Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa gây tổn thương da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các cách chữa dị ứng da mặt không đúng cách có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Hiện nay có nhiều bài thuốc từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả, hiểu rõ nguyên nhân, tình trạng của bản thân sẽ giúp áp dụng đúng cách, an toàn.

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt phản ứng lại với các yếu tố gây hại có trong môi trường từ thực phẩm, mỹ phẩm, các dị nguyên khác… dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương da. Triệu chứng da mặt bị nổi sần ngứa là biểu hiện đặc trưng nhất.

da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Da mặt bị nổi sần ngứa do dị ứng là vấn đề về da khá phổ biến hiện nay, xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Ngoài ra, dị ứng da mặt còn có các biểu hiện khác nhu:

  • Da mặt đỏ, xuất hiện các đốm nhỏ, sần đỏ trên da
  • Phát ban, sưng phồng, nổi mề đay mẩn ngứa
  • Da mặt có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc châm chích
  • Da khô, bong tróc, nứt nẻ
  • Các triệu chứng khắc như sưng môi và lưỡi, mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt…

Da mặt là vùng da nhạy cảm và dễ bị dị ứng nhất. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, dị ứng trên da mặt có thể gây ra mụn mủ, sẹo lồi, sẹo lõm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng có thể lan sang mắt, lưỡi, môi và đường thở, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, để hạn chế những tác hại, bạn nên chủ động khám chữa để được chẩn đoán nguyên nhân, tác nhân dị ứng và có giải pháp chữa trị.

Tham khảo thêm: Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa

Dị ứng trên da mặt là hiện tượng dễ kích hoạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là da mặt bị nổi sần ngứa. Điều này thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Dị ứng da mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như mỹ phẩm, thời tiết, thực phẩm…

Dị ứng mỹ phẩm

Chị em phụ nữ thường sử dụng nhiều loại mỹ phẩm để làm đẹp cũng như chăm sóc da, đặc biệt là da mặt. Phấn, kem nền, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, dưỡng trắng, kem chống nắng… là những sản phẩm rất thông dụng.

Việc quá lạm dụng hay lựa chọn các sản phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng. Điều này có thể khiến cho tình trạng nổi sần ngứa xuất hiện trên da. 

Dị ứng thời tiết

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Dị ứng thời tiết thường dễ kích hoạt khi trời trở gió hay nhiệt độ thay đổi thất thường. 

Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương khi hiện trạng dị ứng thời tiết được kích hoạt. Tình trạng nổi sần ngứa trên da mặt do dị ứng thời tiết thường có xu hướng lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh nếu không sớm can thiệp.

Các yếu tố dị nguyên gây dị ứng

Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông thú… cũng rất dễ khiến làn da của bạn bị kích ứng. Nhất là những vùng da nhạy cảm như da mặt thì nguy cơ bị dị ứng sẽ cao hơn.

Ngoài việc nổi sần ngứa, da mặt của bạn còn có thể bị các phản ứng dị ứng tấn công và gây ra các triệu chứng khác. Chúng có thể là phát ban da trên diện rộng hay nổi mẩn đỏ…

Các yếu tố dị nguyên gây dị ứng
Dị ứng phấn hoa cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng, gây nổi sẩn ngứa

Tham khảo thêm: Da mặt bị tróc vảy trắng – nguyên nhân và cách xử lý đơn giản

Dị ứng thực phẩm

Dung nạp các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa. Tình trạng dị ứng thực phẩm thường kích hoạt bởi một số chất có trong đậu phộng, hải sản, các loại quả hạnh…

Ngoài triệu chứng nổi sần ngứa ở da mặt hay phát ban trên da gây ngứa ngáy, bạn có thể còn gặp các dấu hiệu toàn thân. Điển hình nhất là hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, giảm huyết áp…

Ngoài ra, tình trạng dị ứng xảy ra ở da mặt còn kích hoạt bởi các yếu tố sau:

  • Bạn sở hữu một làn da nhạy cảm
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm
  • Mệt mỏi, stress kéo dài

Cách chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hiệu quả 

Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn phải nắm nguyên nhân gây ra nó. Tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt cũng như tổn thương trên da sẽ có các biện pháp khắc phục phù hợp.

Điều cơ bản nhất bạn cần làm đó là tránh xa các tác nhân gây kích ứng, điển hình như các loại thực phẩm, hóa mỹ phẩm, yếu tố dị nguyên… Bên cạnh đó, bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các biện pháp cụ thể dưới đây:

Cách chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hiệu quả 
Tránh xa các yếu tố gây dị ứng là bước đầu tiên để cải thiện tình và phòng ngừa tình trạng dị ứng…

Tham khảo thêm: Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Trị dị ứng da mặt tại nhà bằng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu da, đồng thời có thể giúp ức chế nhanh cơn ngứa. Một số nguyên liệu thường được dùng như nha đam, bột yến mạch, dầu ô liu, bạc hà…

Những dược liệu này hầu hết đều rất lành tính với làn da và ít xảy ra tác dụng phụ, không chỉ giúp giảm ngứa mà còn cung cấp độ ẩm để giúp da mặt của bạn được khỏe khoắn hơn:

  • Dầu dừa: Bôi 1 lượng dầu dừa nguyên chất lên da mặt, massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phú. Sau đó, rửa sạch dầu dừa trên mặt bằng nước sạch.
  • Sữa chua: Rửa mặt thật sạch, thoa sữa chua không đường đều lên mặt, massage, thư giãn trong 20 phút, rửa mặt bằng nước sạch.
  • Nước muối: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để sát khuẩn, loại bỏ dị nguyên, rửa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
  • Nha đam: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cạo lấy phần gel. Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da mặt. Massage nhẹ nhàng, nhất là ở vùng da tổn thương rồi để yên trong khoảng 20 phút. Cuối cùng làm sạch da mặt với nước ấm.
  • Bột yến mạch: Chuẩn bị 1 chén bột yến mạch và 1 ít nước lọc. Hòa bột yến mạch và nước lại với nhau. Dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên da mặt rồi tiến hành massage trong 5 phút. Sau đó, vệ sinh da mặt sạch sẽ với nước ấm.
nha đam
Nha đam có thể làm giảm nhẹ 1 số triệu chứng dị ứng da

Ngoài ra, khi áp dụng các liệu pháp tự nhiên nhưng triệu chứng sần ngứa trên da vẫn không được cải thiện, bạn nên sớm đi thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp hơn với hiện trạng bạn đang gặp phải.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh

Sử dụng thuốc Tây y

Trong nhiều trường hợp, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa chỉ có thể được khắc phục khi có sự can thiệp của các liệu pháp y khoa. Điển hình nhất là sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc được dùng có thể là thuốc uống hay thuốc điều trị tại chỗ tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng trên da mặt kèm theo các dấu hiệu khác. Cụ thể:

Thuốc điều trị tại chỗ có thể là:

  • Genatreson
  • Gentrisone
  • Kedermfa
  • Calamine
  • Hydrocortisone
thuốc điều trị da dị ứng
Tùy thuộc vào tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc bôi ngoài da thích hợp

Thuốc uống thường là nhóm kháng Histamin thế hệ 2:

  • Terfenadin
  • Mizolastine
  • Acrivastin
  • Loratadin
  • Cetirizin

Dù là thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc uống, luôn tồn tại nguy cơ phát sinh tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này, tuân thủ hoàn toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa

Ngoài việc áp dụng các liệu pháp điều trị đã nêu, để khắc phục nhanh chóng tình trạng da mặt bị dị ứng, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và protein như rau xanh, hoa quả tươi, cá, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, gừng, trà xanh… để tăng cường đề kháng và mô liên kết dưới da.
  • Tránh thực phẩm dễ gây kích ứng như muối, đường, rượu, cà phê, thực phẩm cay nóng, hải sản, thịt bò, rau muống, thực phẩm chế biến sẵn… Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
  • Vệ sinh da mặt đúng cách, tránh sử dụng sữa rửa mặt chứa chất tẩy rửa mạnh và nước nóng.
  • Hạn chế gãi hoặc chà xát da mặt khi bị dị ứng để tránh tổn thương nặng nề.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
  • Thăm khám bác sĩ nếu có triệu chứng toàn thân hoặc biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa sẽ được khắc phục nhanh nếu bạn sớm phát hiện và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, hiện trạng này đôi khi phải cần đến sự chăm sóc y tế mới có thể cải thiện. Chính vì thế, bạn nên sớm thăm khám để kiểm soát tốt hơn tình hình, tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (43)

  1. Đặng Huyền
    Đặng Huyền says: Trả lời

    Bác sĩ ơi tự nhiên e dùng kem trắng da peach whipping tone up có giá 99k mà dùng sau 2 ngày bắt đầu thấy ngứa da mặt, 2 bên má ửng hồng mà lại sợ ba mẹ lo nên ko dám đi da liễu có cách nào giúp không ạ :((

  2. Wendy
    Wendy says: Trả lời

    Em 16t , trước đây từng sài nhầm mỹ phẩm có thuốc rượu, sau khi ngưng thì bị ngứa và da mặt bị nổi sần đỏ . Em phải làm sao ạ ? Em thật sự rất lo sợ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng chủ yếu xảy ra do sự gia tăng nồng độ hormone estrogen…

Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng Lactose xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ enzyme để tiêu hóa hoàn toàn thành phần…

Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Thuốc Lorastad là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng của…

Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Dị ứng thuốc sưng mắt có thể gây đau, căng cứng và khó chịu xung quanh mắt. Cảm giác này…

Thuốc Aerius được chỉ định để điều trị dị ứng viêm mũi, dị ứng ngoài da. Thuốc dị ứng Aerius- Chỉ định và các tác dụng phụ cần nắm rõ

Thuốc dị ứng Aerius là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, dị ứng nổi mề đay ở da... mang…

Chia sẻ
Bỏ qua