp đến vị trí của khối u. Một số loại kỹ thuật xạ trị ngoài như:
    • Xạ trị 2 D theo hình ảnh hai chiều
    • Xạ trị 3D – CRT không gian 3 chiều
    • Xạ trị điều biến liều (IMRT)
    • Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT)
    • Xạ phẫu
    • Xạ trị lập thể
    • Xạ trị cắt lớp xoắn ốc: cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc
    • Xạ trị proton
    • Xạ trị hạt nặng
  • Xạ trị áp sát: Sử dụng các nguồn tia xạ năng lượng cao và đưa vào cơ thể người bệnh thông qua các hốc tự nhiên như khoang miệng, khí quản, thực quản, âm đạo… để tiếp xúc trực tiếp với khối u ung hoặc cấy vào bên trong khối u tia xạ năng lượng cao và tiêu diệt chúng. 
  • Xạ trị hệ thống (xạ trong): Để thực hiện xạ trị hệ thống, người bệnh sẽ được uống hoặc tiêm một loại dược chất có các đồng vị phóng xạ. Sau đó, dựa vào cơ chế sinh lý, sinh hóa của cơ thể mà các chất đồng vị phóng xạ này sẽ được điều hướng đến các tế bào ung thư, phát ra tia bức xạ và tiêu diệt chúng. 

Quy trình thực hiện xạ trị ung thư dạ dày

Quá trình điều trị ung thư dạ dày thường diễn ra theo nhiều bước như:

Trước khi xạ trị

Để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu và an toàn cho người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn kỹ lưỡng trước khi thực hiện để đưa ra phương thức xạ trị tốt nhất cho người bệnh. Mỗi phác đồ điều trị sẽ được điều chỉnh và thiết kế phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành đo đạc cẩn thận để xác định chính xác vị trí mà tia xạ trị có thể chạm đến và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Để hỗ trợ công việc này, bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh mô phỏng bằng cách chụp CT và định hình tia xạ trị trên Multi – Leaf Collimator nhằm đảm bảo độ chính xác của tia xạ trị chỉ tác động đến vị trí tổn thương cần điều trị. 

Trong quá trình xạ trị

Trong quá trình chiếu xạ, người bệnh sẽ nhận được liều xạ trị mạnh nhất, đủ để tác động đến những khối u nhưng vẫn bảo vệ được các tế bào không bị bệnh, hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi điều trị. 

Máy xạ trị khi hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn khá lớn, nhưng không gây ra đau đớn. Trong lúc thực hiện, người bệnh cần nằm yên trong suốt thời gian trị liệu để đảm bảo tia xạ có thể tác động lên đúng vị trí đã định vị sẵn. Người bệnh có thể yên tâm thì bác sĩ sẽ theo dõi quá trình này thông qua hệ thống truyền hình và nói chuyện bằng hệ thống liên lạc 2 chiều để kịp thời xử lý vấn đề bất thường.

Quá trình xạ trị ung thư dạ dày
Quá trình xạ trị ung thư dạ dày thường diễn ra trong khoảng 2 – 3 tiếng và không gây đau đớn.

Xạ trị ung thư dạ dày là quá trình tương tự chụp X-quang nhưng kéo dài hơn. Bệnh nhân không cần tháo bỏ phụ kiện như đồng hồ hay trang sức, trừ khi chúng nằm trong vùng xạ trị.

Đối với ung thư đầu và cổ, bệnh nhân sẽ được đeo mạng che cố định. Quan trọng là không được lau hay xóa các dấu vạch kỹ thuật viên đã đánh dấu, vì chúng hỗ trợ định vị chính xác trong quá trình xạ trị và sẽ mờ dần sau điều trị.

Xạ trị thường được tiến hành 5 ngày mỗi tuần, kéo dài 5-6 tuần tùy theo tổng lượng tia chiếu và được thực hiện tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị. Buổi xạ trị đầu tiên có thể kéo dài 2-3 giờ. Bệnh nhân nên thảo luận mọi thắc mắc với bác sĩ điều trị để đảm bảo hiệu quả tối ưu của quá trình điều trị.

Xạ trị ung thư dạ dày có hiệu quả không?

Trên thực tế, nếu chỉ thực hiện xạ trị thì không thể tiêu diệt được hết các tế bào ung thư dạ dày. Bởi vì, ngay cả khi phối hợp tất cả các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị cũng chưa hẳn tiêu diệt được hết vì còn tùy theo giai đoạn của bệnh, càng về giai đoạn cuối của bệnh thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. 

Đối với những trường hợp thực hiện phẫu thuật kết hợp xạ trị đã khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Nguyên nhân là do:

  • Trong cơ thể của người bệnh tồn tại sẵn các tế bào dễ đột biến do suy giảm hệ miễn dịch từ trước. 
  • Quá trình điều trị trước đó chưa được thực hiện một cách triệt để. Chẳng hạn như dù đã phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư nhưng những tế bào nhỏ vẫn còn và lây lan sang các vị trí khác. 
  • Người bệnh đã chữa khỏi nhưng vẫn tiếp xúc với các nguyên nhân thứ phát như hóa chất, tia phóng xạ, khói bụi, ô nhiễm… thì vẫn có khả năng kích thích bệnh tái phát bình thường. 

Gợi ý: 5 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam dễ kiếm, an toàn, lành tính

Chi phí thực hiện xạ trị ung thư dạ dày

Như đã nói, phương pháp xạ trị hiếm khi được chỉ định thực hiện đơn độc mà thường sẽ được kết hợp với những biện pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị ung thư dạ dày… mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn mắc bệnh ung thư dạ dày mà liệu trình xạ trị sẽ sử dụng các loại máy móc, loại chất phóng xạ, số lần xạ trị… sẽ khác nhau, dẫn đến chi phí tổng cũng khác nhau. 

Chi phí thực hiện xạ trị ung thư dạ dày
Tổng chi phí xạ trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tuy nhiên, người bệnh có thể ước tính chi phí xạ trị dựa theo một số chi phí tham khảo Thông tư 39/2018/TT – BYT được ban hành ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế sau:

  • Mô phỏng và lập đồ xạ trị áp sát: 381.000 VNĐ.
  • Đổ khuôn chì trong xạ trị: 1.068.000 VNĐ, làm mặt nạ cố định đầu (nếu cần): 1.071.000 VNĐ.
  • Thực hiện xạ phẫu bằng Cyber Knife: 20.658.000 VNĐ, Gamma Knife: 28.752.000 VNĐ.
  • Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 VNĐ.
  • Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều: 1.581.000 VNĐ/ ngày, bằng máy gia tốc tuyến tính 504.000 VNĐ/ ngày.
  • Xạ trị áp sát liều cao tại dạ dày: 3.274.000 VNĐ/ lần (Chưa bao gồm bộ dụng cụ), xạ trị áp sát liều thấp: 1.381.000 VNĐ/ lần.
  • Điều trị tia xạ Cobalt/Rx: 104.000 VNĐ/ lần, không thu quá 30 lần/đợt.

Chi phí trung bình cho một lần xạ trị dao động trong khoảng 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ. Tùy theo số đợt xạ trị mà chi phí sẽ khác nhau. Ngoài ra, để có một con số tổng chi phí cụ thể là rất khó vì ngoài chi phí xạ trị còn rất nhiều chi phí khác như: thuốc điều trị, giường bệnh, ăn uống, đi lại, các dịch vụ chăm sóc kèm theo… 

Sau khi thực hiện xạ trị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Thời gian sống của người bệnh sau khi thực hiện xạ trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và không thể đo được chính xác. Bởi vì quá trình điều trị ung thư dạ dày muốn đạt được kết quả tốt thì phải áp dụng nhiều phương pháp, trong đó biện pháp chính là phẫu thuật. Tiên lượng sống của người bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá dựa theo kết quả sau phẫu thuật ung thư dạ dày và hóa trị, xạ trị. 

Sau khi thực hiện xạ trị ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Việc xạ trị ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm sẽ đem lại hiệu quả cao và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn tiền ung thư. Trường hợp bạn thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ chắc chắn có thể phát hiện được bệnh ngay từ giai đoạn này. Nhờ đó mà tỷ lệ thành công sau khi phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị cũng sẽ cao hơn. 
  • Giai đoạn 1: Có khoảng 8/10 người sống được ít nhất là 5 năm nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
  • Giai đoạn 2: Có hơn 5/10 người sống ít nhất thêm 5 năm nữa nếu tiếp nhận điều trị sớm. 
  • Giai đoạn 3: Đối với ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ và mỗi giai đoạn sẽ có tiên lượng sống khác nhau. Cụ thể giai đoạn 3A là 38% 3B là 15% và 3C là 9%. 
  • Giai đoạn 4: Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh với tiên lượng rất xấu, chỉ có khoảng 5.3% người bệnh sống sau 5 năm, còn lại hầu hết chỉ sống được từ 1 – 2 năm hoặc tử vong chỉ sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ thời điểm phát hiện bệnh. 

Tham khảo thêm:Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu (cảnh báo sớm) – Cách điều trị bệnh

Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư dạ dày

Xạ trị được đánh giá là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các tia xạ năng lượng cao cũng ít nhiều gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây tổn thương nhẹ cho da: Tại vị trí da tiếp xúc trực tiếp với tia xạ trị xuất hiện tình trạng bạc màu như bị cháy nắng, da trở nên nhạy cảm hơn, đau rát, bong tróc, lột da…
  • Chán ăn, buồn nôn: Đây là 2 tác dụng phụ phổ biến nhất sau mỗi đợt xạ trị. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên ăn những loại thức ăn được chế biến lỏng để tiện hơn trong việc ăn uống và hấp thụ dưỡng chất.
  • Mệt mỏi kéo dài: Sau khi xạ trị, người bệnh thường xuyên rơi vao trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, gần như là kiệt sức ít nhất 2 – 3 tuần sau đó. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng mệt mỏi, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và suy nghĩ tích cực, lạc quan để chiến đấu với bệnh tật. 
  • Tiêu chảy: Hầu hết người bệnh sau khi xạ trị ung thư dạ dày tại vùng bụng sẽ rất dễ bắt gặp triệu chứng này. Vì vậy, sau khi xạ trị người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, tránh ăn các món cứng, khô, rượu bia, thức uống có cồn. Phải uống thật nhiều nước trong và sau khi thực hiện xạ trị.
  • Khô miệng, đau cổ, thay đổi vị giác: Với những người bệnh thực hiện xạ trị ở vùng cổ và họng có thể gây ra tình trạng đau nhức, khô đắng miệng rất khó chịu. 
Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư dạ dày
Sau khi xạ trị ung thư dạ dày gây ra một số tác dụng phụ như đau rát, bong tróc vùng da xạ trị, tiêu chảy, mệt mỏi…

Theo các chuyên gia, tác dụng phụ của bệnh thường giảm sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, kết hợp xạ trị và hóa trị có thể làm tăng nặng các triệu chứng, đặc biệt là rối loạn ăn uống. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần truyền dịch tĩnh mạch (IV) hoặc đặt ống dẫn truyền dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.

Để giảm thiểu tác động của tác dụng phụ, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ đạo chăm sóc của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thích hợp và giữ tâm lý lạc quan, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống được lâu hơn. 

Xạ trị là biện pháp được đánh giá cao, đem lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trước khi thực hiện xạ trị người bệnh cần được tiến hành thăm khám, chọn lựa loại hình xạ trị phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về xạ trị ung thư dạ dày hãy trực tiếp hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 16:17 - 27/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:26 - 27/04/2024
Chia sẻ:
Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Việc dự đoán ung thư dạ dày sống được bao lâu là một thách thức đối với các chuyên gia…

5 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam dễ kiếm

Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Các bài…

Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Điều cần biết

Các giai đoạn của ung thư dạ dày dựa trên mức độ xâm lấn của khối u và di căn…

xét nghiệm ung thư dạ dày Các xét nghiệm phát hiện ung thư dạ dày hiện nay

Xét nghiệm ung thư dạ dày là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì chỉ khi làm xét…

Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, thường được phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua