Rạn da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Rạn ra là hiện tượng da bị kéo căng quá mức gây rạn. Vậy có cách nào kiểm soát tình trạng này hay không? Cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Rạn da là gì?
Rạn da là tình trạng đứt gãy các liên kết giữa các mô dưới da. Đây là hiện tượng xảy ra do sự kéo căng da quá mức trong thời gian dài và sự gia tăng costisone làm ảnh hưởng đến nồng độ collagen trên da.
Khi da bị kéo căng quá mức mà không được hỗ trợ sẽ dẫn đến đứt gãy các liên kết và tạo nên vết rạn.
Rạn da xuất hiện ở tầng hạ bì hoặc trung bì khi các mô liên kết da vượt quá giới hạn của nó. Tình trạng bệnh thường xảy ra do giãn nở hoặc co rút nhanh chóng của các tế bào da.
Thông thường ban đầu có màu hông hoặc đó sau đó chuyển sang màu bạc. Thường tập trung ở mông, đùi, ngực, bụng. Tuy không nguy hiểm nhưng lại làm mất đi vẻ thẩm mỹ của nhiều chị em.
Xem thêm: Vết rạn da màu đỏ: Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị
Nguyên nhân gây rạn da thường gặp
- Sự tăng trưởng quá nhanh về mặt cân nặng khiến cho da bị kéo căng liên tục.
- Sử dụng kem chứa corticoid giảm nồng độ collagen trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rạn da.
- Sự tăng trưởng hàm lượng cortisol do rối loạn tuyến thượng thận cũng có thể gây ra rạn da.
- Hội chứng Marfan, hội chứng Cushing cũng có thể bị rạn da.
Một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh rạn da như: di truyền, mắc bệnh mãn tính,…
Tham khảo thêm: 7 cách trị rạn da lâu năm – Mờ nhanh, hiệu quả, an toàn
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh rạn da qua kiểm tra da và xem xét tiền sử sức khỏe của bệnh nhân. Do không phải là bệnh nguy hiểm nên chỉ khi thật sự cần thiết bác sĩ mới yêu cầu điều trị và tiến hành theo dõi.
Cách điều trị rạn da đang được áp dụng hiện nay
Dùng các loại kem bôi
Kem bôi Tretinoin (Retin-A, Renova) giúp bổ sung collagen, giúp da được phục hồi dễ dàng hơn. Cách này rất phù hợp với những bệnh nhân bị mới bị rạn da, các vết rạn có màu đỏ hoặc hồng.
Phương pháp này không phù hợp đối với các trường hợp rạn da lâu năm. Đồng thời không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai và những người có da dễ bị kích ứng.
Việc sử dụng kem bôi cần có sự chỉ định của bác sĩ. Ban đầu nên dùng trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác.
Dùng các phương pháp hiện đại
Gợi ý: Rạn da đùi: Cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
1/ Liệu pháp laser nhuộm màu tia dạng xung
Chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển của collagen và elastin là các yếu tố liên kết của mô dưới da.
2/ Phương pháp Fractional Photothermolysis
Cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của elastin và collagen nhưng hạn chế được tổn thương da.
3/ Phương pháp sử dụng chùm tinh thể
Kích thích sự phát triển của collagen, giúp hình thành làn da mới. Biện pháp này áp dụng được cho cả những người hợp bệnh nhân bị rạn da lâu năm
4/ Phương pháp Laser excimer
Phương pháp này giúp kích thích quá trình sản xuất melanin, giúp mờ vết rạn, màu da ở vùng rạn đều màu với các vùng da xung quanh.
5/ Phương pháp Microdermabrasion
Sử dụng các tinh thể nhỏ chà xát lên lớp trên cùng của làn da để làm mờ dần các vết rạn da.
6/ Phẫu thuật thẩm mỹ
Có mục đích loại bỏ các lớp da bị rạn. Nhưng phương pháp này dễ để lại sẹo, gây đau đớn và rất tốn kém.
Khi muốn điều trị rạn da, nên đến các bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và sử dụng các dịch vụ tốt nhất.
Biện pháp phòng chống rạn da nên áp dụng
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
- Khi mang thai cũng không nên để cân nặng tăng quá nhanh.
- Bổ sung nước thường xuyên giúp cho da duy trì được độ ẩm tự nhiên và các tế bào da hoạt động linh hoạt, duy trì được độ đàn hồi.
- Bổ sung collagen cho cơ thể để củng cố độ đàn hồi của da.
- Dùng nhiều: thịt đỏ, tảo biển, quả lựu, quả dâu,..
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì lớp ẩm tự nhiên.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Hạn chế dùng các loại đồ uống chứa cồn, caffein,…
Rạn da là một vấn đề thường xảy ra đối với nhiều người, gây ra tự ti và mất thẩm mỹ. Có thể áp dụng nhiều cách để trị rạn da hiệu quả, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hợp lý.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Bệnh vẩy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả
- Dùng Đông y điều trị bệnh viêm da cơ địa an toàn, lành tính
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!