Cách Chữa Sâu Răng Cho Người Lớn – Mẹo Dùng Đơn Giản
Các cách chữa sâu răng cho người lớn nhận được nhiều sự quan tâm. Để cải thiện và phòng ngừa sâu răng tiến triển, bạn cần áp dụng các biện pháp tại nhà như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, giảm lượng đường, tinh bột trong chế độ ăn, từ bỏ thói quen hút thuốc lá,…
Các cách chữa sâu răng cho người lớn đơn giản, hiệu quả
Sâu răng là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh đặc trưng bởi quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn. Lúc đầu, vi khuẩn chỉ gây hòa tan những tinh thể ở men răng, lâu dần sẽ tấn công vào ngà răng và tủy răng.
Sâu răng không chỉ gây ê buốt, đau nhức, mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể phá hủy chức năng sinh lý và hình dáng răng, từ đó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hơn nữa, vi khuẩn cũng có thể tấn công vào tủy gây viêm tủy răng, áp xe quanh chân răng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Có thể nhận thấy, sâu răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người trưởng thành có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh sâu răng thông qua các biện pháp sau:
1. Đánh răng từ 2 – 3 lần/ ngày
Chải răng đúng cách là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng cần thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đánh răng sẽ giúp làm sạch thức ăn thừa, mảng bám, đồng thời ngăn ngừa hình thành cao răng. Cao răng (vôi răng) là mảng bám được vôi hóa bởi vi khuẩn, bám chặt vào chân cổ răng, kẽ răng.
Vôi răng là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn gây hại. Do đó, nếu đánh răng đều đặn mỗi ngày sẽ ngăn ngừa hình thành cao răng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Hơn nữa, biện pháp này còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng thường gặp như viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm họng, viêm amidan,…
Hướng dẫn chải răng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sâu răng tiến triển:
- Súc miệng với nước lạnh từ 1 – 2 lần giúp loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng trước khi chải răng
- Kế đến làm ướt bàn chải rồi cho lượng kem đánh răng vừa đủ
- Sau đó đặt bàn chải nằm ngang rồi nghiêng góc 45 độ với nướu và tiến hành chải mặt ngoài, mặt nhai đến mặt trong. Mỗi mặt chải từ 10 – 15 lần
- Khi chải, cần chú ý làm sạch mặt trong của răng và những răng nằm ở vị trí khuất (răng số 7 và số 8)
- Dùng mặt chải lưỡi làm sạch bề mặt lưỡi để giảm mùi hôi trong khoang miệng
- Súc miệng lại bằng nước sạch
- Thời gian đánh răng chỉ nên kéo dài từ 2 – 3 phút, khi đánh tránh dùng lực quá mạnh vì có thể khiến mô nướu và răng bị tổn thương.
2. Sử dụng chỉ nha khoa
Thực tế nhận thấy, nếu chỉ chải răng sẽ không thể làm sạch mảng bám và thức ăn trong kẽ răng hoàn toàn. Do đó, bên cạnh đánh răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, hạn chế hình thành cao răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển cũng như các bệnh về răng miệng khác.
Chỉ nha khoa có kết cấu mảnh nên có thể len lỏi sâu vào trong kẽ răng mà không gây tổn thương mô nướu, men răng. Không sử dụng tăm hoặc các vật cứng xỉa răng vì có thể gây chảy máu, răng sẽ thưa dần nếu dùng thường xuyên.
3. Dùng nước súc miệng giảm sâu răng ở người lớn
Bên cạnh chải răng và dùng chỉ nha khoa, người bị sâu răng nên kết hợp sử dụng nước súc miệng để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm nước súc miệng với các thành phần và công dụng khác nhau như giảm hôi miệng, viêm nướu, ngăn ngừa sâu răng,…
Để ngăn ngừa sâu răng tiến triển cũng như làm giảm một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, bạn nên ưu tiên các loại nước súc miệng chứa tinh chất gừng, bạc hà, đinh hương, trầu không,… Hoặc các sản phẩm chứa hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine và Hexetidine. Những hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp, trong đó có sâu răng.
4. Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất
Sâu răng khởi phát do quá trình hủy khoáng diễn ra nhanh hơn so với quá trình tái khoáng. Đối với người có chất răng yếu, ít khoáng chất, sâu răng sẽ tiến triển mạnh, nhanh chóng tấn công vào ngà và tủy răng.
Do đó, bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất để cải thiện sâu răng. Các loại khoáng chất đều hỗ trợ tốt cho quá trình tái khoáng men răng nhưng đóng vai trò quan trọng nhất là fluor và canxi.
Trường hợp người lớn bị sâu răng nên tăng cường bổ sung tôm, cá, thịt, cua, trứng gà, hải sản,… nhằm ngăn chặn quá trình hủy khoáng của vi khuẩn Streptococcus mutans. Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất còn giúp tăng mức độ nhạy cảm của răng, từ đó làm giảm hiện tượng ê buốt trong quá trình ăn uống.
5. Chữa sâu răng cho người lớn bằng lá trà xanh
Trà xanh là một trong những thảo dược được dùng trong điều trị sâu răng và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này có độ lành tính, an toàn, không chứa độc tố và chất dễ gây kích ứng nên được nhiều người tận dụng chữa bệnh.
Nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên lá trà xanh có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa fluor – khoáng chất hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng, tăng cường sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, trong lá trà xanh còn chứa tinh dầu có mùi thơm dịu giúp khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, mang lại hơi thở thơm mát. Cách trị sâu răng cho người lớn tại nhà bằng lá trà xanh giúp làm dịu cảm giác đau nhức, ê buốt và mang lại hơi thở thơm mát, dễ dịu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Cho thảo dược vào ấm rồi đun với 500ml nước, ủ trong 30 phút rồi chắt lấy phần nước, bỏ bã
- Sau mỗi lần chải răng, dùng 40ml nước súc miệng để loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Nước lá trà xanh có màu vàng nên có thể khiến men răng xỉn màu. Để tránh tình trạng này, bạn cần súc miệng lại thật sạch với nước hoặc nhai trực tiếp lá trà xanh thay vì dùng nước sắc.
5. Bổ sung fluor
Fluor là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe răng miệng nói chung và men răng nói riêng. Trong đó, men răng nằm bên ngoài răng, có kết cấu rắn chắc cùng với hàm lượng khoáng chất cao. Tuy nhiên, khi men răng bị suy yếu, các hại khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển mạnh và tấn công vào men và ngà răng. Để hỗ trợ cải thiện sâu răng và ngăn ngừa bệnh lý tiến triển, người bệnh cần bổ sung fluor đúng cách.
Fluor có thể thẩm thấu vào men răng kết hợp với hydroxy apatite trong lớp men để tạo thành fluorapatite. Có thể nhận thấy, fluorapatite rắn chắc hơn hydroxyl apatite và thường ít bị hòa tan bởi các sản phẩm axit do vi khuẩn sản xuất. Vì vậy, việc bổ sung fluorapatite sẽ bù lấp những lỗ sâu li ti và giúp men răng chắc khỏe hơn. Đồng thời tăng khả năng tái khoáng các sang thương sâu răng giúp ngăn chặn lỗ sâu gia tăng kích thước.
Ngoài hiệu quả tái khoáng men răng, fluor còn ngăn vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa carbohydrate có các loại thực phẩm thành axit. Thông qua cơ chế này, fluor mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ răng và mô nướu. Để ngăn chặn sâu răng phát triển, người bệnh nên bổ sung fluor cho răng miệng.
Hướng dẫn bổ sung fluor cho răng miệng:
- Dùng muối ăn, nước uống và các loại thực phẩm có chứa fluor như đậu tương, khoai lang, nấm mỡ, cá thu, bột mì, cá trích, dưa chuột, súp lơ, bưởi,…
- Những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng giúp cung cấp fluor cần thiết
- Trường hợp lỗ sâu có kích thước lớn, bạn có thể sử dụng các loại gel bôi chứa fluor để thúc đẩy quá trình tái khoáng, đồng thời ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng nề.
Việc bổ sung lượng lớn fluor có thể gây ngộ độc. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng khoáng chất này tại bổ, kết hợp bổ sung thêm bằng những thực phẩm tự nhiên. Tránh sử dụng viên uống chứa fluor trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
6. Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng tỏi
Theo tài liệu y học cổ truyền, tỏi được ví như vị thuốc “kháng sinh” tự nhiên do chứa hàm lượng sulfur và allicin dồi dào. Nhờ vào đặc tính này, tỏi giúp tiêu diệt nấm men, virus và vi khuẩn gây hại trong khoang miệng hiệu quả. Với người lớn bị sâu răng ở mức độ nhẹ, có thể dùng tỏi để cải thiện, đồng thời ngăn ngừa lỗ sâu tiến triển.
Ngoài các hoạt chất kháng khuẩn, tỏi còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng. Nếu áp dụng đều đặn và đúng cách, công thức từ tỏi sẽ cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt, đồng thời bù lấp các lỗ li ti trên bề mặt răng. Tuy nhiên, tỏi chứa nhiều sulfur nên cần vệ sinh răng miệng kỹ sau khi áp dụng để tránh hôi miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi, bóc vỏ rồi rửa sạch rồi mang đi giã nát
- Sau khi súc miệng với nước sạch thì đắp tép tỏi lên răng bị sâu rồi giữ trong vòng 5 – 7 phút.
- Sau đó, súc miệng lại với nước sạch rồi chải răng nhẹ nhàng để khử mùi hôi trong khoang miệng.
- Thực hiện đều đặn mẹo chữa này trước khi đánh răng từ 2 – 3 lần/ ngày
7. Cải thiện sâu răng với lá bạc hà
Sâu răng ở người trưởng thành không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và chức năng thẩm mỹ mà còn khiến hơi thở có mùi hôi. Thực chất, mùi hôi trong khoang miệng bắt nguồn từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn Streptococcus mutans. Đối với những trường hợp này, bạn có thể dùng lá bạc hà để giảm đau nhức, ê buốt răng và hôi miệng.
Tinh dầu trong bạc hà có mùi thơm the mát có thể lấn át mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa Menthol có khả năng làm mát và tiêu viêm hiệu quả, từ đó cải thiện một số triệu chứng khó chịu do sâu răng gây ra. Nếu kiên trì áp dụng, tình trạng sâu răng sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi cùng với 1 ít muối biển
- Thảo dược sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Đun sôi 250ml nước rồi cho lá bạc hà vào đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp
- Đến khi nước nguội thì vớt bỏ bã và cho muối vào khuấy tan đều
- Cho nước vào chai và bảo quản trong tủ lạnh
- Sau khi chải răng, sử dụng 30 – 40ml nước ngậm và súc miệng
8. Tận dụng nha đam chữa sâu răng cho người lớn
Theo tài liệu y học cổ truyền, nha đam có tính mát, công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, nhuận tràng nên thường được tận dụng trong chữa chứng táo bón, da kích ứng, giảm viêm da, da cháy nắng. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được tận dụng để làm dịu nướu răng trong trường hợp bị viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…
Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, hợp chất Anthraquinon trong thảo dược này có khả năng chống khuẩn, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, nha đam còn có hiệu quả với vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans và một số hại khuẩn trong khoang miệng. Một số thành phần chống oxy hóa và dưỡng ẩm trong nha đam còn giúp làm dịu mô nướu, chống viêm, tăng độ đàn hồi của nướu răng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và rửa sạch phần nhựa
- Cắt phần thịt nha đam thành lát mỏng rồi đắp lên răng bị sâu
- Ngậm khoảng 5 – 7 phút để làm dịu nướu răng, giảm cảm giác đau nhức, ê buốt
- Súc miệng lại với nước để làm sạch khoang miệng
9. Dùng kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn là một trong những cách đơn giản giúp ngăn ngừa sâu răng tiến triển. Với kết cấu dính, dẻo, kẹo cao su không được giúp làm sạch mảng bám, thức ăn thừa, hạn chế hình thành cao răng hiệu quả. Hơn nữa, việc nhai kẹo cao su còn kích thích khoang miệng tiết nước bọt, giúp trung hòa axit từ vi khuẩn, đồng thời làm sạch mảng bám sinh học hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cao su chứa Xylitol. Đây là một loại đường tự nhiên có chiết xuất từ các loại thực vật. Mặc dù có vị ngọt nhưng không kích thích các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển quá mức. Ngược lại, Xylitol trong kẹo cao su còn có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa sâu răng tiến triển theo chiều hướng xấu.
10. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Đối với những trường hợp bị sâu răng nhẹ, lỗ sâu nhỏ và chỉ xuất hiện ở bề mặt răng. Lúc này người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ để cải thiện. Những sản phẩm này thường có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên hoặc những hoạt chất tổng hợp có tác dụng tái khoáng và kháng khuẩn như Chlorhexidin, fluoride, Zinc gluconate,…
Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Streptococcus mutans – tác nhân chính gây sâu răng. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái khoáng men răng. Những sản phẩm này cải thiện các biểu hiện do sâu răng gây ra như đau nhức, ê buốt, khó chịu.
Bài viết đã tổng hợp các cách chữa sâu răng cho người lớn an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, những cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sâu răng ở mức độ nhẹ. Để điều trị bệnh lý dứt điểm, bạn cần chủ động đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!