Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của bệnh chàm, viêm da kích ứng, dị ứng… Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn bên trong như bệnh gan thận, cường giáp/ suy giáp, nhiễm giun sán, rối loạn dây thần kinh,…

Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì?

Ngứa ở dưới da là cảm giác khó chịu xuất phát từ sâu bên trong da. Thường đi kèm với sưng đỏ, sần sùi, khô và bong tróc. Nó có thể là dấu hiệu của sự tổn thương sâu hơn ở cấu trúc da. Ngoài ra, có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe như viêm gan, suy thận, suy giáp, nhiễm giun sán,…

Ngứa dưới da
Ngứa bên trong, sâu dưới da là dấu hiệu một số bệnh lý nghiêm trọng

Mắc các bệnh về gan thận

Tình trạng ngứa trong da có thể xảy ra do mắc các vấn đề về gan thận. Thận và gan là cơ quan thanh lọc, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Vì vậy nếu một trong hai cơ quan này bị suy yếu, độc tố có thể tích tụ trong cơ thể gây ngứa ngáy dữ dội và khó chịu.

Ngoài triệu chứng này, bạn cũng có thể nhận biết các bệnh về gan thận thông qua các dấu hiệu như vàng da, tiểu tiện vàng, táo bón, ăn không ngon, tiểu nhiều (nhất là vào ban đêm),

Bệnh cường giáp/ suy giáp

Tuyến giáp là cơ quan điều hòa nội tiết và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp có thể suy giảm chức năng (suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (cường giáp), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Rối loạn hoạt động ở tuyến giáp có thể khiến da ngứa, khó chịu, cân nặng tăng/ giảm cân bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đổ mồ hôi nhiều, người mệt mỏi, ăn uống không ngon, suy giảm chức năng sinh lý,…

Có thể bạn quan tâm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa dưới da, phát ban và nổi mẩn đỏ.

Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng (thức ăn, thời tiết, phấn hoa, nấm mốc…), hệ miễn dịch thường có xu hướng giải phóng các chất trung gian lên toàn bộ mô da, khiến cơ quan này xuất hiện các vết phát ban kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội.

dị ứng
Tình trạng ngứa bên trong da do dị ứng thường đi kèm với dấu hiệu sưng đỏ và nổi mẩn

Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng còn ảnh hưởng đến mắt, mũi và gây ra một số triệu chứng đi kèm như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,…

Bệnh chàm

Bệnh chàm là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, đỏ và ngứa ngáy dữ dội. Bệnh lý này thường gây ra tổn thương ở các vị trí tỳ đè như cù chỏ, tay, chân, cổ, mặt,…

Bệnh chàm thường tiến triển chậm và lành tính, hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tổn thương da và các triệu chứng như ngứa, khó chịu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

5. Nhiễm giun sán

Bên cạnh đó, triệu chứng ngứa dưới da cũng có thể khởi phát do nhiễm giun sán. Các loại giun sán có thể tiết ra độc tố trong máu khiến da ngứa ngáy và có cảm giác như kim châm.

Triệu chứng ngứa da do giun sán thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm – đặc biệt là ở vùng da xung quan hậu môn. Bởi thời điểm này, giun thường có xu hướng chui xuống hậu môn để đẻ trứng.

nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể gây ra những cơn ngứa da khó chịu

Bên cạnh đó, nhiễm giun sán còn gây ra một số triệu chứng khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, táo bón mặc dù ăn nhiều chất xơ, mệt mỏi, đau bụng kèm buồn nôn, người nhợt nhạt, ăn không ngon,…

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng kem trộn và những cách xử lý tại chỗ chị em nên biết

Rối loạn thần kinh

Dây thần kinh ngoại biên là cơ quan nhận tín hiệu cảm giác và dẫn truyền về não bộ. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị tổn thương do một số bệnh lý như đa xơ cứng, bệnh zona, tiểu đường,… hoặc bị chèn ép bởi xương khớp.

Dây thần kinh bị rối loạn có thể gây ngứa ngáy trong da kèm theo hiện tượng tê bì và có cảm giác như kim châm.

Viêm da kích ứng

Viêm da kích ứng là tình trạng tổn thương da do tiếp xúc vật lý với tác nhân kích thích như mỹ phẩm, hóa chất, độc tố từ thực vật hoặc côn trùng. Tình trạng ngứa dưới da do bệnh lý này gây ra thường đi kèm với hiện tượng da đỏ, sưng, kèm theo mụn nước hoặc mủ.

Tình trạng này có thể điều trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, tổn thương da có thể trở nên nặng nề, gây sẹo hoặc bội nhiễm.

Ngứa dưới da
Viêm da kích ứng có thể gây ngứa, sưng đỏ và xuất hiện các mụn nước

Do mang thai

Ngứa bên dưới da có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do máu tăng tuần hoàn đến các mao mạch ở mô da khiến cơ quan này bị ngứa râm ran.

Ngoài ra, ngứa khi mang thai cũng có thể xảy ra do ứ mật sản khoa. Tình trạng này xảy ra khi hormone tăng đột ngột khiến mật giảm khả năng dẫn lưu và gây ra hiện tượng ứ mật.

Triệu chứng điển hình của ứ mật sản khoa là tình trạng ngứa ở lòng bàn chân và bàn tay nhưng không có biểu hiện thực thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như vàng da, nước tiểu sẫm màu, táo bón..

Có thể bạn quan tâm: Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và Cách xử lý

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng ngứa trong da cũng có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Phát ban da do nhiễm trùng
  • Ký sinh trùng như ghẻ, rệp, bọ chét,…
  • Da khô
  • Căng thẳng quá mức

Các biện pháp điều trị ngứa dưới da tại nhà

Ngứa da không chỉ gây bứt rứt và làm gián đoạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Mức độ ngứa có thể tăng dần khiến da tổn thương và hình thành sẹo. Điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện là cần thiết.

điều trị ngứa trong da
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da có thể làm dịu vùng da thô ráp và giảm ngứa ngáy, khó chịu

Các biện pháp điều trị ngứa bên trong da bao gồm:

  • Giữ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước, mặc quần áo ấm và thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Sử dụng gel làm dịu da như Calamine lotion cho vùng da kích ứng.
  • Chườm đá lạnh lên da để giảm ngứa ngáy do thai kỳ, rối loạn thần kinh, côn trùng cắn…
  • Tắm nước ấm với yến mạch hoặc baking soda để cải thiện ngứa da do chàm, phục hồi tế bào tổn thương.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà nếu không khí quá khô.
  • Tránh gãi da và tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, phấn hoa, xà phòng…

Có thể bạn quan tâm: Da mặt bị tróc vảy trắng – nguyên nhân và cách xử lý đơn giản

Phòng ngừa tình trạng ngứa dưới da, trong da

Bạn có thể hạn chế nguy cơ ngứa da do dị ứng, căng thẳng và các bệnh da liễu bằng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền và tập yoga, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tránh mặc quần áo bó sát và chật.
  • Giữ vệ sinh da, sử dụng sản phẩm làm sạch có pH cân bằng, dịu nhẹ.
  • Tránh tiếp xúc với côn trùng và mủ độc từ thực vật.
  • Uống đủ nước và giữ ẩm cho da trong thời tiết khô hanh.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như thực phẩm dị ứng, mỹ phẩm, phấn hoa…
tập yoga, ngồi thiền
Tập yoga, ngồi thiền là biện pháp cải thiện căng thẳng, phòng chống bệnh lý hiệu quả

Ngứa dưới da – Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Ngứa trong da không chỉ là dấu hiệu của các bệnh da liễu mà còn là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn khác. Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Ngứa xảy ra toàn thân
  • Ngứa kéo dài hơn 2 tuần và không đáp ứng với biện pháp tại nhà.
  • Ngứa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và tập trung.
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt, giảm cân, táo bón/tiêu chảy, mệt mỏi…

Trong trường hợp ngứa bên trong da xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và điều trị nguyên nhân. Sau khi bệnh được kiểm soát, tình trạng ngứa da sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngứa dưới da là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe có thể gây phiền toái và khó chịu. Để giải quyết tình trạng này, cần tìm ra nguyên nhân gây ngứa và có biện pháp xử lý phù hợp. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên chính xác và an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên

Tìm hiểu bệnh dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên có thể…

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giúp giảm nhanh triệu chứng

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một trong những mẹo hay mà nhiều người vẫn dùng. Chỉ…

Dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức và cách khắc phục

Cha mẹ cần lưu ý nhận biết các dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức, chẳng hạn như…

Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ là bị gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tình trạng da mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ có thể là dấu hiệu của việc dị ứng mỹ…

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Dị ứng mỹ phẩm nhẹ tuy không quá nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của…

Bình luận (2)

  1. Mai Anh
    Mai Anh says: Trả lời

    cho e hỏi hay bị ngứa dưới da ngứa các khớp tay ,chân là dấu hiệu gì ạ

  2. Mai Anh
    Mai Anh says: Trả lời

    cho e hỏi hay bị ngứa dưới da ngứa các khớp tay ,chân là dấu hiệu gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua