Thuốc Fexofenadine

Thuốc Fexofenadine được bán dưới dạng thuốc kê đơn và không kê đơn, để điều trị các triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng và nổi mề đay. 

Thông tin cần biết về thuốc Fexofenadine

Fexofenadine là thuốc kháng Histamine thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa (như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt hoặc mũi, hắt hơi, nổi mề đay, ngứa da,…) ở người lớn và trẻ em. 

thuốc fexofenadine hydrochloride
Fexofenadine là thuốc kháng Histamine thế hệ mới, được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng

  • Tên biệt dược: Allerphast 60mg, Danapha Telfadin, Fegra 120mg, Telfor 120, Telfor 60
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn cảm
  • Dạng bào chế: Viên nang, viên nén bao phim, viên bao phim, hỗn dịch uống

Fexofenadine là hoạt chất được sử dụng trong nhiêu thương hiệu và biệt dược để điều trị các triệu chứng dị ứng. Thuốc cũng được chỉ định cho các trường hợp như mề đay mẩn ngứa hoặc một số mục đích khác.

Thành phần

  • Hoạt chất: Fexofenadine hydrochloride 60mg, 120mg, 180mg.
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên nén.

Chỉ định

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp:

  • Viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi.
  • Các triệu chứng dị ứng như: Chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa miệng và họng, đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Điều trị mề đay mẩn ngứa hoặc các trường hợp gây ngứa da ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi.

Thuốc có thể được chỉ định cho mục đích khác. Trao đổi với bác sĩ khi cần sử dụng thuốc với mục đích hoặc nhu cầu khác.

Chống chỉ định

Không dùng Fexofenadine cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ nếu người dùng thuộc các trường hợp như:

  • Bệnh thận, suy thận, thận yếu
  • Đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người lớn tuổi (trên 65 tuổi)
  • Bệnh Phenylketone niệu không nên dùng thuốc này. Bởi vì thuốc có thể chứa hoạt chất Phenylalanine dẫn đến một số ảnh hưởng cho người bệnh.

Tham khảo thêm: Thuốc Promethazine – Tác dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Hướng dẫn sử dụng

Cách dùng:

  • Uống thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ.
  • Nuốt cả viên thuốc, không nhai, cắn, bẻ, nghiền nát thuốc trước khi uống.
  • Đối với thuốc dạng hỗn dịch uống, lắc đều trước khi dùng. Sử dụng cốc đo lường đi kèm sản phẩm khi sử dụng thuốc. Tránh đo thuốc bằng thìa ăn hoặc các dụng cụ không chính xác khác.
  • Với các dạng viên nén hòa tan, hãy đặt viên thuốc bên dưới lưỡi sau đó để thuốc tự tan. Không cần cắn, nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi dùng.
  • Uống thuốc lúc đói.

Lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc dạng viên nén hòa tan không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Các dạng viên nén gel không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
công dụng thuốc fexofenadine 180
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Fexofenadine

Liều dùng:

Liều thông thường cho người trưởng thành:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng: 180 mg / lần / ngày hoặc 60 mg / 2 lần / ngày. Liều dùng tối đa: 180 mg / ngày.
  • Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa: 180 mg / lần / ngày hoặc 60 mg uống 2 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa là 180 mg mỗi ngày.

Liều dùng phổ biến cho trẻ em:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng:
    • Từ 6 tháng – 2 tuổi: 15 mg / lần / 2 lần / ngày.
    • Từ 2 tuổi – 11 tuổi: 30 mg / lần, 2 lần / lần.
  • Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa:
    • Từ 6 tháng – 2 tuổi: 15 mg / lần, 2 lần / ngày.
    • Từ 2 tuổi – 11 tuổi: 30 mg / lần, 2 lần / ngày.
    • Từ 12 tuổi trở lên: 180 mg một lần mỗi ngày hoặc 60 mg / lần, 2 lần / ngày.

Liều điều chỉnh cho bệnh nhân bệnh thận:

  • Ở người trưởng thành: CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: 60 mg / lần / ngày.
  • Ở trẻ em:
    • Từ 6 tháng – dưới 2 tuổi : CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: 15 mg / lần / ngày.
    • Từ 2 tuổi – dưới 11 tuổi: CrCl 90 ml / phút hoặc thấp hơn: 30 mg / lần / ngày.

Thuốc Fexofenadine có thể không an toàn cho những bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc dưới dạng viên nén hoặc viên uống hòa tan, trẻ dưới 12 tuổi không nên sử dụng thuốc dưới dạng viên nén gel.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là khi sử dụng thuốc cho trẻ em.

Tham khảo thêm: Các Loại Thuốc Chống Dị Ứng được Sử dụng phổ biến hiện nay

Cách bảo quản

Cách bảo quản thuốc Fexofenadine:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 30°C).
  • Nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không bảo quản thuốc trong nhà tắm hoặc tủ đông.
  • Giữ thuốc trong bao bì kín.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Fexofenadine

Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:

Thận trọng

Người lớn tuổi, bệnh nhân suy thận hoặc suy gan:

  • Fexofenadine có thể mẫn cảm với những đối tượng này do chức năng gan, thận suy giảm, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và đào thải thuốc.
  • Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.
  • Liều lượng có thể cần được điều chỉnh bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Cần thận trọng khi sử dụng Fexofenadine cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Mặc dù thuốc có thể cải thiện một số triệu chứng ở trẻ em, tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị vượt xa rủi ro.
  • Cần theo dõi chặt chẽ trẻ em khi sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Lái xe, vận hành máy móc:

  • Mặc dù Fexofenadine không gây buồn ngủ, tuy nhiên đối với người nhạy cảm hoặc sử dụng ở liều cao, thuốc có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung.
  • Do đó, không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc Fexofenadine.

Phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc cho con bú:

  • Chỉ sử dụng Fexofenadine khi nhận được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Nếu bạn mang thai trong thời gian sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến:

giá thuốc fexofenadine 180mg
Một số tác dụng phụ phổ biến bao gôn đau đầu, buồn nôn và nôn

Tác dụng phụ ít phổ biến bao gồm:

  • Đau lưng, đau khớp, đau cơ, chuột rút hoặc cứng khớp
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau ở tay hoặc chân
  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Đỏ hoặc sưng ở tai, ù tai
  • Bệnh tiêu chảy
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển
  • Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ớn lạnh, sốt
  • Đau tai hoặc tắc nghẽn tai
  • Viêm họng, mất giọng nói hoặc giọng khàn
  • Đau hoặc đau quanh mắt hoặc xương gò má
  • Đau bụng kinh hoặc đau dạ dày
  • Có cảm giác mệt mỏi hoặc yếu đuối
  • Nhiễm virus (như cảm lạnh hoặc cúm)

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra:

  • Đau tức ngực
  • Có cảm giác nóng mặt, cổ, cánh tay hoặc ngực
  • Mặt, môi, mí mặt, lưỡi, cổ họng, tay, chân lạnh và sưng
  • Một số trường hợp có thể bị đau cơ quan sinh dục
  • Khó thở

Nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hoặc không thể tự cải thiện, hãy ngừng sử dụng thuốc vào tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Đến bệnh viện ngay khi:

  • Sốt, mệt mỏi bất thường
  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng tai, sốt, đau tai, mất thính giác, đặc biệt là ở trẻ em

Tương tác thuốc

Thuốc Fexofenadine có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Adderall
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Benadryl
  • Cetirizin
  • Celebrex
  • Diphenhydramine
  • Ibuprofen
  • Nexium
  • Phenylephrine
  • Paracetamol
  • Tylenol
  • Synthroid
  • Vitamin B12
  • Vitamin C
  • Vitamin D3

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tính chất và hiệu quả của thuốc. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng hoặc các loại thảo dược.

Ngoài ra, một số loại trái cây như táo, cam hoặc bưởi có thể làm người dùng khó hấp thụ Fexofenadine hơn bình thường. Do đó, tránh dùng kết hợp thuốc với các loại trái cây này hoặc trao đổi với bác sĩ để có liều dùng phù hợp hơn.

Fexofenadine là thuốc chống dị ứng theo toa, do đó chỉ sử dụng thuốc trong thời gian quy định. Không tự ý mua thuốc để sử dụng thêm khi không nhận được sử đồng ý của bác sĩ điều trị. Điều này có thể dẫn đến một số rối loạn và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Ngứa da vào ban đêm là một tình trạng khó chịu, có thể khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ…

Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng phụ nghiêm trọng mà cơ thể có thể gặp phải khi…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua đơn giản, hiệu quả với tính chất làm dịu, giảm viêm, dưỡng…

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua