Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giác trên một vùng nhất định của cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều người lại bị dị ứng thuốc tê, gây ra các phản ứng không mong muốn từ nhẹ đến nghiêm trọng. Vì vậy, việc hiểu rõ về tình trạng này và cách thức hoạt động của thuốc là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Dị ứng thuốc tê là gì?

Một sự thật ít người biết là khi dùng thuốc tê, chúng ta thường nghĩ rằng các biến cố xảy ra là do sốc phản vệ. Đây thực ra là triệu chứng nguy hiểm nhất của dị ứng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

dị ứng thuốc tê
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng với thuốc tê với ngộ độc thuốc tê

Theo các bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức, cũng giống như các loại thuốc khác, khi đưa thuốc tê vào cơ thể có thể gây ra các vấn đề về dị ứng. Thế nhưng, nguy cơ dị ứng với thuốc tê là cực kỳ hiếm gặp.

Đặc biệt, qua các công trình nghiên cứu về thuốc tê, các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, việc dị ứng với thuốc tê gây ra sốc phản vệ, nhất là nhóm thuốc amid thực sự không hề tồn tại. 

Phân biệt dị ứng với ngộ độc thuốc tê

Nghiên cứu ở Đan Mạch chỉ ra rằng, không tìm thấy trường hợp nào dị ứng thực sự với thuốc tê. Thường thì nguyên nhân chính là ngộ độc thuốc tê, do không tuân thủ đúng liều lượng, kỹ thuật và khả năng chịu đựng của cơ thể.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người nhạy cảm với thuốc tê hoặc khi sử dụng ở các vị trí có mạch máu nuôi dưỡng cơ thể như đầu, mặt, cổ, cơ quan sinh dục, niêm mạc, khoang miệng…

Đặc biệt dễ xảy ra ở người thể trạng gầy, mắc bệnh suy gan, suy thận, suy tim, suy dinh dưỡng, trẻ em và người già…

thể trạng gầy
Ngộ độc thuốc tê thường xảy ra ở những người có thể trạng gầy

Tham khảo thêm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Triệu chứng dị ứng thuốc tê

Dị ứng với thuốc tê là một dạng của dị ứng thuốc, khi cơ thể phản ứng với thuốc bằng các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi, khó thở, nổi ban, tụt huyết áp và sốt.

Ngoài ra, có thể xuất hiện phù Quincke, mất bạch cầu hạt, nổi mẩn đỏ toàn thân, hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước. Trong đó:

  • Nổi mề đay là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, nhanh có thể từ  5 – 10 phút, chậm thì vài ngày. Người bệnh có cảm giác nóng, ngứa, da nổi sẩn mà hồng chung quanh có viền đỏ.
  • Có thể kèm theo khó thở, đau bụng, đau khớp, đau đầu, người mệt mỏi, sốt cao.
  • Phù Quincke: Là một dạng mề đay khổng lồ xuất hiện sau khi dùng thuốc, thường xảy ra ở các vùng da mỏng như môi, quanh mắt, cổ, bộ phận sinh dục thậm chí là họng hoặc thanh quản.
  • Sốc phản vệ: Có các triệu chứng như người bồn chồn, sợ hãi, hoảng hốt, xuất hiện các triệu chứng về tim mạch, hô hấp như khó thở, đau quặn bụng, mạch đập nhanh, tụt huyết áp…
  • Chứng mất bạch cầu hạt: Người sốt cao đột ngột, loét hoại tử niêm mạch miệng, mũi họng, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch…
  • Bệnh huyết thanh: Xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 2 – 14 ngày với các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, sưng nhiều hạch, sốt cao, nổi ban khắp người, mất ngủ…

Triệu chứng ngộ độc thuốc tê

Theo phác đồ điều trị ngộ độc thuốc tê Hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa Kỳ, tất cả những biểu hiện thay đổi về tinh thần hoặc tim mạch của người bệnh đang sử dụng thuốc tê dù là liều nhỏ nhất cũng phải được coi là ngộ độc thuốc tê.

Cần ưu tiên xử lý theo hướng ngộ độc thuốc tê vì việc nghi ngờ là sốc phản vệ sẽ chỉ làm bỏ lỡ thời gian vàng để sử dụng Lipid 20% làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Triệu chứng của chúng thường biểu hiện ở hai cơ quan là hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn. 

triệu chứng ngộ độc thuốc tê
Tình trạng ngộ độc thuốc tê thường chỉ xảy ra các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch

Tham khảo thêm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Ở hệ thần kinh trung ương

Ngộ độc thuốc tê có các biểu hiện rối loạn toàn thân, nhưng rõ rệt nhất là ở hệ thần kinh trung ương với hai dạng kích thích và ức chế:

  • Kích thích thần kinh: Biểu hiện ban đầu gồm hoa mắt, chóng mặt, thay đổi vị giác, tê quanh miệng, cảm giác miệng kim loại, thay đổi thính giác, nói nhóm, co giật một cơ hoặc một nhóm cơ, có thể gây co giật toàn thân…
  • Ức chế thần kinh: Biểu hiện bao gồm lơ mơ, ngủ gà, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê hoặc ngừng thở.

Ở hệ tim mạch

Triệu chứng ngộ độc thuốc tê ở hệ tim mạch cũng được chia thành hai dạng:

  • Dạng kích thích: Bao gồm nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, thường xuất hiện ban đầu và dễ nhầm lẫn với triệu chứng sốc phản vệ của dị ứng. Tuy nhiên, sốc phản vệ thường bắt đầu với dấu hiệu về da và co thắt cơ trên, không có biểu hiện về da như ngộ độc thuốc tê.
  • Dạng ức chế tuần hoàn: Các triệu chứng muộn bao gồm tụt huyết áp, rối loạn dẫn truyền nhĩ thấp, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm và ngừng tim.

Một số trường hợp có thể chỉ xuất hiện các dấu hiệu ở hệ thần kinh trung ương hoặc hệ tuần hoàn. Do đó, tránh nhầm lẫn giữa dị ứng và ngộ độc thuốc tê. 

Vì sao không thể xem ngộ độc thuốc tê là dị ứng thuốc tê?

Có một sự thật là rất nhiều người nhầm lẫn giữa dị ứng và ngộ độc thuốc tê. Đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau do đó phác đồ điều trị, cách sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ ưu tiên cũng hoàn toàn khác nhau.

dị ứng thuốc tê
Dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau

Việc nhầm lẫn trong triệu chứng và chẩn đoán sẽ dẫn đến việc sử dụng phác đồ xử lý điều trị không phù hợp, kết quả là bệnh nhân không được kịp thời cứu chữa. 

Dị ứng với thuốc tê rất hiếm so với ngộ độc thuốc tê. Nghiên cứu của Đan Mạch từ 2003 – 2014 trên 409 người nghi ngờ có phản ứng dương tính với thuốc tê thì không tìm thấy trường hợp dị ứng thực sự nào.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Điều trị ngộ độc thuốc tê

Nếu nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thuốc tê trong quá trình tiêm cần ngay lập tức ngừng tiêm, mở đường truyền tĩnh mạch và thực hiện như sau:

  • Đảm bảo đường thở thông thoáng và cung cấp oxy nồng độ cao để tránh co giật và tổn thương não.
  • Nếu có co giật, sử dụng benzodiazepin tiêm tĩnh mạch hoặc đặt hậu môn và đặt ống nội khí quản nếu cần thiết để hỗ trợ hô hấp.
  • Trong trường hợp trụy tim mạch, truyền dịch và thuốc co mạch như ephedrin, hoặc adrenalin nếu ephedrin không hiệu quả.
  • Xem xét sử dụng nhũ lipid ngay khi nghi ngờ ngộ độc thuốc tê. Bệnh nhân trên 70kg tiêm nhanh bolus 100ml nhũ tương lipid 20% trong 2 – 3 phút, bệnh nhân dưới 70kg tiêm bolus 1,5ml/kg nhũ tương lipid.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc tê

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê hoặc dị ứng thuốc tê cần:

  • Sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách, phù hợp với cơ địa của mỗi người.
  • Chọn thuốc ít độc tính, giảm liều với người yếu, người già. Tiêm chậm và rút pit tông liên tục khi tiêm để tránh tiêm vào mạch máu.
  • Sử dụng thuốc gây tê đồng thời với adrenalin để giảm tốc độ hấp thu vào máu.
  • Chuẩn bị sẵn đường truyền, thuốc và các phương tiện cấp cứu trước khi gây tê để kịp thời xử lý khi xảy ra ngộ độc.
  • Theo dõi người bệnh sau gây tê để phòng ngừa các triệu chứng ngộ độc chậm.
phòng ngừa ngộ độc thuốc tê
Sử dụng thuốc tê đúng liều, đúng cách, chọn thuốc ít độc tính để giảm thiểu tình trạng ngộ độc với loại thuốc này

Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Dị ứng với thuốc tê bao lâu khỏi?

Dị ứng với thuốc tê với thuốc tê là hiện tượng rất hiếm, không nên nhầm lẫn với ngộ độc thuốc tê là sốc phản vệ do dị ứng gây ra. Trong trường hợp phản ứng, cần cấp cứu bằng thuốc kháng độc kết hợp với adrenalin nếu không biết chính xác cơ chế phản ứng là ngộ độc hay dị ứng.

Với trường hợp dị ứng, không thể xác định được chính xác tình trạng này bao lâu thì khỏi. Bởi lẽ điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, tình trạng dị ứng, cơ địa của người bệnh, biện pháp chăm sóc sức khỏe… 

Dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê là các tình trạng y tế cần được chẩn đoán và xử lý cẩn thận. Để phòng ngừa, cần tiến hành các bước kiểm tra dị ứng và liều lượng phù hợp trước khi sử dụng thuốc. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng cần được báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà tại nhà

Trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà có thể giảm kích ứng và làm dịu da nhờ…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này

Nổi mụn do dị ứng thời tiết xuất hiện vào thời điểm da nhạy cảm và dễ bị kích ứng.…

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế đơn giản tại nhà

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế có ưu điểm là mang lại tác dụng rất nhanh. Người bệnh…

Bị ho do dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Ho do dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua