Rạn da khi mang thai – 99% chị em gặp, nhưng có thể tránh
Rạn da khi mang thai là vấn đề mà hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ trải qua trong thai kỳ. Hiện trạng này mặc dù rất phổ biến nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu biết cách.
Tìm hiểu thông tin về rạn da khi mang thai
Rạn da chính là một trong những hệ quả thường thấy khi cơ thể tăng kích thước một cách nhanh chóng. Điều này khiến cho da phải giãn nở ra vượt quá mức độ cho phép.
Các vết rạn có thể biến mất sau một thời gian ngắn nhưng đôi khi cũng sẽ kéo dài. Rạn da đang là tình trạng mà hầu hết phụ nữ nào cũng phải đối mặt khi mang thai.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do sự gia tăng về cân nặng ở phụ nữ. Tình trạng rạn da càng dễ xuất hiện khi thai nhi lớn dần lên.
Ngoài ra, một số nguyên nhân dưới đây sẽ là yếu tố nguy cơ:
- Có tiền sử rạn da từ mẹ: Nếu khi mang thai mẹ bạn gặp tình trạng rạn da thì đến lượt bạn nguy cơ gặp cũng sẽ cao hơn.
- Mang thai khi còn trẻ: Nếu còn trẻ, làn ra của bạn sẽ rất căng cũng như săn chắc. Vì thế mà vết rạn ở những người trẻ thường sẽ biểu hiện rõ rệt hơn ở người cao tuổi.
- Tiền sử rạn da ở tuổi dậy thì: Đây cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị rạn da hơn trong quá trình mang thai.
- Tăng cân quá nhanh: Nếu tăng cân quá nhanh thì nguy cơ mẹ bầu bị rạn da sẽ cao hơn những người tăng từ từ.
Gợi ý: Rạn da sau sinh có chữa được không? Giải pháp cải thiện
2. Các vị trí xuất hiện
Các vết rạn có thể sẽ có khả năng xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, sẽ có những vị trí đặc thù hơn khi bạn đang trong quá trình mang thai như: bụng, ngực, đùi, bắp tay,…
Phòng ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
– Nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng omega-3 cao.
– Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, kẽm để tăng cường độ miễn dịch cho da.
– Hạn chế các thực phẩm xấu, đồ ăn đóng hộp hay đồ chiên xào có nhiều dầu mỡ.
2. Bổ sung nước đầy đủ
Xem ngay: Review kem chống rạn da Palmer’s: Giá cả và địa chỉ mua uy tín
Chị em nên bổ sung cho cơ thể từ 2,5 – 3 lít/ngày khi mang thai. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da và giúp da được đàn hồi tốt hơn.
**Chú ý: Chỉ nên bổ sung nước lọc hay sữa tươi, nước ép trái cây. Đừng thay thế chúng bằng rượu bia, cà phê thức uống có gas hay có cồn.
3. Kiểm soát cân nặng
Trong ba tháng đầu thai kỳ, chị em sẽ chỉ tăng khoảng 0,5 – 2,5kg. Tuy nhiên sau đó sẽ tăng đều đặn mỗi tuần khoảng 0,5kg. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho các vết rạn hình thành trên bề mặt da.
Tăng cân mặc dùng không phải là vấn đề nghiêm trọng tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng.
Đọc thêm: Dùng dầu dừa trị rạn da và những lưu ý nên biết
4. Chăm sóc và giữ ẩm cho da
Một số nguyên liệu sau sẽ là những lựa chọn tốt cho mẹ bầu:
- Sử dụng nghệ: Giúp chống oxy hóa, kích thích sản sinh elastin để giúp da phục hồi tốt hơn.
- Nha đam: Có các đặc tính tốt giúp làm dịu, mát da, hạn chế sự hình thành các vết rạn.
- Dầu dừa: Có hàm lượng vitamin E và các chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, tăng cường độ ẩm cho da và giúp da phục hồi tốt hơn.
Mong rằng những thông tin mà bài viết mang đến sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng rạn da khi mang thai. Cần lưu ý rằng, việc ngăn ngừa rạn da sẽ dễ dàng hơn so với điều trị nó. Chính vì thế các mẹ bầu hãy chủ động ngăn ngừa để luôn có làn da khỏe đẹp.
Bạn nên tìm hiểu thêm:
- 5cách trị rạn da tại nhà hiệu quả bạn đã biết chưa?
- Rạn da sau sinh và phương pháp điều trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!