Hóa trị ung thư dạ dày: Liệu trình và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hóa trị ung thư dạ dày thường kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Thuốc có thể dùng qua đường uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch tác động đến toàn bộ cơ thể. Phương pháp này hiệu quả với ung thư dạ dày di căn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Hóa trị ung thư dạ dày là gì?

Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để điều trị bệnh, ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ác tính. Thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch thông qua ống thông tĩnh mạch trung tâm hoặc đường truyền IV. Một số bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc theo đường uống được bào chế dưới dạng viên.

Hóa trị ung thư dạ dày là gì?
Hóa trị là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày.

Khi sử dụng, thuốc hóa chất sẽ đi vào trong máu và được truyền đến mọi khu vực trong cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp hóa trị đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.

Xem thêm: Nội soi dạ dày có phát hiện bệnh ung thư không? Giải đáp thắc mắc

Khi nào bệnh nhân được hóa trị ung thư dạ dày?

Hóa trị được chỉ định áp dụng trong những thời điểm khác nhau để chữa ung thư dạ dày. Phương pháp này có thể được bác sĩ đề nghị như một cách điều trị chính đối với các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ác tính đã vượt ra khỏi dạ dày và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 

Trong một số trường hợp, khối u không thể loại bỏ được bằng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị thì hóa trị chính là sự lựa chọn tiếp theo. Thuốc giúp thu nhỏ khối u, làm chậm quá trình tiến triển của ung thư, qua đó cải thiện triệu chứng bệnh và giúp bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống.

Ngoài ra, hóa trị còn được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật ung thư dạ dày để nâng cao hiệu quả của ca mổ. 

  • Hóa trị trước phẫu thuật: Lúc này, hóa trị được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ, nó giúp thu nhỏ các khối u có kích thước quá lớn hoặc nằm ở những vị trí mà phẫu thuật khó tiếp cận. Điều này giúp cho ca mổ được dễ dàng và thành công hơn. Đôi khi, hóa trị còn giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày tái phát và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
  • Hóa trị sau phẫu thuật ung thư dạ dày: Sau khi mổ, một số tế bào ung thư trong dạ dày không được cắt bỏ hết. Để đảm bảo không còn bất cứ mô bệnh nào sót lại, bác sĩ sẽ đề nghị cho bệnh nhân truyền hóa chất để ngăn ngừa tái phát ung thư trong tương lai. Ở thời điểm này, hóa trị có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với xạ trị.

Liệu trình hóa trị ung thư dạ dày

Bệnh nhân hóa trị có thời gian điều trị dao động từ vài tháng đến hơn một năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u, độ tuổi, sức khỏe, khả năng chịu đựng của cơ thể và tiền sử điều trị ung thư.

Thuốc hóa trị thường gây tác dụng phụ, nên được truyền theo chu kỳ có thời gian nghỉ giữa các lần để bệnh nhân phục hồi. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng ba tuần, và một liệu trình điều trị thường cần ít nhất ba tháng.

Trong trường hợp cần tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể rút ngắn thời gian nghỉ giữa các chu kỳ, được gọi là liệu trình dày, dù phương pháp này có thể gây nhiều tác dụng phụ hơn. Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh lịch trình hóa trị phù hợp, đòi hỏi bác sĩ phải xem xét kỹ lưỡng bệnh án để xây dựng phác đồ điều trị cá nhân.

Các loại thuốc sử dụng khi hóa trị ung thư dạ dày

Hiện nay, có nhiều loại thuốc hóa trị được lựa chọn để chữa ung thư dạ dày. Trong đó, phổ biến nhất là các loại thuốc dưới đây:

  • Trifluridine/Tipiracil (Lonsurf);
  • Carboplatin;
  • Paclitaxel;
  • 5-FU (fluorouracil);
  • Epirubicin;
  • Cisplatin;
  • Irinotecan;
  • Epirubicin;
  • Capecitabine;
  • Docetaxel;
  • Oxaliplatin
Các loại thuốc hóa trị ung thư dạ dày
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thể được truyền 2 hay 3 loại thuốc hóa trị kết hợp.

Tùy thuộc vào các giai đoạn ung thư dạ dày hay thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể phối hợp 2 hay 3 loại thuốc hóa trị với nhau. Càng sử dụng nhiều thuốc thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng nhiều hơn. Vì vậy, các phác đồ điều trị 3 thuốc thường chỉ được áp dụng cho bệnh nhân có sức khỏe tốt và đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: 5 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam an toàn dễ kiếm

Phác đồ hóa trị ung thư ở giai đoạn sớm

Ở giai đoạn sớm, thuốc hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Bác sĩ thường kết hợp 2 hay 3 loại thuốc với nhau để điều trị cho bệnh nhân. Các phác đồ được lựa chọn bao gồm:

  • Oxaliplatin và 5-FU / leucovorin (FOLFOX)
  • Oxaliplatin và capecitabine (CAPOX)
  • Docetaxel và 5-FU hay Capecitabine
  • Paclitaxel và 5-FU hay Capecitabine
  • Cisplatin và 5-FU hay capecitabine
  • Paclitaxel và Carboplatin

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng có thể được hóa trị ung thư bằng các thuốc đơn lẻ như 5-FU hay Capecitabine mà không cần phối hợp với các thuốc khác.

Phác đồ thuốc hóa trị ung thư giai đoạn muộn

Ở những giai đoạn sau của ung thư, hóa trị được thực hiện nhằm mục đích làm giảm triệu chứng , nâng cao chất lượng sống cho người bệnh nên bác sĩ thường kết hợp 2 thuốc với nhau thay vì dùng 3 thuốc. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ cho người bệnh. 

Một số phác đồ thường được áp dụng là:

  • Thuốc Oxaliplatin + 5-FU / leucovorin (FOLFOX)
  • Oxaliplatin + Capecitabine (CAPOX)
  • Cisplatin + 5-FU hay Capecitabine
  • Irinotecan + 5-FU / leucovorin (FOLFIRI) 
  • Paclitaxel + Cisplatin 
  • Paclitaxel + Carboplatin
  • Docetaxel + Cisplatin
  • Epirubicin + 5-FU hoặc Capecitabine
  • Cisplatin + 5-FU hay Capecitabine
  • Docetaxel + Oxaliplatin…

Trong trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để chịu đựng các phác đồ điều trị kết hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng các thuốc đơn lẻ như 5-FU, Paclitaxel hay Capecitabine. Bác sĩ cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác với nhau nếu các thuốc phối hợp ở trên không mang lại hiệu quả.

Gợi ý:Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian sống

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày

Khi vào cơ thể, thuốc hóa trị tấn công mạnh mẽ vào các tế bào ung thư, điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng, liều lượng cùng thời gian điều trị mỗi bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ khác nhau. 

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày
Thuốc hóa trị ung thư có thể gây rụng tóc và nhiều tác dụng phụ khác.

Các tác hại của thuốc hóa trị ung thư thường gặp là:

  • Buồn nôn.
  • Nôn ói.
  • Mất vị giác dẫn đến ăn uống không ngon miệng.
  • Rụng tóc nhiều
  • Táo bón.
  • Đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Lở miệng.
  • Tổn thương tim.
  • Hội chứng tay chân miệng.
  • Tổn thương dây thần kinh, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, nhạy cảm với nhiệt độ nóng/lạnh.
  • Giảm tế bào bạch cầu, tiểu cầu hay hồng cầu khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở, dễ bị bầm tím, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Một số loại thuốc hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Những phản ứng phụ có thể biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Hóa trị ung thư dạ dày là một phần quan trọng trong quá trình điều trị, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan. Phương pháp này cần sự cẩn trọng trong suốt quá trình thực hiện, với các chu kỳ điều trị được điều chỉnh để tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ. Hóa trị đòi hỏi bệnh nhân và bác sĩ luôn phải nỗ lực hết sức để có thể chiến thắng được bệnh tật và giành lấy cơ hội sống. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Hóa trị ung thư dạ dày: Liệu trình và thông tin cần biết

Hóa trị ung thư dạ dày thường kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị, nhằm tiêu diệt tế bào…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Việc dự đoán ung thư dạ dày sống được bao lâu là một thách thức đối với các chuyên gia…

Tầm soát ung thư dạ dày Tầm soát ung thư dạ dày là gì? Các thông tin cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày là một phần quan trọng của trong kế hoạch kiểm soát sức khỏe tổng…

Ung thư dạ dày có di truyền không? Bệnh ung thư dạ dày có lây hay di truyền không?

Ung thư dạ dày có di truyền không? Đây là một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là một trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua