Mồ hôi là gì? Các tuyến mồ hôi chính và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mồ hôi được tìm thấy ở nhiều loại động vật có vú, kể cả con người. Ở người, việc đổ mồ hôi chủ yếu là một để điều hòa nhiệt độ và hạn chế ma sát gây tổn thương cho da. Tốc độ đổ mồ hôi tối đa của một người trưởng thành có thể lên tới 2 – 4 lít mỗi giờ hoặc 10 – 14 lít mỗi ngày.

Mồ hôi là gì? Tuyến mồ hôi là gì?

Mồ hôi là chất lỏng được tiết ra bởi tuyến mồ hôi, được biểu hiện qua da ở động vật có vú. Ở người, đổ mồ hôi là một phương thức điều hòa nhiệt độ. Khi cơ thể cảm thấy quá nóng, cơ thể bắt đầu tiết mồ hôi để làm mát, thúc đẩy quá trình điều hòa lại nhiệt độ cơ thể.  

mồ hôi tay
Mồ hôi được tìm thấy ở động vật có vú với tác dụng chính là làm mát cơ thể

Tuyến mồ hôi là cấu trúc hình ống, nhỏ của da có công dụng sản xuất ra mồ hôi. Tuyến mồ hôi là tuyến ngoại tiết, sản xuất và tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô bằng ống dẫn.

Thành phần chủ yếu của mồ hôi là nước (98%). Ngoài ra, mồ hôi cũng chứa một số khoáng chất khác như:

  • Natri 0,9 gram / lít
  • Kali 0,2 gram / lít
  • Canxi 0,015 gram / lít
  • Magiê 0,0013 gram / lít

Một số, nguyên tố vi lượng khác cũng được bài tiết qua mồ hôi như:

  • Kẽm 0,4 miligam / lít
  • Đồng 0,3 0,8 miligam / lít
  • Sắt 1 miligam / lít
  • Crom 0,1 miligam / lít
  • Niken 0,05 miligam / lít
  • Chì 0,05 miligam / lít

Tổng thể tích mồ hôi sản xuất phụ thuộc vào số lượng tuyến mồ hôi và kích thước của bề mặt da. Mức độ hoạt động bài tiết được điều chỉnh bởi các cơ chế thần kinh và nội tiết tố (nam giới thường đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ). Khi tất cả các tuyến mồ hôi hoạt động ở công suất tối đa, thể tích mồ hôi có thể đạt đến 3 lít mỗi giờ, và có thể dẫn đến mất nước và điện giải. Điều này có thể dẫn đến một số rối loạn và nguy hiểm nhất định.

Một số tuyến mồ hôi chính trong cơ thể

Ở người và một số loài động vật có vú, mồ hôi được chia thành nhiều tuyến khác nhau. Nhưng chỉ có hai tuyến mồ hôi được công nhận là Eccrine và Apocrine. Tham khảo một số thông tin về các tuyến mồ hôi phổ biến trên cơ thể như sau:

1. Tuyến mồ hôi Eccrine

Các tuyến mồ hôi Eccrine có ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Ngoại trừ môi, ống tai, bao quy đầu, dương vật nam giới, môi âm hộ và âm vật . Eccrine nhỏ hơn mười lần so với tuyến mồ hôi Apocrine, nằm ở lớp thượng bì, không thể tiến sâu vào lớp hạ bì và bài tiết trực tiếp lên bề mặt da. Các tuyến mồ hôi Eccrine sẽ giảm theo độ tuổi.

Mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi Eccrine chủ yếu là nước. Tuy nhiên, đôi khi mồ hôi có thể chứa một số chất điện giải, muối Natri Clorua và một ít huyết tương. Do đó, mồ hôi có thể có vị hơi mặn.

mồ hôi là gì
Tuyến mồ hôi Eccrine bài tiết trực tiếp lên da và thường có tác dụng giảm nhiệt cho cơ thể

Các tuyến mồ hôi Eccrine có ba chức năng chính:

  • Điều chỉnh nhiệt: Mồ hôi làm mát bề mặt da và làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Bài tiết: Giúp cơ thể bài tiết nước và chất điện giải.
  • Bảo vệ: Tuyến mồ hôi Eccrine có thể bảo tồn lớp phủ axit của da, giúp bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các sinh vật gây bệnh.

2. Tuyến mồ hôi Apocrine

Các tuyến mồ hôi Apocrine được tìm thấy ở nách, quầng vú (xung quanh núm vú), đáy chậu (ở giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), bên trong tai và trong mí mắt. Tuyến mồ hôi Apocrine lớn hơn nhiều so với các tuyến Eccrine. Thay vì bài tiết trực tiếp lên bề mặt da, tuyến mồ hôi Apocrine tiết ra mồ hôi vào ống tủy của nang lông.

tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi Apocrine thường nằm sâu ở dưới biểu bì da và phát triển ở tuổi dậy thì

Trước tuổi dậy thì, tuyến mồ hôi Apocrine không hoạt động. Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố khiến các tuyến Apocrine tăng kích thước và bắt đầu tạo ra mồ hôi. Các chất được tiết ra bởi tuyến Apocrine dày hơn mồ hôi thuộc tuyến Eccrine. Tuyến Apocrine cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn trên da và gây ra mùi cơ thể, mùi hôi nách và hôi chân. Các tuyến mồ hôi Apocrine hoạt động mạnh mẽ nhất trong thời gian căng thẳng, stress và ham muốn tình dục.

Ở động vật có vú (bao gồm cả con người), tuyến mồ hôi Apocrine chứa các hợp chất giống Pheromone để thu hút các các thể khác. Do đó, đối với một số người, mồ hôi Apocrine có thể dẫn đến sự quyến rũ và sự hưng phấn tình dục.

3. Tuyến mồ hôi chưa được phân loại

Một số tuyến mồ hôi của con người không được phân loại, được gọi chung là Apoeccrine. Các tuyến này lớn hơn Eccrine nhưng nhỏ hơn các tuyến Apocrine. Phần bài tiết của của các tuyến này hẹp và hoạt động tương tự như các tuyến Eccrine.

Tuyến mồ hôi Apoeccrine được tìm thấy ở nách và vùng da xung quanh hậu môn. Các tuyến này được xem là phát triển ở tuổi dậy thì, tương tự như các tuyến Eccrine và có thể chiếm tới 50% các tuyến mồ hôi ở nách. Tuyến Apoeccrine tiết ra rất nhiều mồ hôi, do đó đóng vai trò rất lớn trong việc hôi nách.  

Một số thông tin cần biết về mồ hôi

Có rất nhiều điều thú vị xung quanh tuyến mồ hôi trên cơ thể người. Ngoài ra, đôi khi một số các triệu chứng ở tuyến mồ hôi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Do đó, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tuyến mồ hôi để nhận biết khi nào mồ hôi là dấu hiệu nguy hiểm.

1. Các yếu tố kích thích tuyến mồ hôi

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi bao gồm:

  • Nhiệt độ: Khi nhiệt độ trung bình của cơ thể tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để làm mát cơ thể.
  • Tâm trạng: Khi căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và đau đớn có thể làm cơ thể tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi do cảm xúc có thể xảy ra ở bất cứ đâu nhưng thường phổ biến ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng nách.
  • Thức ăn: Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi và mồ hôi có mùi. Thức ăn nóng và cay cũng dẫn đến đổ mồ hôi nhẹ ở mặt, da đầu và cổ.

2. Mồ hôi chủ yếu là nước và không có mùi

98% của mồ hôi là nước và mô hôi tinh khiết thì không có mùi. Do đó, mùi cơ thể thường là sự kết hợp giữa mồ hôi Apocrine và vi khuẩn phân hủy mô hôi thành các axit béo (có thể hôi hoặc thơm).

Do đó, bản chất của mồ hôi là không có mùi. Nhưng vi khuẩn sống trong mồ hôi có thể tạo ra mùi hơi gây nên bệnh hôi nách, hôi chân.

3. Một số món ăn có thể làm mồ hôi nặng mùi

Ngoài việc kích thích tiết mồ hôi, thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể khi đổ mồ hôi. Một số thực phẩm như hành, tỏi, bắp cải hoặc súp lơ có thể tương tác với các loại vi khuẩn trên da và gây ra mùi hôi, khó chịu.

Một chế độ ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều lưu huỳnh như cải, bắp cáỉ, bông cải xanh, mầm cải có thể dẫn đến sự thay đổi của mùi cơ thể.

mồ hôi
Thức ăn cay hoặc thức ăn chứa nhiều lưu huỳnh có thể dẫn đến mùi hôi trên cơ thể

4. Một số bệnh lý liên quan đến tuyến mồ hôi

Một số bệnh về tuyến mồ hôi phổ biến bao gồm:

  • Tắc nghẽn tuyến mồ hôi: Là tình trạng các tuyến mồ hôi Apocrine bị viêm, gây ra phát ban, ngứa. Bệnh thường phổ biến ở vùng nách và vùng mu.
  • Hội chứng Frey: Thường xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương. Mồ hôi dư thừa có thể được sản xuất ở phía sau của vùng má (ngay dưới tai) và gây ra tình trạng chảy nước bọt.
  • Say nắng: Khi các tuyến Eccrine bị cạn kiệt và không thể tiết ra mồ hôi làm mát cơ thể, người bệnh có thể bị say nắng. Say nắng có thể dẫn đến tử vong khi nhiệt độ cơ thể cao.
  • Tăng tiết mồ hôi: Là một bệnh lý khi cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi, thường là ở lòng bàn tay, bàn chân, mặt, da đầu, nách. Tiết mồ hôi quá nhiều có thể là do các vấn đề ở hệ thống thần kinh giao cảm, tổn thương hoặc viêm dây thần kinh.
  • Rạn da: Là tình trạng vỡ các tuyến mồ hôi và mồ hôi chuyển sang các mô khác. Mồ hôi tích tụ trong các ống dẫn, gây ra áp lực lớn để phá vỡ ống dẫn tại biểu bì da và gây ra tình trạng rạn da.
  • Bệnh hôi nách: Là sự phát triển quá mức của tuyến mồ hôi Apocrine, dẫn đến sự kết hợp với vi khuẩn và gây ra mùi hôi.

Tuyến mồ hôi có rất nhiều công dụng và đôi khi có thể dẫn đến một số bệnh lý không mong muốn. Vì vậy, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về mồ hôi để có cách chăm sóc cơ thể đúng đắn.

Chia sẻ:
mùi hôi cơ thể Mùi hôi cơ thể phản ánh điều gì và 10 cách khử sạch mùi
Mùi hôi cơ thể là tình trạng khiến nhiều người quan ngại, bởi nó gây ra nhiều khó chịu, cản…
Hơi thở có mùi trứng thối Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Khắc Phục Như Thế Nào?
Hơi thở có mùi trứng thối là một trong những dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn.…
Cả lá và quả chanh đều có tác dụng trong hỗ trợ điều trị hôi miệng 8 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh (Lá + Quả) Dễ Thực Hiện
Chanh là loại quả quen thuộc, không chỉ được dùng để tăng hương vị cho món ăn mà còn là…
Hôi nách không khó để chữa trị. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm, kiên trì. Hôi nách có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì?

Bệnh hôi nách có thể chữa khỏi được dễ dàng nếu người bệnh điều trị sớm. Một số phương pháp…

ăn tỏi gây hôi miệng Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Dễ Dàng Nên Áp Dụng

Uống nhiều nước, dùng giấm táo, ăn trái cây, vệ sinh răng miệng,... là những cách làm hết hôi miệng…

Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Vì Sao? Nha Sĩ Tư Vấn

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thói quen…

Miệng Đắng và Hôi Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Gì Không? Miệng Đắng và Hôi Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Miệng đắng và hôi có thể xảy ra khi bạn dùng các thực phẩm có vị đắng, nặng mùi. Tuy…

Trám răng có bị hôi miệng không? Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]

Trám răng là một thủ thuật nha khoa hiệu quả giúp phục hình và phục hồi chức năng răng sâu.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua