Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và Cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da mặt bị ngứa và nổi mụn gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho người bị. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc da đúng cách dễ gây biến chứng như viêm da, nổi mụn mủ, bội nhiễm, sẹo vĩnh viễn… Tìm đến bác sĩ da liễu hoặc sử dụng các phương pháp tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Da mặt bị ngứa và nổi mụn là bệnh gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, da là cơ quan lớn và đặc biệt nhạy cảm của con người, nhất là da mặt.

Da còn đóng vai trò bảo vệ, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại bên ngoài. Do đó khi da tiếp xúc với các yếu tố độc hại, chất gây dị ứng hoặc các yếu tố khác đều rất dễ bị kích ứng và dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, nổi mụn…

da mặt bị ngứa và nổi mụn
Da mặt bị ngứa kèm nổi mụn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh

Nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị ngứa kèm nổi mụn bao gồm da khô, bệnh dị ứng, tiếp xúc với các chất kích ứng da… Xác định nguyên nhân là cách hiệu quả nhất để điều trị tình trạng. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này như:

1. Bệnh viêm da

Khi da tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng nào đó sẽ khiến da bị ngứa kèm theo những đám mụn nhỏ li ti. Đây là dấu hiệu chung của các bệnh viêm da, điển hình là viêm da dị ứng. Tác nhân gây kích ứng da phổ biến bao gồm chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm hoặc một số thực phẩm nhất định.

Ngoài ra, bệnh vẩy nến, chứng đỏ mặt (Rosacea), các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng cơ địa, viêm da tiếp xúc… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mặt nổi mụn như rôm và ngứa.

Tham khảo thêm: Viêm da mặt nổi mụn và cách xử lý tốt nhất

2. Da bị nhiễm khuẩn

Mụn trứng cá hoặc các loại mụn nói chung đôi khi có thể khiến da bị ngứa. Và ngứa do mụn thường do vi khuẩn lây lan và làm cho mụn trên mặt nhiều hơn so với ban đầu. Mụn có thể là do mồ hôi, mỹ phẩm, lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Ngoài ra một số tình trạng nhiễm khuẩn khác cũng có thể dẫn đến da mặt bị ngứa và nổi mụn bao gồm: Thủy đậu, bệnh sởi, quai bị, bệnh chốc lở, nhiễm trùng da do vi khuẩn, nhiễm trùng nang lông hoặc viêm nang lông trên mặt.

da bị nhiễm khuẩn
Tình trạng da mặt bị ngứa kèm theo nổi mụn thường liên quan đến dị ứng, các bệnh viêm da, nhiễm khuẩn…

3. Bệnh Zona thần kinh

Zona thần kinh là tình trạng nhiễm trùng dây thần kinh và thường biểu hiện qua da. Triệu chứng phổ biến bao gồm đau, mảng đỏ, ngứa, chứa dịch và dễ vỡ.

Chúng thường ảnh hưởng đến hai bên mạn sườn, nhưng cũng có thể xuất hiện ở tai và mặt, cần được điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân cơ bản, tình trạng da mặt bị ngứa kèm nổi mụn có thể liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh gan, bệnh tuyến giáp, ung thư da, bệnh đa xơ cứng… Thiếu hụt sắt, dinh dưỡng và một số vitamin cũng có thể gây ra tình trạng này.

Da mặt bị ngứa và nổi mụn khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số tình huống nhất định, các triệu chứng có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở nên nghiêm trọng. Đôi khi, việc nổi mụn ngứa trên mặt có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng da mặt bị ngứa kèm nổi mụn kéo dài hơn 2 tuần mặc dù đã cố gắng khắc phục.
  • Mụn ngứa kèm theo mệt mỏi, sụt cân hoặc sốt kéo dài.
  • Ngứa gây mất tập trung hoặc khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Mụn bị vỡ trông giống như bị nhiễm trùng.
thăm khám bác sĩ
Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu tình trạng da có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng

Tham khảo thêm: Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Cách chữa da mặt bị ngứa và nổi mụn hiệu quả

Điều trị cho tình trạng da mặt bị nổi mụn ngứa cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tránh làm trầy xước hoặc tổn thương da mặt là rất quan trọng để không làm kích ứng da, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, mụn ngứa trên da mặt có thể gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, cần cẩn thận chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Cách chữa tại nhà

Trong trường hợp da mặt bị không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà như sau:

  • Chườm khăn lạnh hoặc viên đá bọc trong vải mỏng lên mặt khi cảm nhận cơn ngứa để làm dịu, tránh gãi hoặc cào làm trầy xước da.
  • Lau mặt hoặc rửa mặt bằng khăn ướt, đặc biệt khi xác định nguyên nhân gây mụn ngứa liên quan đến các chất kích ứng.
  • Rửa mặt bằng nước ấm pha muối loãng để sát khuẩn và giảm ngứa ngoài da.
  • Thoa hỗn hợp mật ong và chanh tươi lên vùng da mặt bị nổi mụn và ngứa, sau đó vệ sinh sạch sẽ da mặt bằng nước.

Đa số người bệnh thường chọn mẹo chữa dân gian tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Tuy nhiên, nó chỉ hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng ngứa và làm sạch da, không có hiệu quả trong điều trị triệt để.

Áp dụng các phương pháp dân gian theo cảm tính có thể gây nguy cơ bội nhiễm da do thiếu vệ sinh và kiểm chứng. Nhiều trường hợp sau khi tự trị viêm da tại nhà đã gặp phải biến chứng, khiến mụn nổi nhiều hơn và phải tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ, vì vậy nên hết sức thận trọng.

Cách chữa da mặt bị ngứa và nổi mụn hiệu quả
Chườm khăn lạnh sạch lên mặt có thể giúp vệ sinh da sạch sẽ

2. Da mặt bị ngứa và nổi mụn dùng thuốc gì hiệu quả?

Một thói quen nữa của nhiều người khi gặp các vấn đề về da mặt là tùy tiện sử dụng các loại thuốc được cho là có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm như: 

  • Sử dụng kem kháng Histamin không kê đơn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại kem hiệu quả và an toàn. Tránh sử dụng kem chứa Corticoid, vì cần phải tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ và có thể làm mỏng da.
  • Cân nhắc sử dụng kem Hydrocortisone không kê đơn hoặc các loại kem làm dịu da như Calamine. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, cần ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tại cơ sở y tế, trường hợp nổi mụn kèm theo ngứa trên da mặt nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc mạnh hơn như:

  • Thuốc Hydrocortisone hoặc kem kháng Histamin theo toa.
  • Thuốc ức chế miễn dịch không chứa steroid, điển hình là Calcineurin.
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin để chống ngứa và hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện quang trị liệu bằng tia cực tím.

Y học hiện đại có thể loại bỏ triệu chứng nổi mụn và ngứa trên da mặt nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Hạn chế của thuốc Tây là có thể gây ra tác dụng phụ như khô da, teo da, rạn da, lão hóa… Đối với da mặt nhạy cảm, tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

3. Chữa bằng Đông y

Theo Đông y, các triệu chứng như ngứa da, đỏ da, nổi mẩn, nổi mụn trên mặt… không chỉ là do tác nhân bên ngoài mà còn liên quan trực tiếp đến chức năng của các tạng phủ và hệ miễn dịch.

Cơ thể không đủ khả năng chống lại các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm nhập, dẫn đến tích tụ dưới da và gây ra các triệu chứng da mặt.

Để khắc phục tình trạng này, Đông y tập trung vào bồi bổ các tạng phủ, đặc biệt là tạng can, tăng cường giải độc, ổn định cơ địa, bổ huyết, lưu thông khí huyết, giải phóng phong hàn, phong nhiệt ra khỏi cơ thể. Nhờ vào đó, bệnh lý sẽ được giảm và da mặt trở nên mềm mịn, sạch mụn.

Chữa bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y được nhiều người lựa chọn để cải thiện chứng dị ứng da

Phòng ngừa tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn

Để sở hữu một thể chất khỏe mạnh, một làn da rạng rỡ, thì việc ngăn ngừa các tình trạng dị ứng da là điều vô cùng cần thiết thay vì bị bệnh rồi mới chữa bệnh. Bạn có thể thực hiện một cách phòng ngừa sau:

  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh từ rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại giàu vitamin A, C, E như cam, bưởi, dưa hấu… Ăn các loại đồ mát giúp giải nhiệt cho cơ thể.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, cùng với việc bổ sung nước ép trái cây để tăng cường khoáng chất.
  • Hạn chế ăn hải sản và đồ ăn cay nóng, cũng như tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng hoặc xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, không làm bít tắc lỗ chân lông. Tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn để chọn sản phẩm phù hợp.
  • Kiểm tra kỹ thành phần có trong sản phẩm trước khi sử dụng, tránh các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây kích ứng da.
  • Vứt bỏ các mỹ phẩm đã mở nắp từ sau 6 đến 12 tháng, bởi môi trường có thể làm thay đổi tính chất của sản phẩm và gây hại cho da.

Tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn cần được điều trị kịp thời để tránh những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng. Việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia da liễu sẽ giúp xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Chăm sóc da đúng cách và theo dõi liên tục là chìa khóa để duy trì làn da khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Ăn dứa bị dị ứng là một hiện tượng phổ biến có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ…

Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng phụ nghiêm trọng mà cơ thể có thể gặp phải khi…

Dấu hiệu dị ứng son môi và cách khắc phục

Dị ứng son môi có thể gây sưng, đỏ, ngứa và hình thành vảy da quanh môi. Sử dụng sản…

Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?

Dị ứng với khẩu trang y tế là một vấn đề không phổ biến, nhưng có thể gây ra cảm…

Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý

Dị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển rất thường gặp. Khi cá ngừ…

Bình luận (2)

  1. Thao
    Thao says: Trả lời

    C da e mới biêu da xong noiir mụn ngứa là do nguyên nhân sao ạk

  2. Đoàn Quốc Hưng
    Đoàn Quốc Hưng says: Trả lời

    Da con bị nổi mụn trứng cá li ti khá nhiều ở mặt và hay bị ngứa mặt khi cơ thể nóng lên, ngứa như mấy cây kim đâm vậy ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua