Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Chữa Trị, Ngăn Ngừa

Nước bọt có mùi hôi là tình trạng thường xuyên gặp phải mặc dù đã chải răng, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Tình trạng này thường có liên quan đến một số thói quen ăn uống không phù hợp hoặc do viêm tuyến nước bọt. Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi, cải thiện hơi thở thơm tho? 

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi

Nước bọt hay còn được gọi là nước miếng là thứ rất quen thuộc với bất kỳ ai. Tuy nhiên ít ai hiểu rõ về nhiệm vụ cũng như cơ chế hoạt động của nó. Dưới đây là một số thông tin cơ bản bạn cần biết. 

Nước bọt có mùi hôi
Nước bọt có mùi hôi thường xảy ra do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Tuyến nước bọt là gì?

Nước bọt thực chất chứa 98% nước, nó chỉ là một loại chất lỏng được pha trộn từ chất dịch và dịch nhầy. Trong nước bọt chứa 2 loại enzyme chính với khả năng tiêu hóa thức ăn và diệt khuẩn. Trong cơ thể người, nước bọt đảm nhiệm vai trò như một cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp tiêu diệt các hại khuẩn và làm sạch khoang miệng. Trung bình ở một người trưởng thành sẽ tiết ra khoảng 150 – 1300ml nước bọt. 

Các tuyến nước bọt nằm rải rác trong khoang miệng và trải đều xung quanh khắp các niêm mạc miệng. Tuyến nước bọt được cấu tạo từ 2 thành phần chính là ống tuyến nước bọt và nang tuyến nước bọt. Theo cấu trúc giải phẫu, trong cơ thể con người có 3 loại tuyến nước bọt chính gồm tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới hàm. 

Một số chức năng chính của tuyến nước bọt gồm:

  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa thức ăn nhờ enzyme đặc hiệu, thủy phân tinh bột tạo ra vị ngọt dễ ăn, kích thích vị giác. 
  • Làm ướt thức ăn giúp chúng ta dễ nhai, nuốt và trung hòa mùi vị của thức ăn giúp tạo cảm giác ngon miệng. 
  • Nước bọt được xem là một chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt, ngăn chặn và cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. 
  • Ở người bình thường, nước bọt không có mùi và được tuyến nước bọt tiết ra liên tục để làm sạch và sát trùng khoang miệng. Nhờ đó giúp bạn có hơi thở thơm mát tự nhiên, tự tin trong giao tiếp. 
  • Ngoài ra, nước bọt cũng có khả năng cầm máu nhẹ tại một số vết thương xuất huyết trong miệng. 

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi

Nhiều người thường không nhận biết được nước bọt của mình có mùi hôi cho đến khi họ tự cảm nhận được mùi hôi trong hơi thở hoặc do người đối diện phản ánh lại khi đang trò chuyện. Tuy nhiên, trường hợp nghi ngờ nước bọt có mùi hôi hãy thử kiểm tra bằng một số cách sau:

Nước bọt có mùi hôi
Một cách đơn giản kiểm tra mùi nước bọt tại nhà là dùng tăm bông thấm nước bọt và ngửi trực tiếp
  • Cách 1: Tập trung một lượng nước bọt về phía đầu lưỡi, dùng tăm bông thấm nước bọt. Quan sát màu sắc và ngửi mùi trên tăm bông để nhận định nước bọt có ám mùi hôi hay không. 
  • Cách 2: Đưa một ít nước bọt lên bề mặt lưỡi, sau đó liếm trực tiếp lên mặt trong của cổ bàn tay. Đợi một lúc cho nước bọt khô lại, đưa lên mũi ngửi thử sẽ biết được có mùi hôi hay không. 
  • Cách 3: Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng để xiên vào trong các kẽ răng, sau đó lấy ra ngửi mùi để biết có hôi hay không. 
  • Cách 4: Để nhận biết mùi hôi của nước bọt cũng như tìm ra chính xác nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở nha khoa để được tra mùi hơi thở, mùi nước bọt bằng các thiết bị chuyên dụng. 

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi 

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến mùi nước bọt và một trong số đó có thể khiến nước bọt có mùi hôi. Trong đó chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là: 

Nguyên nhân sinh lý

Bao gồm những yếu tố khách quan như thói quen vệ sinh răng miệng, đưa vào miệng các loại thực phẩm có mùi… 

Vệ sinh răng miệng kém

Nước miếng có mùi hôi thối thường xuất phát từ những vị trí mà mảng bám thức ăn còn sót lại chưa được loại bỏ triệt để. Lúc này, các vi khuẩn có hại tồn tại sẵn trong khoang miệng sẽ tiến hành lên men và phân hủy thức ăn. Kết hợp với nước bọt sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân này đa phần xuất hiện ở trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ vệ sinh răng miệng và một vài trường hợp ở người trưởng thành có thói quen vệ sinh răng miệng kém. 

Ăn thực phẩm nặng mùi

Mỗi loại thực phẩm đều có mùi vị riêng và sau khi sử dụng đều để lại mùi vị lẫn trong nước bọt. Đặc biệt nếu bạn dùng những loại thực phẩm có mùi đậm như các loại gia vị, nước sốt, mắm tôm, hành, tỏi, sầu riêng, thức ăn nhiều chất béo, đồ đóng hộp… thì cả nước bọt và hơi thở của bạn sẽ lưu giữ lại mùi này trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, mùi hôi sẽ nhanh chóng biến mất. 

Nước bọt có mùi hôi
Ăn các loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, mắm… là nguyên nhân hàng đầu khiến nước bọt có mùi hôi

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây trị các bệnh cơ xương khớp, huyết áp, tiểu đường, xạ trị ung thư, thuốc trầm cảm… có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến nước bọt. Vị đắng của thuốc kết hợp với độc tố tích tụ trong cơ thể và các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn trên bề mặt lưỡi có thể khiến nước bọt của bạn có mùi hôi. 

Do quá trình lão hóa tự nhiên

Những người bước vào độ tuổi lão hóa luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro và vấn đề về sức khỏe. Và một trong số đó là sự suy giảm chức năng hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng, khoang miệng không được làm sạch và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. 

Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê hay sử dụng thuốc Tây… cũng có thể làm giảm tiết nước bọt, dễ khiến nước bọt, hơi thở và toàn bộ khoang miệng có mùi hôi khó chịu. 

Do vi khuẩn vào ban đêm

Giấc ngủ ban đêm thường kéo dài từ 7 – 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian này, mọi cơ quan trong cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, kể cả tuyến nước bọt. Chính vì vậy, khi không được vệ sinh trong thời gian dài vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh, tích tụ trong khoang miệng và khiến nước bọt có mùi hôi. 

Nước bọt có mùi hôi
Nước bọt có mùi hôi sau giấc ngủ ban đêm là điều hoàn toàn bình thường và biến mất ngay sau khi bạn vệ sinh răng miệng

Việc nước bọt có mùi hay hôi miệng sau khi ngủ dậy là điều hoàn toàn bình thường. Sau khi đánh răng, súc miệng kỹ lưỡng thì mùi hôi sẽ biến mất, trả lại mùi thơm tho tự nhiên cho khoang miệng của bạn. 

Phục hình khuôn hàm bằng răng giả hoặc răng tháo lắp

Sử dụng răng giả hoặc răng hàm tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình khiếm khuyết răng được nhiều người áp dụng. Không chỉ lấy lại tính thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai. Và cũng như răng thật, việc ăn uống hàng ngày khiến răng dễ dính các mảng bám và khiến cho nước bọt có mùi hôi.

Vì vậy, những người sử dụng răng giả phải thường xuyên vệ sinh răng bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Trường hợp dùng răng tháo lắp có kích thước không khớp với hàm cần phải đến nha khoa để điều chỉnh lại. Cách này không chỉ ngăn ngừa mùi hôi nước bọt, hôi miệng mà còn phòng ngừa các tổn thương niêm mạc nướu cũng như các bệnh lý nha khoa khác gây ra hôi miệng. 

Nguyên nhân bệnh lý

Nước bọt có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh lý sau đây:

Viêm tuyến nước bọt

Bệnh lý thường gặp nhất đối với tuyến nước bọt chính là viêm tuyến nước bọt khiến nước bọt có mùi hôi khó chịu. Bệnh thường xảy ra do sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc một vài bệnh lý khác. Một số dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này là :

  • Sưng đau tại tuyến nước bọt, thậm chí cơn đau còn lan rộng sang nhiều vị trí lân cận khác;
  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện; 
  • Ít tiết nước bọt gây khô miệng, hôi miệng;
  • Một vài trường hợp còn bị sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… 

Bệnh lý về răng miệng

Hầu hết tất cả các bệnh lý về răng miệng đều khiến cho nước bọt có mùi hôi dù ít hay nhiều. Một vài bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, viêm tủy, sưng lợi có mủ, vôi răng nhiều… Vi khuẩn ngày càng sinh sôi phát triển hòa cùng với nước bọt khiến khoang miệng luôn trong tình trạng có mùi hôi, kéo theo hơi thở có mùi khó chịu. 

Nước bọt có mùi hôi
Nước bọt có mùi hôi là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy…

Bệnh lý về dạ dày

Các bệnh lý dạ dày nói riêng và bệnh hệ tiêu hóa nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến mùi nước bọt. Trong đó, phổ biến nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản, đặc trưng với tình trạng dịch axit dạ dày cùng với thức ăn thừa không tiêu hóa hết trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc bị sưng đỏ, tổn thương. 

Tình trạng bệnh lý này gây ra ợ hơi, ợ nóng… tạo cảm giác khó chịu, khiến người bệnh khó nuốt nước bọt dẫn đến việc ứ đọng nước bọt trong khoang miệng. Cộng với sự tăng sinh ngày càng nhiều của vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, các bệnh đường tiêu hóa khác khiến nước bọt có mùi hôi như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… 

Một số bệnh lý khác

Tương tự các bệnh về tiêu hóa, các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm phế quản, ung thư phổi, viêm họng hạt, nhiễm trùng phổi mạn tính… hoặc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh về thận… cũng có thể khiến nước bọt có mùi hôi khó chịu.

Cách xử lý và điều trị mùi hôi nước bọt hiệu quả nhất

Để xử lý dứt điểm mùi hôi của nước bọt và cải thiện chức năng tuyến nước bọt, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

1. Xử lý mùi hôi miệng tại nhà

Khi phát hiện mùi hôi nước bọt kèm theo lưỡi trắng thì tốt nhất bạn cần thực hiện các bước sau:

Nước bọt có mùi hôi
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kỹ lưỡng thông qua nhiều bước gồm chải răng, dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi, súc miệng nước muối
  • Đánh răng 2 lần/ ngày, lưu ý chải răng thật kỹ lưỡng, chải sạch từng mọi bề mặt của răng để loại bỏ mảng bám. Kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, cạo lưỡi để loại bỏ các mảng trắng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch có chứa thành phần chlordexidine/ cetylpyridinium chloride. Cách này sẽ giúp làm sạch hoàn toàn khoang miệng, cải thiện mùi hôi miệng khó chịu. 
  • Trường hợp sau khi đánh răng thấy nước bọt vẫn còn mùi hôi, hãy đổi sang sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa hàm lượng flour. Vì nghiên cứu, flour có khả năng đánh bay các mảng bám cứng đầu và cải thiện mùi hôi khó chịu. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hôi miệng như tỏi, hành, mắm, thực phẩm nhiều gia vị… Ngoài ra, từ bỏ thói quen sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Thay đó đó nên tăng cường các loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ và vitamin C để cải thiện khả năng làm sạch răng cũng như tăng cường sức đề kháng. 
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ ngày kể cả khi không khát để tránh tình trạng khô miệng khiến nước miếng có mùi hôi. 
  • Sử dụng kẹo cao su không đường, xịt thơm miệng, các loại tinh dầu hoặc các loại dược liệu thảo dược tự nhiên như trà xanh, quế, hoa cúc, bạc hà… để xử lý tạm thời mùi hôi nước bọt, hôi miệng khó chịu. 

2. Thăm khám điều trị nha khoa

Những trường hợp sau khi xác định tình trạng nước bọt có mùi hôi do xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như nhiều cao răng, sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… sẽ được chỉ định can thiệp nha khoa để kiểm soát bệnh và dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi. Chẳng hạn như:

Nước bọt có mùi hôi
Can thiệp điều trị nha khoa là điều cần thiết nếu nước bọt có mùi hôi do các bệnh lý về răng miệng
  • Điều trị sâu răng: Bằng cách xử lý các lỗ hổng tại các vị trí răng sâu, loại bỏ các ổ viêm nhiễm. Sau đó tiến hành hàn trám để phục hồi hình dáng ban đầu, lấy lại màu răng tự nhiên và phục hồi chức năng ăn nhai. 
  • Điều trị viêm nướu: Bệnh lý thường có các triệu chứng như sưng viêm nướu gây đau nhức, khó chịu, dễ chảy máu khi đánh răng, nước bọt, hơi thở có mùi hôi… Để khắc phục, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các kẽ răng và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó là cạo vôi răng hoặc kê toa điều trị bằng thuốc. 
  • Viêm tủy: Người bệnh sẽ được chẩn đoán viêm tủy thông qua xét nghiệm chụp X quang. Khi có kết quả chẩn đoán sẽ tiến hành điều trị thông qua 4 bước cơ bản sau: gây tê – đặt đế cao su – mở buồng tủy, làm sạch ổ viêm và tạo hình ống tủy – trám bít ống tủy. Sau khi hoàn thành sẽ được trám hoặc bọc mão sứ tùy theo mức độ hư hại của thân răng. 
  • Cạo vôi và đánh bóng răng: Vôi răng chính là những chất cặn bã, mảng bám thức ăn còn sót lại bám chặt trên xung quanh nướu răng. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bệnh nhân nên định kỳ đi lấy cao răng và đánh bóng răng sạch sẽ. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng nước bọt có mùi hôi và cách khắc phục tốt nhất. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp xử lý mùi hôi nước bọt tại nhà không hiệu quả, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và được can thiệp điều trị nha khoa theo hướng phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không 6 Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không Chính Xác Nhất

Các cách kiểm tra có bị hôi miệng không được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng hôi miệng ảnh…

Hôi miệng vì dạ dày: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hôi miệng dạ dày là tình trạng khiến một người bị hôi miệng kéo dài, mặc dù đã áp dụng…

chữa hôi miệng bằng dầu dừa Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa với 5 Cách Dùng Hay Nhất

Chữa hôi miệng bằng dầu dừa là mẹo đơn giản không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn…

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – Phải trị từ gốc

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng xảy ra khi lượng acid trong cơ quan tiêu hóa bị tăng tiết…

Hơi thở có mùi trứng thối Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Khắc Phục Như Thế Nào?

Hơi thở có mùi trứng thối là một trong những dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua