Bé bị dị ứng sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bé bị dị ứng sữa thường có các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, nôn ói nhiều, nổi phát ban, mề đay, đau bụng… Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bé phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong sữa. Phụ huynh nên biết cách xử lý trong những trường hợp này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Hiện tượng bé bị dị ứng sữa

Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Bé có thể phản ứng quá mức với protein trong sữa như sữa mẹ, sữa bò, sữa công thức, sữa dê…

trẻ bị dị ứng sữa
Dị ứng sữa ở trẻ xảy ra khi hệ miễn dịch của bé phản ứng mạnh và tấn công nhầm vào thành phần protein vô hại trong sữa

Khi protein trong sữa được hấp thu, hệ miễn dịch của bé hiểu nhầm đó là chất độc hại và sản sinh nhiều kháng thể để chống lại nó, gây ra phản ứng dị ứng.

Điều này có thể dẫn đến giải phóng histamin, gây phản ứng dị ứng trên da hoặc khắp cơ thể. Các bộ phận khác như đường hô hấp, đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng. Mức độ nghiêm trọng của dị ứng được xác định bằng dấu hiệu mà bé thể hiện.

Theo thống kê, có khoảng 10 – 30% trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi có biểu hiện quá mẫn với sữa công thức. Tỷ lệ này có khuynh hướng giảm dần khi trẻ bước qua 1 tuổi và bắt đầu từ giai đoạn từ 3 tuổi trở lên, 75% trường hợp không bị lặp lại.

Tuy vậy, vẫn có số ít trẻ em vẫn còn tình trạng dị ứng và lặp lại suốt cuộc đời.

Tham khảo thêm: Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao bé bị dị ứng sữa?

Hiện nay, tình trạng này vẫn chưa được khoa học giải thích một cách rõ ràng. Tuy chưa xác định được nguyên nhân một cách chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng này có liên quan đến yếu tố di truyền.

Nếu cha mẹ của bé hoặc cả hai đều có cơ địa dị ứng hoặc từng có tiền sử bị dị ứng với sữa khi còn nhỏ, thì nguy cơ này ở trẻ có thể tăng lên từ 50 – 80%.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể thúc đẩy phản ứng dị ứng với sữa ở trẻ em như môi trường sống, sức đề kháng của trẻ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày…

dị ứng sữa do di truyền
Dị ứng sữa là tình trạng có liên quan đến yếu tố di truyền

Các dạng dị ứng sữa ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng sữa có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ngoài da hoặc ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Thời điểm xuất hiện triệu chứng còn tùy thuộc vào từng dạng dị ứng. Chúng được chia thành 2 kiểu chính:

Phản ứng dị ứng nhanh với sữa

Ở dạng này, các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột, rất nhanh chóng chỉ sau vài giây, vài phút hay vài tiếng đồng hồ kể từ lúc bé uống sữa. Mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

Nôn trớ, ói mửa

Đây là triệu chứng gặp phải ở hầu hết các bé bị dị ứng sữa. Việc phản ứng với yếu tố dị nguyên trong sữa của hệ miễn dịch có thể gây kích thích đường ruột co bóp khiến bé bị nôn trớ, ói mửa. 

Tuy nhiên hiện tượng nôn trớ còn có thể gặp phải khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bé bị nôn ói liên tục ngay cả khi không bú sữa thì các mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ khám để chẩn đoán rõ nguyên nhân.

nôn trớ
Bị bị dị ứng sữa thường có biểu hiện nôn ói nhiều

Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Thở khò khè, khó thở

Phản ứng dị ứng với protein trong sữa có thể gây tổn hại đến đường thở của bé dẫn đến viêm, làm tăng tiết đàm nhầy trong mũi, cổ họng hay phế quản. Điều này có thể cản trở không khí lưu thông vào trong phổi khiến bé khó thở, thở gấp, thở khò khè…

Da bé nổi ban đỏ, ngứa

Da là cơ quan chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất khi bị dị ứng sữa. Trẻ có thể bị viêm da, nổi mề đay hoặc các vết ban đỏ trên da. Khu vực tổn thương thường có biểu hiện ngứa ngáy khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Sưng phù mặt

Một số trường hợp bé bị dị ứng sữa có biểu hiện phù nề, sưng mặt, sưng môi, lưỡi hay cổ họng. Nếu bé gặp những triệu chứng trên sau khi uống sữa, mẹ nên nghĩ ngay đến hiện tượng dị ứng.

Sốc phản vệ

Trong các trường hợp nghiêm trọng, dị ứng sữa có thể khiến bé bị sốc phản vệ. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng co thắt đường hô hấp khiến bé đau tức ngực, thở rít, co rút ngực và sườn khi thở, đỏ bừng mặt, tụt huyết áp…

sốc phản vệ
Tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa có thể gây suy hô hấp…

Gặp tình huống này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp cấp cứu kịp thời bởi nếu để kéo dài bé có thể bị suy hô hấp, tử vong…

Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Dị ứng chậm

Khi bé bị dị ứng sữa chậm, các triệu chứng bất thường sẽ không xuất hiện liền mà diễn ra một cách âm ỉ trong vài tuần, thậm chí từ 2 – 3 tháng mới bộc lộ ra bên ngoài.

Chính vì vậy mà các triệu chứng dị ứng ở dạng này thường nhẹ và không rõ ràng. Nếu không để ý kỹ thì khó lòng phát hiện được.  Một số triệu chứng có thể xuất hiện là:

Bé bứt rứt, khó chịu, quấy khóc thường xuyên

Quấy khóc là hiện tượng rất bình thường ở bất kì em bé nào. Tuy nhiên nếu con bạn có biểu hiện quấy khóc liên tục, khó chịu, bứt rứt trong người, ngủ không yên giấc thì có khả năng cơ thể bé đang muốn báo động về tình trạng dị ứng sữa.

trẻ bị dị ứng sữa
Trẻ thường có biểu hiện khó chịu, quấy khóc thường xuyên khi bị dị ứng sữa

Đau bụng, xì hơi, tiêu chảy

Cơ thể không tiếp nhận được thành phần protein trong sữa có thể khiến bé bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày và thường xuyên xì hơi. Hầu hết các bé bị dị ứng sữa đều gặp phải hiện tượng này.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách thử kem xem có bị dị ứng không trước khi dùng

Chậm tăng cân hoặc giảm cân

Nếu trẻ sơ sinh có khả năng hấp thu sữa tốt thì có thể tăng cân gấp đôi sau sáu tháng và gấp 3 khi được 1 tuổi. Tuy nhiên ở những bé bị dị ứng với sữa, do không được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng mà cân nặng của bé tăng rất chậm, không tăng hoặc thậm chí còn bị giảm cân.

Tình trạng mất nước do tiêu chảy liên tục cũng có thể khiến bé bị sụt giảm cân nặng, suy dinh dưỡng khi dị ứng với sữa.

Cách xử lý khi bé bị dị ứng sữa

Khi bé có biểu hiện bị dị ứng với sữa, cha mẹ có thể khắc phục bằng một số giải pháp sau:

  • Ngừng cho bé uống loại sữa đang dùng. Nếu bé bị dị ứng nhanh, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại sữa hoặc chuyển sang sữa đậu nành.
  • Nếu bé có biểu hiện không thoải mái khi sử dụng sữa đậu nành, cân nhắc giảm liều dần và theo dõi phản ứng của bé.
  • Nếu không thể dùng sữa đậu nành, xem xét sử dụng các sản phẩm chứa protein đã qua xử lý đặc biệt để giảm nguy cơ dị ứng cho bé.
  • Đưa bé tới bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm như test lẩy da hoặc kiểm tra kháng thể trong máu để định rõ tình trạng dị ứng của bé.
  • Nếu bé không dị ứng với sữa mẹ, nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, tránh các loại sữa khác để đảm bảo bé không bị dị ứng từ thành phần protein trong sữa.

Tình trạng bé bị dị ứng sữa thường gây ra nhiều bất cập trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, cần đưa bé đến bác sĩ và áp dụng các biện pháp thay thế để bổ sung dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Thuốc Lorastad là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng của…

Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Tình trạng dị ứng nghệ thường xảy ra khi sử dụng thảo dược này để chăm sóc da mặt. Tuy…

Thuốc Promethazine – Tác dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Thuốc Promethazine là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và kháng histamin thường được bác sĩ chỉ định điều trị…

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong đơn giản 3 ngày khỏi bệnh

Trị dị ứng da mặt bằng mật ong là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả. Phương này giúp…

Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?

Kiêng cử là một trong những cách giúp kiểm soát triệu chứng và giúp ngăn chặn bệnh diễn tiến theo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua