Mùi hôi cơ thể phản ánh điều gì và 10 cách khử sạch mùi
Mùi hôi cơ thể là tình trạng khiến nhiều người quan ngại, bởi nó gây ra nhiều khó chịu, cản trở giao tiếp và sinh hoạt. Vấn đề này không chỉ do tuyến mồ hôi gây ra mà đôi khi còn phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Mùi hôi cơ thể và những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại
Mùi hôi cơ thể có thể phát ra từ bất cứ vị trí nào, điển hình nhất là từ đường thở, miệng, nách hay vùng kín. Nếu bạn thức dậy với hởi thở có mùi hay bị hôi nách sau khi tập thể dục thì hoàn toàn bình thường.
Đây được cho là vấn đề phổ biến và những mùi này thường không đáng quan ngại, có thể được làm sạch bằng cách đánh răng hay vuốt khử mùi.
Tuy nhiên, một số mùi hôi phát ra từ cơ thể có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bất thường về sức khỏe. Lúc này, bạn tuyệt đối không được bỏ qua và cần theo dõi sát sao hơn. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khiến mùi hôi cơ thể phát sinh:
1. Các vấn đề về da
Đây là một trong những tình trạng sức khỏe thường gặp nhất làm phát sinh mùi hôi cơ thể. Có một sự khác biệt hoàn toàn giữa mùi cơ thể bình thường với mùi do các bệnh ngoài da gây ra, đó chính là độ mạnh của mùi.
Tiến sĩ Jennifer Stagg cho biết, một số bệnh nhiễm trùng da có thể sẽ khiến vùng da tổn thương phát ra mùi khó chịu. Đây là kết quả của quá trình phát triển của vi khuẩn gây ra những sản phẩm phụ. Một trong những mùi khó chịu nhất chính là mùi như thịt thối rữa.
Các vấn đề về da có thể là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, nhiễm nấm, viêm nang lông nhiễm trùng, bệnh chốc, bệnh viêm kẽ… Tất cả có thể phát sinh vì nhiều nguyên do khác nhau, khi nhận thấy phát ban hay xuất hiện mẩn ngứa, sưng da, bạn hãy chủ động cho bác sĩ biết.
Tham khảo thêm: Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Khắc Phục Như Thế Nào?
2. Bệnh gan và thận
Một số vấn đề sức khỏe nội bộ cũng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi cơ thể. Trong một số trường hợp, bạn đôi khi đang gặp một tình trạng nghiêm trọng như bệnh gan và bệnh thận. Đối với hai bệnh lý này, mọi người có thể bắt gặp cả mùi cơ thể khó chịu và mùi hôi miệng.
Các dấu hiệu khác của bệnh gan có thể là đau bụng, phân nhạt, nước tiểu sẫm màu hay ngứa da. Còn triệu chứng khác của bệnh thận bao gồm buồn nôn, tiểu bất thường, ngứa dai dẳng…
Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng trên còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, đừng vội đưa ra kết luận, thay vào đó hãy tìm đến bác sĩ.
3. Nhiễm toan Ketoacidosis
Hơi thở vào buổi sáng kèm theo mùi là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu hơi thở của bạn có mùi trái cây hoặc ngọt ngào thì đừng nên bỏ qua triệu chứng này.
Có mùi trái cây trong hơi thở chứng có thể là dấu hiệu của nhiễm toan Ketoacidosis. Đây là một biến chứng của bệnh tiểu đường kiểm soát không tốt. Tình trạng chuyển hóa này có khả năng gây tử vong rất cao.
4. Vấn đề về vùng kín
Nếu mùi hôi cơ thể phát ra từ vùng kín thì bạn hãy nên chú ý nhiều hơn. Tình trạng này phần đa xuất hiện ở đối tượng chị em phụ nữ là chính.
Mùi ở vùng kín phụ nữ là hoàn toàn bình thường và không có gì đánh lo lắng. Tuy nhiên, nếu mùi hôi bất thường được kích hoạt ở mức độ mạnh thì có thể chị em đang mắc một số bệnh phụ khoa.
Thường gặp nhất là hiện tượng nhiễm vi khuẩn âm đạo. Hoạt động của vi khuẩn ở âm đạo có thể dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch và mùi. Nhất là sau khi quan hệ tình dục.
Tham khảo thêm: Cách trị hôi nách bằng gừng và lưu ý giúp tăng hiệu quả
5. Bệnh cường giáp
Những rối loạn ở tuyến giáp cũng thường phát sinh các triệu chứng lạ. Đặc biệt tình trạng cường giáp được cho là có liên quan đến sự tăng mùi hôi cơ thể.
Bởi khi bị cường giáp, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều quá mức khiến cho độ ẩm da tăng mạnh. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn trên da hoạt động mạnh và tăng khả năng gây mùi cơ thể.
6. Nhiễm trùng xoang
Mùi hôi cơ thể do nhiễm trùng xoang thường xuất hiện ở hơi thở. Hiện trạng này có thể gây ra tình trạng hôi miệng mãn tính. Khi các xoang bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện dịch mủ.
Nếu lượng mủ không được đưa ra ngoài theo đường mũi thì sẽ chảy xuống cổ họng. Dịch mủ có thể khiến cho vòm họng sưng viêm, kèm theo đó là triệu chứng rát họng và hơi thở có mùi.
Trường hợp mùi của hơi thở tồi tệ hơn, nhất là sau khi cảm lạnh, có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang kéo dài.
7. Các vấn đề về hệ tiêu hóa
Thông thường tình trạng hôi miệng sẽ có thể làm sạch khi chú ý đến vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên nếu mùi hôi không thể biến mất, điều đó có nghĩa là nó thực sự phát ra từ đường tiêu hóa.
Hôi miệng chủ yếu bắt nguồn từ quá dư thừa hoặc thiếu acid dạ dày. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa thực ăn bị ngưng trệ. Lúc này lượng thức ăn không tiêu hóa kịp sẽ tồn đọng ở dạ dày và phát sinh triệu chứng. Trong đó ợ hơi, ợ nóng là những dấu hiệu thường gặp nhất kèm theo hơi thở có mùi.
Mùi hôi cơ thể thường liên quan trực tiếp đến một số bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng.
8. Căng thẳng kéo dài
Bất cứ ai cũng có thể bị đổ mồ hôi khi bị căng thẳng. Tuy nhiên, hiện tượng mồ hôi quá nhiều sẽ đặc biệt phổ biến ở những người mắc chứng rối loạn lo âu.
Loại mồ hôi này còn được gọi là “mồ hôi căng thẳng”. Nó được thoát ra từ các tuyến hoàn toàn khác với mồ hôi thông thường. Chính vì thế thường gây ra mùi mạnh hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm: Viêm amidan gây hôi miệng và cách xử lý triệt để đơn giản
10 cách đơn giản giúp khử sạch mùi hôi cơ thể nhanh chóng
Tình trạng mùi hôi cơ thể nếu bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý thì chỉ có thể biến mất hoàn toàn khi điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, một số liệu pháp từ tự nhiên vẫn có thể giúp khử sạch mùi trong một số trường hợp. Và với các trường hợp khác nó vẫn có thể là cách tốt để giảm bớt mùi cơ thể khó chịu.
Sau đây là 10 cách đơn giản giúp hỗ trợ khử sạch mùi hôi cơ thể:
1. Chanh làm giảm mùi hôi cơ thể
Nguyên liệu này được sử dụng rất phổ biến trong việc điều trị mùi hôi cơ thể do tăng tiết mồ hôi. Đồng thời hàm lượng acid citric trong chanh có thể giúp ức chế và kìm hãm hoạt động của vi nấm hay vi khuẩn trên da.
Đặc biệt, chanh có tác dụng rất tốt khi mùi hôi cơ thể phát ra từ những vùng da có nếp gấp. Điển hình nhất là vùng nách, bẹn hay kẽ ngón tay, ngón chân.
Thực hiện:
- Tắm, vệ sinh cơ thể với nước sạch
- Dùng 1 quả chanh cắt làm đôi và chà nhẹ lên da
- Chú ý hơn ở những vùng da có nếp gấp
- Để nguyên trong vòng 10 phút rồi tắm lại với nước và dùng khăn mềm lau khô
Tránh dùng cách này khi da đang gặp tổn thương hở hay có phản ứng viêm kích hoạt. Bởi acid trong chanh có thể khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Sử dụng bạc hà
Nếu mùi hôi cơ thể phát ra từ miệng và hơi thở thì sử dụng bạc hà để khử mùi là liệu pháp hoàn hảo. Bạc hà có hàm lượng tinh dầu methol rất cao nên có khả năng khử mùi tốt. Đồng thời những vi chất có trong loại nguyên liệu này còn giúp diệt khuẩn, kháng viêm rất mạnh mẽ.
Bạn có thể chỉ dùng bạc hà hoặc kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để nâng cao tính công hiệu. Tuy nhiên, chỉ dùng bạc hà là cách đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất.
Thực hiện:
- Cần chuẩn bị một ít lá bạc hà đem rửa sạch với nước muối
- Dùng nhai trực tiếp nhưng không nuốt ngay mà đảo đều trong miệng trong khoảng 5 phút
- Sau đó có thể nuốt xuống để khử mùi tận sâu trong vòm họng
3. Hạt cỏ cà ri
Các thành phần trong hạt cỏ cà ri hoạt động giống như một chất chống oxy hóa. Nó sẽ có tác dụng tốt trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng để tránh mùi hôi lan rộng.
Thực hiện:
- Dùng 1 muỗng hạt cỏ cà ri pha loãng với nước sôi
- Để trong khoảng 6 – 7 giờ rồi uống như nước trà hằng ngày
Tham khảo thêm: Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Lâu Dài
4. Dùng rau mùi tây
Đây là bài thuốc dân gian phổ biến được sử dụng nhằm loại bỏ mùi hôi cơ thể. Hàm lượng diệp lục cao cùng hương thơm tươi mát trong mùi tây có thể giúp khử mùi nhanh chóng. Rau mùi tây vừa có tác dụng làm sạch cơ thể, vừa giúp chống lại hoạt động của vi khuẩn cũng như mang lại hương thơm dễ chịu.
Thực hiện: Có thể khéo léo kết hợp mùi tây trong món salad hay các món ăn nóng thường ngày.
5. Loại bỏ mùi hôi cơ thể với xô thơm
Đây cũng là cách rất đơn giản có thể giúp bạn hạn chế được mùi hôi cơ thể do nhiều vấn đề sức khỏe gây ra. Cây xô thơm có chứa hàng loạt flavonoid tự nhiên như luteolin, apigenin, diosmetin…
Xô thơm được đánh giá là có một số đặc tính chữa bệnh như tiêu độc, lợi tiểu, chống viêm, kháng khuẩn… Tất cả là nhờ nó có chứa nhiều phytoncides, vitamin và các hợp chất khác.
Cả lá và hoa của cây xô thơm đều có thể sử dụng để sắc uống hay thêm vào nước tắm để chống mùi mồ hôi. Tuy nhiên, việc sắc uống thường được ứng dụng rộng rãi hơn.
Thực hiện:
- Cần 1 nắm lá hoặc hoa xô thơm
- Đem rửa sạch rồi sắc chung với 1 lít nước đến khi nước rút còn phân nửa
- Chia ra làm 3 lần uống/ngày
Khi dùng xô thơm để sắc thuốc uống bạn nên chú ý. Bởi nồng độ cao các hoạt chất sinh học chứa trong nó có thể làm phát sinh tác dụng phụ.
6. Trà xanh giúp giảm mùi hôi cơ thể
Trà xanh chứa hàm lượng lớn tannin và các acid hữu cơ tương tự như cây xô thơm. Nhờ đó mà có tác dụng làm chậm quá trình tiết mồ hôi, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể nấu nước trà xanh mỗi ngày để có thể nhận được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, đối với trường hợp phụ nữ bị mùi hôi cơ thể thoát ra từ vùng kín thì đây cũng là một giải pháp hữu hiệu. Trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, nhờ đó mà có thể hỗ trợ kìm hãm cũng như tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh ở vùng kín.
Thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh
- Đem rửa sạch với nước muối rồi đun sôi với 1 lít nước
- Dùng nước này để vệ sinh vùng kín mỗi ngày
Tham khảo thêm: Bệnh viêm xoang gây hôi miệng và cách khắc phục
7. Sử dụng hương thảo
Hương thảo cũng là một nguyên liệu có thể giúp bạn cải thiện mùi hôi cơ thể. Hàm lượng tinh dầu bạc hà dồi dào trong nó có tác dụng khử mùi rất tốt.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lớn hương thảo tươi
- Đem rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước sôi trong 10 phút
- Dùng nước này pha loãng ra để tắm
8. Quế giúp khử mùi hôi cơ thể
Ngoài bạc hà thì quế cũng là một thảo dược được dùng phổ biến trong khắc phục mùi hôi cơ thể phát ra từ miệng và đường thở. Tinh dầu quế chứa hàm lượng chất kháng khuẩn tự nhiên cao. Ngoài việc khử mùi còn giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn hây hại.
Thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 thìa cà phê bột quế, 2 thìa cà phê mật ong cùng 200ml nước ấm.
- Hòa chung các nguyên liệu trên lại với nhau, quấy đều
- Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày sau khi đánh răng
- Ngoài khử mùi nó còn đáp ứng với các triệu chứng viêm lợi hay sâu răng
9. Sử dụng phèn chua
Đây là cách đặc biệt phù hợp với tình trạng mùi hôi cơ thể phát ra ở nách. Sử dụng phèn chua có thể giúp khử sạch mùi vùng da dưới cánh tay. Đồng thời có thể giúp sát trùng, giảm cảm giác ngứa ngáy và ức chế lượng mồ hôi mà cơ thể bài tiết ra.
Thực hiện:
- Sử dụng khoảng 50g phèn chua để tán thành bột mịn
- Dùng một miếng vải mỏng bọc lại để xát nhẹ vào nách mỗi ngày
- Ngoài ra có thể kẹp túi vải có chứa phèn chua vào nách rồi để qua đêm
Tham khảo thêm: 7 thuốc trị hôi chân hiệu quả năm 2023 [có giá, cách dùng]
10. Các cách khác
Ngoài việc sử dụng các dược liệu tự nhiên, để khử sạch mùi cơ thể, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế ăn hành, tỏi, ớt…
- Tắm thường xuyên và chú ý dùng khăn lau thật khô người
- Giảm stress bằng cách nghỉ ngơi hay luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- “Dọn cỏ” vùng da dưới cánh tay
Mùi hôi cơ thể thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong các trường hợp nó đi kèm với những biểu hiện toàn thân khác thì bạn nên sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra và tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp và đúng đắn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị hôi nách bằng chanh giúp sạch mùi trong tích tắc
- Cách trị hôi nách bằng phèn chua – Hướng dẫn A-Z
Bình luận (4)
Cơ thể e có mùi hôi hăng khó chịu là vì sao ạ. Người ta ở xã vẫn nghe mùi bảo bị hôi nách. Nhưng thực ra k phải hôi nách
. Mà cũng k biết mùi là do đâu người ta k muốn ở gần e luôn bác sĩ cho e lời khuyên ạ
Bác sĩ cho em hỏi.sao cơ thể em lúc nào cũng có mùi hôi.mặc dù em vệ sinh cơ thể sạch sẽ.nách em co mùi hôi em đã sữ dụng nhiêu loại lan nách.và có đi hút tuyến mồ hôi nách mà vẫn ko đỡ ạ.
Cám ơn nhà thuốc, chia sẻ rất hữu ích.
chia sẻ rất hữu ích