Dị ứng nhộng tằm – Biểu hiện và các loại thuốc điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhộng tằm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tốt cho trẻ em, người cao tuổi, người bị yếu thận, liệt dương, táo bón… Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này vì nguy cơ ngộ độc và dị ứng nhộng tằm khi ăn là rất cao nếu không dùng đúng cách.

Nguyên nhân dị ứng nhộng tằm

Dị ứng khi ăn nhộng tằm là hiện tượng cơ thể phản ứng tiêu cực với nhộng tằm do không chấp nhận một thành phần nào đó trong thực phẩm. Loại dị ứng này cũng tương tự với hiện tượng dị ứng thức ăn khác đậu phộng, trứng, sữa, thịt bò, hải sản…

dị ứng nhộng tằm
Dị ứng khi ăn nhộng tằm là hiện tượng thường gặp ở nhiều người

Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây dị ứng, ngộ độc dẫn đến tử vong do chất đạm bị phân hủy. Trong nhộng tằm có nhiều đạm, khoáng chất như canxi, photpho và các vitamin A, B1, B2, C….

Đặc biệt, trong bột nhộng tằm có tới 73,5 hàm lượng protein chứa nhiều axit amin quan trọng. Đây chính là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến do cơ thể sinh ra phản ứng với một hoặc một số axit amin có trong đạm của thực phẩm này.

Ngoài ra, cũng có trường hợp dị ứng với chất bảo quản natri sunfit, dùng để bảo quản nhộng. Hoặc do mua phải nhộng tằm để lâu, chất đạm phân hủy trở nên độc hại. Cũng có thể do ăn phải nhộng tằm ngâm hóa chất để chúng trở nên căng, thu hút hơn.

Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Biểu hiện dị ứng nhộng tằm

Ăn nhộng tằm bị dị ứng là hiện tượng thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Các biểu hiện nhận biết tình trạng này bao gồm:

  • Dị ứng nhẹ: Gồm các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, mặt đỏ, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản…
  • Dị ứng nặng: Bao gồm các biểu hiện như sốc phản vệ (co thắt cơ đường hô hấp, khó thở, sưng cổ họng), tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mạch đập nhanh, ngất xỉu, có thể đe dọa tính mạng.
dị ứng nhẹ gây nổi mề đay
Dị ứng nhẹ có thể gây nổi mề đay, ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy…

Cách xử lý khi bị dị ứng nhộng tằm

Tùy vào số lượng, mức độ mẫn cảm mà ở từng người sẽ có những phản ứng khác nhau. Để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, có thể xử lý như sau:

Cách xử lý tại chỗ

Khi có dấu hiệu bị dị ứng sau khi dùng nhộng tằm, cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý tại chỗ để hạn chế kịp thời những phản ứng xảy:

  • Đối với trường hợp nhẹ: Gây nôn để loại bỏ thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi cơ thể, sử dụng mật ong pha với nước ấm hoặc nước chanh ấm để giảm ngứa và các triệu chứng khác.
  • Đối với trường hợp da nổi ban đỏ mề đay Uống nước gừng pha với nước ấm để xoa dịu bụng. Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố bằng tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng dung dịch oresol để bù nước và điện giải.
  • Đối với trường hợp nặng: Gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Đặt người bệnh ở tư thế chân cao hơn đầu. Thực hiện hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Cách xử tại cơ sở y tế

Tùy theo mức độ dị ứng mà sẽ có những cách xử lý khác nhau. Với các trường hợp nhẹ người bệnh có thể xử lý tại nhà, tuy nhiên nếu muốn nhanh chóng cải thiện các triệu chứng thì nên đến bệnh viện để được điều trị. 

Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh, kem bôi với những phản ứng nhẹ. Nếu phản ứng nặng hơn, cần phối hợp thuốc kháng histamin với các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền.

Các loại thuốc điều trị dị ứng nhộng tằm

Căn cứ vào tình trạng, mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:

dị ứng nhộng tằm
Thuốc kháng histamin là loại thuốc thông dụng nhất được sử dụng cho các trường hợp dị ứng

Thuốc điều trị dị ứng nhẹ

Với các biểu hiện nhẹ, chỉ là mề đay cấp, phát ban, tiêu chảy nôn, có thể sử dụng:

  • Thuốc kháng histamin chống dị ứng như cetirizin, clorpheniramin,loratadin…
  • Kết hợp sử dụng cùng các loại kem bôi chống ngứa, làm dịu da có chứa menthol, phenol, sulfat kẽm…

Tránh sử dụng Clorpheniramin cho người cần sự tỉnh táo như làm việc trên cao, lái xe… Lý do là loại thuốc này thường dễ gây ra hiện tượng ngủ gà, an thần…

Với loratadin, cetirizin nếu sử dụng với liều cao có thể gây đau đầu, khô miệng… Tuyệt đối không nên gãi khi bị mề đay, ngứa vì càng gãi sẽ càng ngứa, tăng sẩn nề.

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Thuốc điều trị phản ứng dị ứng nặng

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng histamin, người bệnh dị ứng nhộng tằm cũng có thể được điều trị bằng:

  • Epinephrine: Tiêm ngay sau khi phản ứng dị ứng xảy ra, đặc biệt áp dụng trong trường hợp nguy cơ suy tim, trụy tim mạch cấp…
  • Corticoid đường uống hoặc tiêm: Dùng khi có co thắt hoặc để đề phòng sốc phản vệ.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Được sử dụng cho người bị phù thanh quản hoặc bị hen suyễn.

Lưu ý: Các loại thuốc này thường có tác dụng phụ, sử dụng không đúng liều lượng có thể gây tai biến, chóng mặt… Riêng với corticoid, nếu điều trị dài ngày có thể gây rối loạn chuyển hóa, teo da, phù mặt…

tiêm thuốc chống dị ứng
Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiêm những loại thuốc có dược tính mạnh hơn

Trị dị ứng bằng thuốc nam

Thường được áp dụng với trường hợp dị ứng không quá nghiêm trọng. Chỉ sử dụng khi có các biểu hiện như nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa. Một số bài thuốc thường dùng là:

  • Lấy 24g kinh giới sao vàng, sắc lấy nước để uống. Để giảm ngứa, có thể sử dụng một ít kinh giới sao vàng với cám gạo chà nhẹ lên da 2 – 3 lần/ngày.
  • Lấy 20g lá đơn tướng quân, 15g kim ngân hoa, 14g nhọ nồi, 13g thổ phục linh, 10g sài đất, 10g xích thược sắc với 400ml nước. Thấy còn một chén nước thì chắt uống, sử dụng 1 thang/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Lấy 15g cỏ mần trầu, 14g kinh giới, 14g bạc hà, 12g cam thảo đất, 10g ké đầu ngựa, 10g bèo tai tượng. Cho tất cả vào ấm, sắc với nửa lít nước uống trong ngày. 

Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Biện pháp hạn chế ngộ độc, dị ứng nhộng tằm

Để hạn chế dị ứng, ngộ độc khi sử dụng nhộng tằm, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chọn nhộng đúng cách

Chọn nhộng tằm đúng cách sẽ giảm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc loại thực phẩm này. Cụ thể:

  • Không ăn nhộng quá to để tránh hóa chất độc hại có thể được sử dụng để làm nhộng căng tròn.
  • Tránh ăn nhộng chết, nhận biết bằng màu vàng nhạt, đốt trên thân thâm đen và rời rạc.
  • Chế biến nhộng ngay sau khi mua về, nấu chín và sử dụng trong ngày, bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C.
chế biến nhộng tằm đúng cách
Nhộng tằm nên được chế biến ngay sau khi mua về

Ăn nhộng đúng cách

Ăn quá nhiều nhộng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dễ ngộ độc. Vì thế cần lưu ý:

  • Không dùng quá nhiều nhộng tằm, không quá 2 – 3 bữa/ tháng. 
  • Không chế biến một lần để ăn nhiều bữa vì dễ sinh ra chất độc.
  • Với trẻ em, nên cho ăn từng chút một để thăm dò trước, nếu không có dấu hiệu dị ứng mới được tiếp tục cho ăn lần sau.

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý

Thực phẩm kiêng kị dùng chung

Không biết cách chế biến, bảo quản và sử dụng phù hợp sẽ khiến nhộng tằm bị nhiễm độc, nghiêm trọng hơn người sử dụng có thể bị tử vong vì sử dụng nhộng nhiễm độc. Để tránh ngộ độc:

  • Không ăn nhộng tằm sống hoặc mới qua sơ chế.
  • Phải được rửa kĩ trước khi chế biến, không dùng chung với tôm cá hoặc rửa, sơ chế, chế biến cùng tôm cá.

Đối tượng không nên sử dụng

Không phải bất cứ ai cũng có thể dùng nhộng tằm, một số đối tượng không nên sử dụng là:

  • Người bệnh gout: Nhộng tằm có chứa nhiều đạm, vì thế người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn vì hàm lượng purin vượt quá mức cho phép sẽ khiến bệnh tái phát ngay lập tức.
  • Người có tiền sử dị ứng: Những người đã dị ứng với nhộng tằm trước đây thì không nên sử dụng nhộng tằm hoặc thức ăn có chứa nhộng tằm vì cơ địa đã không hợp với một số chất có trong loại thực phẩm này.

Có thể thấy, dị ứng nhộng tằm cũng giống như hiện tượng dị ứng các thực phẩm khác, đều là do cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng kháng một hoặc một số chất có trong các thực phẩm này. Vì vậy cần phải thận trọng khi sử dụng, nếu có các dấu hiệu dị ứng nên ngừng sử dụng ngay lập tức và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:53 - 24/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:48 - 24/04/2024
Chia sẻ:
ngứa như kim châm khắp người Ngứa như kim châm khắp người là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa như kim châm khắp người là triệu chứng vô cùng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống…

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Bị dị ứng thời tiết cần phải kiêng những gì là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mắc…

Thuốc dị ứng Cetirizin – Cách dùng và chống chỉ định

Thuốc dị ứng Cetirizin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường…

Dị ứng bỉm - Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé Dị ứng bỉm – Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé

Dị ứng bỉm thường gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa và nổi mẩn da. Đây là một vấn…

Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên

Tìm hiểu bệnh dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua