Dị ứng ba ba có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thịt ba ba có vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Ngoài ra, ba ba cũng được coi là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, hen suyễn, đổ mồ hôi trộm… Thế nhưng, dị ứng ba ba là một tình trạng nhiều người đang gặp phải, gây ra những triệu chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

Nguyên nhân dị ứng ba ba

Theo chuyên gia dinh dưỡng, 100g thịt ba ba chứa hơn 13 loại dưỡng chất như vitamin A, B, B2, carbohydrate, iod, sắt và có khả năng kháng ung thư.

Thịt ba ba cũng được xem là phù hợp cho người bệnh lao, viêm gan mạn tính và các bệnh lý ác tính sau điều trị hóa trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thịt này.

dị ứng ba ba
Thịt ba ba là món ăn bổ dưỡng nhưng lại dễ gây dị ứng, ngộ độc…

Một số nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc với ba ba có thể kể đến như:

  • Người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với thành phần có trong thịt ba ba hoặc hải sản.
  • Hàm lượng protein cao trong thịt ba ba có thể gây đầy bụng, khó tiêu đối với cơ thể kém hấp thu.
  • Sự phân hủy của thịt ba ba chết và đạm phân có thể tạo ra các chất độc, gây ngộ độc và dị ứng khi tiêu thụ.
  • Cơ thể ba ba thường chứa nhiều động vật, việc sử dụng không cẩn thận hoặc chế biến không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Tham khảo thêm: Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng ba ba có nguy hiểm không?

Thịt ba ba nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ra dị ứng nặng, đe dọa tính mạng. Đối với những người mẫn cảm, có cơ địa dị ứng, việc tiêu thụ thịt ba ba có thể gây ra sốc phản vệ và trụy tim mạch. Nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Sử dụng thịt ba ba đã chết để chế biến thành món ăn cũng có nguy cơ gây độc cao. Do thức ăn chính của ba ba là tôm cá, ốc, thủy sản, nên đường ruột của chúng chứa nhiều vi khuẩn có hại.

Khi ba ba chết, vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ, đồng thời axit amin trong thịt của chúng phân hủy nhanh chóng thành các chất gây độc.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thịt ba ba

Cũng giống như các hiện tượng dị ứng hải sản, dị ứng thịt bò, đậu phộng… dị ứng với thịt ba ba cũng có các biểu hiện tương tự. Cụ thể: 

nổi mề đay mẩn ngứa
Nổi mề đay, mẩn ngứa là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dị ứng ba ba

Trường hợp nhẹ

Khi các protein “lạ” đi vào cơ thể qua đường ăn uống, nếu hệ thống miễn dịch nhận định đây là các chất độc hại sẽ xuất hiện các hiện tượng ở mức độ nhẹ như:

  • Da xuất hiện mảng hồng hoặc trắng không đều, phát ban, mề đay, cảm giác ngứa.
  • Cảm giác nôn nao, khó chịu, buồn nôn và nôn.
  • Có thể đi kèm với đau bụng, tiêu chảy, hắt hơi, và chảy nước mũi.

Tùy vào cơ địa, lượng protein dung nạp vào cơ thể của mỗi người mà các triệu chứng xuất hiện ngay khi đang ăn hoặc sau khi ăn vài giờ.

Tham khảo thêm: Dị ứng nhộng tằm – Biểu hiện và các loại thuốc điều trị

Trường hợp nặng

Đối với người bị dị ứng nặng, ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể nổi mẩn đỏ hoặc kèm theo đau rát vùng thượng vị, khó thở, đau quặn bụng và tiêu chảy nhiều. Cũng có các biểu hiện như sau:

  • Thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể hôn mê.
  • Hô hấp: Khó thở kiểu hen suyễn, ngạt thở, co thắt thanh quản.
  • Niêm mạc: Mắt, mũi, miệng có thể sưng phù, sưng môi và sưng mắt.
  • Sốc phản vệ: Các dấu hiệu nhận biết bao gồm co thắt cơ của đường hô hấp, sưng cổ họng, tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
khó thở
Dị ứng với ba ba có thể gây khó thở kiểu hen suyễn và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác

Cách xử lý khi bị dị ứng ba ba

Ba ba được xếp vào loại thực phẩm dễ gây dị ứng, không phù hợp với người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm cùng với hải sản, nhộng, thịt bò, trứng, đậu phộng…

Nếu lần đầu tiên sử dụng nên dùng với lượng ít để xem có dị ứng hay không. Khi phản ứng dị ứng xảy ra ngay lần đầu ăn thì cần liệt chúng vào danh sách những món ăn cần tránh xa. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, cần:

Cách xử lý tại chỗ

Trong trường hợp nhẹ, khi người bệnh vẫn tỉnh táo và không có các triệu chứng như ngạt thở, tay chân lạnh, hoa mắt, nên kích thích nôn để loại bỏ thức ăn đã gây dị ứng.

Sau đó, cung cấp nhiều nước cho bệnh nhân và có thể sử dụng mật ong pha nước ấm, nước chanh pha loãng, trà gừng… để giải độc. Khi bệnh nhân gặp vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.

Việc này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng nghiêm trọng hơn bởi cơ thể cần đào thải độc tố ra ngoài. Thay vào đó, nên cho bệnh nhân uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể kịp thời.

dị ứng ba ba
Trong trường hợp bị tiêu chảy, có thể dùng dung dịch oresol để bù nước

Tham khảo thêm: Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất

Cách xử lý với trường hợp nặng

Thông thường, biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng ba ba là sốc phản vệ, được chia thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. Mức độ nhẹ bao gồm sợ hãi, chóng mặt, mề đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở, mất kiểm soát tiểu tiện…

Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Việc cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, có đầy đủ thuốc chống sốc và dụng cụ y tế hỗ trợ.

Cách điều trị dị ứng khi ăn ba ba

Khi phát hiện có các dấu hiệu dị ứng sau khi ăn ba ba, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:

Thuốc Tây y

Tùy theo triệu chứng, mức độ dị ứng mà sử dụng các thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Mề đay, tiêu chảy, nôn: Sử dụng thuốc giảm ngứa và kích thích đường ruột như atarax, clorpheniramin, dimedrol, periactin, phenergan… Có thể kết hợp với kem bôi chống ngứa chứa phenol, menthol, sulfat kẽm để làm dịu da.
  • Dị ứng nghiêm trọng: Sử dụng thuốc kháng histamin, có thể qua dạng uống hoặc tiêm như corticotropin, Epinephrine, thuốc chống co thắt phế quản…

Lưu ý: Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc. Các thuốc này đều có tác dụng phụ khi không được sử dụng đúng đối tượng, đối liều lượng…

thuốc kháng histamin
Các loại thuốc kháng histamin sẽ được chỉ định trong trường hợp dị ứng

Thuốc Đông y

Người bị dị ứng thịt ba ba có thể áp dụng các bài thuốc đông y lành tính để điều trị như:

  • Bài thuốc lá kinh giới: Lấy lá kinh giới hoặc tía tô tươi sao vàng, bọc vào miếng vải sạch, chà xát lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa. Không nên uống nước lá kinh giới sau khi ăn thịt ba ba.
  • Bài thuốc uống: Lấy ngưu bàng tử, cát cánh, bạc hà mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cam thảo, liên kiều, đậu xị mỗi thứ 10g; trúc diệp 8g sắc với nước để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống.
  • Bài thuốc xông: Lấy rễ cây bèo cái, thổ phục linh, củ ráy dại thái mỏng, lá ba chạc nấu với nước để xông hơi giúp giảm mề đay, mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy.

Tham khảo thêm: Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Biện pháp phòng ngừa dị ứng ba ba

Để hạn chế các triệu chứng dị ứng khó chịu, khi sử dụng thịt ba ba cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không sử dụng thịt ba ba đã chết hoặc chế biến sẵn để tránh nguy cơ thịt ươn chứa chất độc.
  • Tránh kết hợp thịt ba ba với rau kinh giới, trứng gà, đào, rau cải…
  • Lựa chọn thịt ba ba có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Không sử dụng cho người địa tạng hàn, người từng bị dị ứng hải sản, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh, người thừa đạm…
  • Không sử dụng cho người gầy ốm hoặc đang bệnh để tránh nguy cơ gây ra dị ứng.
dị ứng ba ba
Sử dụng thịt ba ba chất lượng, nguồn gốc rõ ràng để tránh ngộ độc, dị ứng

Dị ứng ba ba là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, vì vậy nên chủ động phòng ngừa và tìm kiếm sự can thiệp y tế kịp thời để giảm thiểu đến mức thấp nhất những triệu chứng. Bên cạnh đó, việc chủ động phòng ngừa bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh xa thực phẩm gây dị ứng… sẽ là cách đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 10:20 - 25/04/2024 - Cập nhật lúc: 11:31 - 25/04/2024
Chia sẻ:
trẻ bị dị ứng thức ăn Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết

Trẻ bị dị ứng thức ăn là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Dị…

Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này

Bị dị ứng thời tiết nên tắm gì tốt? Theo các chuyên gia, lá lốt, lá khế, lá ngải cứu...…

thuốc clorpheniramin 4mg Thuốc Clorpheniramin 4mg có tác dụng gì, giá bán và cách dùng

Thuốc Clorpheniramin 4mg thuộc nhóm thuốc kháng Histamine, có tác dụng khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy hay phát…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi người và loại thức ăn gây dị ứng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua