Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy: Cách Chữa Trị và Xử Lý Nhanh

Chắc hẳn có không ít người gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi liệu đây là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý nào đó hay không? Cách chữa trị ra sao? Cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây. 

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Hôi miệng sau khi ngủ dậy rất thường xảy ra do thói quen vệ sinh kém nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý

Nguyên nhân gây ra hôi miệng sau khi ngủ dậy

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là một trong những dạng hôi miệng thường gặp, xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đây là dạng bệnh lý có liên quan đến một số loại vi khuẩn kỵ khí sinh sôi phát triển bên dưới bề mặt lưỡi. 

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc khoang miệng có mùi hôi khó chịu là điều hết sức bình thường, có người hôi nặng, có người hôi nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng đầu về nha khoa, tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy thường xảy ra do các nguyên nhân chính sau:

Do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

Lười đánh răng, súc miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến khoang miệng của bạn có mùi hôi khó chịu vào sáng hôm sau, nhất là ở những người có thói quen ăn khuya, ăn nhiều thức ăn vặt. Hoặc những trường hợp dù đã đánh răng trước khi đi ngủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy thì thường là do đánh răng không sạch. Trong lúc ngủ, vụn thức ăn có chứa protein bị phân hủy bởi vi khuẩn, tạo thành các axit dễ bay hơi và phát sinh mùi hôi miệng. 

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Đánh răng sai cách, không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy

Thông thường, các vụn thức ăn li ti dính trong kẽ răng rất cứng đầu, khó được loại bỏ nếu chỉ chải răng thông thường. Thay vào đó, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, kết hợp vệ sinh lưỡi sạch sẽ và sau cùng là súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng mới có thể làm sạch hoàn toàn khoang miệng, hạn chế nguy cơ bị hôi miệng vào buổi sáng hôm sau. 

Ăn thực phẩm có mùi trước khi đi ngủ

Việc sử dụng một số loại thực phẩm có chứa nồng độ lưu huỳnh cao như hành, tỏi, cần tây hay thực phẩm giàu tinh bột, chất béo, đồ ăn hay thức uống nhiều đường… là nguyên nhân phổ biến khiến khoang miệng trở thành môi trường thuận lợi để phát sinh mùi hôi miệng. 

Khô miệng do nước bọt tiết ra ít khi ngủ

Khô miệng là tình trạng thường xảy ra khi chúng ta uống ít nước, ngồi lâu trong phòng điều hòa, mất nước do ốm, sử dụng nhiều cà phê, thuốc lá hay tác dụng phụ của thuốc Tây. Tình trạng này kéo theo tuyến nước bọt kém hoạt động, không tiết ra đủ lượng enzyme cần thiết để mang đi các mảng bám thức ăn, làm sạch khoang miệng. 

Bên cạnh đó, khi chìm sâu vào giấc ngủ cũng khiến cho lượng nước bọt tiết ra thấp hơn so với khi đang thức. Nước bọt quá ít khiến khoang miệng không được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, giảm khả năng nuôi dưỡng tế bào. Tình trạng tăng sinh vi khuẩn kỵ khí kết hợp tế bào chết đi tạo thành mùi hôi miệng khó chịu sau khi ngủ dậy. 

Ngủ há miệng, ngủ ngáy

Bình thường khi đang ngủ, khoang miệng vốn đã ít tiết nước bọt, thì khi bạn ngủ há miệng, thở bằng miệng, ngủ ngáy lại càng khiến miệng khô hơn nữa. Thói quen ngủ này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi phát triển và gây hôi miệng sau khi thức dậy. 

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Thói quen ngủ hả miệng, ngủ ngáy dễ gây khô miệng, tuyến nước bọt hoạt động kém làm tăng vi khuẩn kỵ khí gây mùi hôi khó chịu

Bị hôi miệng sau khi ngủ dậy có phải dấu hiệu bệnh lý?

Tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy xảy ra vào mỗi buổi sáng khiến nhiều người nghĩ rằng đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân vừa kể trên thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. 

Bệnh về răng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng… và nhiều bệnh lý răng miệng khác đều sẽ gây ra hôi miệng, nhất là sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do sự phát triển của các ổ viêm nhiễm răng, chân răng, tủy răng… thường đi kèm với một chất có hại còn được gọi vi khuẩn kỵ khí. Đây chính là “kẻ đầu sỏ” gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy. 

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng gây ra hôi miệng sau khi ngủ dậy

Bệnh đường tiêu hóa

Các chuyên gia nha khoa cho biết, khoang miệng và dạ dày là 2 cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi ăn bữa tối hoặc bữa khuya, thức ăn không được tiêu hóa hết khiến thức ăn tồn lại trong dạ dày và bị biến chất, bốc mùi hôi. Và do 2 cơ quan này thông nhau nên mùi hôi sẽ được truyền ngược lên khoang miệng. 

Do đó, nếu chẳng may bạn đang mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là trào ngược dạ dày… sẽ gây ra tình trạng hôi miệng nồng nặc, nhất là vào mỗi buổi sáng sớm vừa tỉnh giấc.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy nếu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong ruột và dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy. Bởi loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra một hoạt chất có mang theo mùi hôi. 

Cách chữa hôi miệng sau khi ngủ dậy hiệu quả dứt điểm

Để khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy, trước tiên bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra là gì bằng cách thăm khám tại bệnh viện. Tùy theo nguyên nhân ở từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng: 

1. Áp dụng các biện pháp xử lý mùi hôi miệng tại nhà

Tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể được khắc phục cũng như phòng ngừa tái phát nhờ những cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng trước khi đi ngủ là điều bắt buộc mà bạn cần nghiêm túc thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đồng thời, khi đánh răng cần chải đúng kỹ thuật:

  • Đánh theo chiều dọc của răng để dễ dàng loại bỏ nhiều mảng bám thức ăn thừa hơn. Đồng thời cách này cũng giúp hạn chế tình trạng răng bị xê dịch. 
  • Đánh răng từ 3 – 5 phút để làm sạch tối đa các mảng bám, tránh đánh qua loa, sơ sài. 
  • Bàn chải đánh răng nên chọn loại lông mềm, nhỏ gọn để tránh làm tổn thương nướu, răng. 
  • Sau khi đánh răng nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch. 

Tránh sử dụng thực phẩm có mùi trước khi đi ngủ

Để giảm bớt mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy, hãy tránh sử dụng những món ăn nhiều gia vị hành, tỏi, cần tây, thực phẩm giàu protein hay các loại thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản khó chuyển hóa… Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm sau:

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Ăn nhiều sữa chua giúp tăng số lượng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn gây hôi miệng
  • Các loại thảo mộc tự nhiên như bạc hà, rau mùi, hương thảo, ngải giấm… 
  • Sữa chua giúp giảm mức độ gây mùi hôi và hỗ trợ làm giảm mảng bám và các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. 
  • Gừng giúp đánh bay mùi hôi miệng khó chịu nhanh chóng. 
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, đu đủ, ớt chuông… giúp hạn chế mùi hôi trong khoang miệng.
  • Táo giúp tăng cường ma sát với răng, giảm thiểu mảng bám và kích thích hoạt động tuyến nước bọt làm sạch khoang miệng, giảm hôi miệng sau khi ngủ dậy.

Khắc phục các thói quen ngủ xấu

Chỉ cần từ bỏ các thói quen ngủ xấu như ngủ ngáy, ngủ há miệng, thở bằng miệng khi ngủ… mùi hôi miệng vào mỗi buổi sáng thức dậy cũng sẽ biến mất. Để khắc phục những thói quen này, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, sử dụng các biện pháp hỗ trợ như dùng máy chống ngủ ngáy, miếng dán tránh hả miệng khi ngủ hoặc kê gối cao… 

Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết, thanh lọc độc tố. Đặc biệt, chỉ cần bổ sung đủ nước sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả, giảm khô miệng, từ đó cải thiện mùi hôi miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước trong ngày hoặc nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng, hoạt động nhiều, quá sức. 

Sử dụng xịt khử mùi khoang miệng

Sau khi ngủ dậy mùi hôi miệng khá nồng nặc và gần như không thể biến mất hoàn toàn dù bạn đã đánh răng, súc miệng kỹ lưỡng. Mùi hôi miệng lưu lại thoang thoảng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống hàng ngày, nhất là trong giao tiếp. Lúc này bạn cần thực hiện ngay một cách “chữa cháy” hiệu quả đó là dùng xịt khử mùi. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng xịt khử mùi khoang miệng với những công dụng và giá thành khác nhau. Tốt nhất bạn nên tìm mua sản phẩm này ở những cửa hàng hay hiệu thuốc uy tín để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng. Lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn xua tan mùi hôi miệng khó chịu. Nếu muốn điều trị dứt điểm tình trạng này cần có những biện pháp chuyên sâu hơn theo sự chỉ định của bác sĩ.

Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên khử mùi hôi miệng

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo mộc với công dụng cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả, chỉ cần kiên trì áp dụng bạn sẽ nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát. Chẳng hạn như:

Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Thì là, chanh… là những nguyên liệu tự nhiên giúp giảm mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy hiệu quả
  • Nhai thì là: Rau thì là có mùi thơm đặc trưng dễ chịu và khả năng diệt khuẩn khá tốt. Bạn chỉ cần dùng vài nhánh thì là tươi, đã rửa sạch và nhai kỹ rồi nhổ bỏ. Đồng thời, đun trà hạt thì là sử dụng hàng ngày cũng là một cách hay giúp giảm mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy. 
  • Chanh: Súc miệng bằng nước chanh mỗi ngày giúp khử mùi hôi miệng rất tốt. Vì trong chanh có chứa hàm lượng cao acid nitric có đặc tính kháng khuẩn. 
  • Bột quế: Trong quế có chứa thành phần Aldehyd Cinnamic giúp loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu và thư giãn đầu óc. Trộn hỗn hợp tinh bột quế và mật ong rồi dùng để đánh răng hàng ngày. Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ dứt điểm ngay tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy. 
  • Trà đen, trà xanh: Đây là 2 loại trà có mùi thơm được nhiều người ưa thích. Đặc biệt, nhờ thành phần chất chống oxy hóa polyphenol có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác. Bạn có thể chế biến thành trà để uống hoặc đun sôi lấy nước súc miệng nhiều lần trong ngày. 

2. Dùng thuốc trị hôi miệng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị hôi miệng khác nhau. Tuy nhiên, công dụng thực chất của hầu hết các loại thuốc này chủ yếu giúp xua tan mùi hôi khó chịu trong miệng,  tạo mùi tự nhiên lâu dài và không ảnh hưởng đến vị giác. Điển hình như một số loại sau:

Nhóm thuốc đặc trị hôi miệng lâu năm

  • Thuốc Chlorhexidine: Đây là loại thuốc kê toa thường dùng trong phác đồ điều trị hôi miệng mãn tính. Công dụng chính là khử trùng, sát khuẩn và khử mùi hôi miệng khá hiệu quả. Đồng thời, giúp phòng ngừa sâu răng, cải thiện sức khỏe răng miệng và được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bị viêm nướu, viêm răng, nấm miệng, áp xe răng… Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng dễ sử dụng như viên ngậm, dung dịch súc miệng hoặc khí dung… 
  • Thuốc Cetylpyridinium chloride (CPC): Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị hôi miệng lâu năm. Với khả năng xử lý mùi hôi miệng nặng, lâu năm và loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc Chloride dioxie: Thuốc có tác dụng chống oxy hóa, khử trùng và tiêu diệt các chủng vi khuẩn, virus, nấm gây ra các bệnh về răng miệng. Từ đó xử lý mùi hôi miệng sau khi ngủ dậy một cách triệt để. 
  • Thuốc Rantinide: Đây là loại thuốc biệt dược thường được kê toa cho các trường hợp bị hôi miệng do bệnh lý chứng trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc giúp giảm cơn ợ hơi, đau dạ dày, cải thiện tiêu hóa và khắc phục tình trạng hôi miệng từ từ. 
Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Chlorhexidine là thuốc đặc trị hôi miệng lâu năm hiệu quả dưới dạng dung dịch súc miệng, viên ngậm hoặc khí dung

Nhóm thuốc hỗ trợ giảm mùi hôi miệng

Ngoài các loại thuốc đặc trị hôi miệng vừa kể trên, người bệnh cũng có thể chọn sử dụng các loại thuốc dạng thực phẩm chức năng hoặc dung dịch súc miệng để cải thiện tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy hiệu quả. Một vài gợi ý hoàn hảo để bạn chọn lựa:

  • Thuốc Breath Pearls dạng viên uống được nhập khẩu Úc, chiết xuất từ tinh dầu hạt mùi tây và bạc hà. Liều sử dụng từ 1 – 3 viên/ ngày, dùng liên tục từ 1 – 3 tháng. 
  • Thuốc Komil đặc trị hôi miệng của Vạn Xuân Đường. Thuốc dạng dung dịch súc miệng dễ sử dụng, dùng 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 – 2 tháng. 
  • Thuốc Detoxic (Nga) dạng viên uống, chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên vừa cải thiện hôi miệng vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng. Mỗi lần dùng 1 viên, 2 lần sáng và tối sau khi ăn 30 phút. Dùng liên tục 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra hôi miệng

Với những người mắc các bệnh lý về răng miệng (như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…) hay các bệnh tiêu hóa (như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, chứng khó tiêu…) cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị. 

Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có 2 biện pháp điều trị chính gồm điều trị nội khoa bằng thuốc (như vừa nêu trên) và điều trị bằng các thủ thuật can thiệp y tế ngoại khoa. Ngoài ra, một cách điều trị hôi miệng nhanh nhất không phụ thuộc vào bệnh lý là sử dụng nước bọt nhân tạo trong thời gian ngắn để hỗ trợ cơ thể tự điều hòa cho đến khi nước bọt tiết ra bình thường. Việc áp dụng đúng biện pháp điều trị không chỉ giúp dứt điểm bệnh mà còn làm biến mất hoàn toàn tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy. 

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến nhưng cũng có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý. Do đó tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý khắc phục phù hợp. Ngoài ra, cần duy trì thói quen giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Hướng Điều Trị Bệnh Tận Gốc Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Hướng Điều Trị Bệnh Tận Gốc

Hôi miệng lâu năm gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp…

Kẽ Răng Bị Hôi Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị và Xử Lý Sao Hiệu Quả

Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xảy…

Ký sinh trùng gây hôi miệng Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng – Thực Hư Đúng Hay Sai?

Ký sinh trùng gây hôi miệng là một trong những thông tin nổi trội trên các diễn đàn về sức…

Trị hôi miệng bằng mật ong công hiệu không ngờ

Trị hôi miệng bằng mật ong là mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Biện pháp này thích…

Top 10 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Hiệu Quả [Review] Top 9 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Hiệu Quả [Review]

Nước súc miệng trị hôi miệng có tác dụng loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi do nhiều nguyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua