Ngủ dậy bị sưng môi trên là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngủ dậy bị sưng môi trên là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể. Tình trạng này thường tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần dễ gây tổn thương môi, mất thẩm mỹ. Hiểu được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này là cách tốt nhất để có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngủ dậy bị sưng môi trên là bệnh gì?

Sưng môi trên là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng như trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai… Dựa vào nguyên nhân cụ thể mà tình trạng có thể kéo dài vài giờ hoặc một vài ngày, hoặc cũng có thể tái phát theo chu kỳ.

ngủ dậy bị sưng môi trên
Hiện tượng bị sưng môi trên khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế

Sưng môi trên khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của Hội chứng Melkersson-Rosenthal (viêm môi hạt). Bệnh này phát triển ở trẻ em và kéo dài đến khi trưởng thành, trở thành tình trạng mãn tính.

Môi trên có thể trở nên khô cứng, chuyển màu nâu đỏ, rạn nứt và đau đớn, đồng thời cơ thể có thể xuất hiện sưng môi trên và sốt. Đây là hội chứng mãn tính, có thể liên quan đến di truyền.

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên hội chứng này thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, nhưng trong hầu hết các trường hợp các nguyên nhân có thể được xác định và xử lý một cách dễ dàng.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm da dị ứng – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

1. Môi sưng do phản ứng dị ứng

Dị ứng thời tiết, thực phẩm, thuốc hoặc các phản ứng với vết đốt, cắn của côn trùng cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi. Các tác nhân này khá phổ biến và thường đi kèm một số triệu chứng khác như:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng
  • Ngứa xung quanh môi hoặc bên trong miệng
  • Phát ban hoặc nổi mề đay mẩn ngứa
sưng môi trên
Dị ứng thời tiết, thực phẩm có thể khiến ngủ dậy bị sưng môi trên

Dị ứng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, có thể gây sưng môi trên khi ngủ dậy. Các phản ứng nhẹ bao gồm phát ban và ngứa. Trong các trường hợp nặng, có thể gặp sưng môi kèm theo nổi mề đay, ho, thở khò khè và phù mạch. Đây là dấu hiệu ghiêm trong cần chăm sóc y tế.

Biến chứng dị ứng có thể gây sốc phản vệ, các triệu chứng bao gồm tức ngực, sưng môi, lưỡi và phế quản. Điều này có thể gây khó thở và cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để tránh tình trạng xấu nhất.

2. Mề đay vô căn

Mề đay vô căn là một dạng dị ứng cơ địa không xác định được nguyên nhân. Bệnh có tính chất phức tạp hơn mề đay thông thường, việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn khi không xác định được căn nguyên để loại bỏ.

Trường hợp không được điều trị hiệu quả, mề đay vô căn dễ tái phát dai dẳng, dẫn đến các biến chứng viêm da, bội nhiễm, phù mạch và sốc phản vệ. Mề đay sưng môi thường được chữa trị hiệu quả bằng giải pháp nâng cao thể trạng, tăng cường chức năng giải độc gan, thận…

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Và Cách Chữa Trị Ngăn Tái Phát

3. Viêm hoặc nhiễm trùng da

Hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi có thể là do mụn nhọt hoặc mụn nang ở gần môi gây ra. Mụn nang là loại mụn nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến các tổn thương da như nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.

Nhiễm trùng Herpes xung quanh môi có thể gây sưng môi khi ngủ dậy. Virus phát triển và gây ra các triệu chứng qua đêm trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, viêm mô tế bào cũng có thể xuất hiện ở môi và gây sưng môi.

Đây là tình trạng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xử lý phù hợp nhất.

Viêm hoặc nhiễm trùng da
Mụn nhọt có thể gây ra tình trạng ngủ dậy bị sưng môi trên

4. Vấn đề về cơ bắp và thần kinh

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cơ mặt cơ bạn khi bạn ngủ. Điều này dẫn đến hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi hoặc các triệu chứng tương tự khác.

Nhạc sĩ chơi kèn hoặc người chơi nhạc cụ thuộc bộ hơi thường dành nhiều giờ liên để mím môi khi chơi nhạc cụ. Điều này làm các mô tế bào ở môi bị căng thẳng, tổn thương và có thể dẫn đến sưng môi khi cơ thể nghỉ ngơi.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần cho thời gian để các tế bào ở môi hồi phục. Hạn chế áp lực lên môi bằng cách tránh chơi nhạc cụ hoặc các động tác gây áp lực. Nếu sưng môi kéo dài hơn 24 giờ, hãy thăm bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị cụ thể.

5. Vấn đề nha khoa

Các vấn đề nha khoa và thẩm mỹ nha khoa như niềng răng có thể gây sưng môi khi ngủ dậy. Sâu răng, nhiễm trùng nướu, mọc răng số 8 (răng khôn)… cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nên tìm đến bác sĩ nha khoa để có biện pháp xử lý đúng đắn.

6. Chấn thương

Chấn thương trên môi khi ngủ cũng có thể dẫn đến việc ngủ dậy bị sưng môi trên hoặc môi dưới. Các dạng tổn thương này thường là vết cắn, cắn, rách, trầy xước hoặc bầm tím trên môi do tác động ngoại lực.  

Đây là tình trạng sưng môi tạm thời và có thể tự khỏi được mà không cần điều trị y tế. Điều quan trọng là bạn cần tránh các tác động lên môi hoặc làm nhiễm trùng vết thương.

Chấn thương gây sưng môi
Tình trạng sưng môi cũng xảy ra do các chấn thương tại khu vực này

Tham khảo thêm: Dị ứng nổi mụn khắp mặt và cách điều trị cho hiệu quả nhanh

7. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng sưng môi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Ung thư môi, mặc dù không phổ biến nhưng cũng có thể gây sưng môi. Tuy nhiên, ung thư môi thường gây sưng môi dưới và đau bên trong khoang miệng. Rất hiếm khi xảy ra ở môi trên.
  • U nang ở môi trên cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ dậy sưng môi trên. Điều này thường xuất hiện ở một bên môi gây sưng to, đau đớn và có thể có mủ.
  • Dấu hiệu đột quỵ cũng bao gồm sưng môi khi ngủ dậy kèm theo chảy nước dãi hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện.

Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh nguy hiểm, gọi cấp cứu nếu nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ. Đây là tình trạng khẩn cấp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi khi hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi trên có thể cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Đến bệnh viện ngay khi:

  • Sưng môi kèm các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, sưng miệng, lưỡi hoặc phế quản.
  • Mụn nang gây đau nhức, co giật cơ mặt, gây khó khăn khi mở miệng hoặc không thể ăn uống.
  • Sưng môi kéo dài hơn 24 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện tình trạng sốc phản vệ, hãy gọi cho cấp cứu ngay để tránh tình trạng xấu nhất.

Cách làm hết sưng môi khi ngủ dậy bạn nên biết

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng môi mà có cách xử lý khác nhau. Trong các trường hợp nhẹ, việc điều trị có thể tiến hành tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng ngủ dậy sưng môi có thể cần được điều trị y tế thậm chí là phẫu thuật.

1. Cách trị sưng môi tại nhà

Đối với trường hợp ngủ dậy bị sưng môi trên không rõ nguyên nhân và không có dấu hiệu nguy hiểm, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau:

  • Chườm lạnh với viên đá bọc trong vải mỏng để giảm viêm, sưng và đau. Nhớ không chườm đá trực tiếp lên môi để tránh tổn thương.
  • Sử dụng túi trà đen hoặc thoa trà đen đặc lên môi để giảm sưng. Đảm bảo làm lạnh túi trà hoặc nước trà trước khi áp dụng để tránh tổn thương.
  • Thoa mật ong lên môi để kháng khuẩn và làm lành tổn thương tự nhiên. Rửa sạch môi trước khi thoa và để yên trong 10 – 15 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách trị sưng môi tại nhà
Có thể dùng biện pháp chườm lạnh tại nhà khi ngủ dậy bị sưng môi trên

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm cho môi để hạn chế tình trạng khô hoặc nứt nẻ. Thoa kem chống nắng cho môi cũng là điều cần thiết để tránh cháy nắng và các dạng tổn thương mô khác.

Nhưng nhớ rằng, các phương pháp này chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng sưng môi tại thời điểm đó. Vấn đề sưng môi khi ngủ dậy có thể tái phát, thậm chí nghiêm trọng hơn khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi bị sưng môi do các bệnh lý bên trong cơ thể.

Chỉ chữa bên ngoài thường không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm viêm nhiễm, tổn thương và bội nhiễm môi, vùng miệng.

Tham khảo thêm: Viêm môi dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

2. Chữa sưng môi trên bằng thuốc Tây y

Đối với trường hợp sưng môi trên nghiêm trọng hơn, cần đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên môn để điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể đề xuất:

  • Thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen hoặc Corticosteroid để giảm sưng và tụ máu.
  • Thuốc kháng Histamine cho dị ứng, giảm ngứa và cảm giác nóng rát ở môi.
  • Thuốc kháng virus hoặc kháng khuẩn cho trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng da.
  • Trường hợp rối loạn thần kinh hoặc vấn đề về cơ mặt có thể cần điều trị xâm lấn hơn, có thể sử dụng thuốc giãn cơ như Gablofen.
  • Nếu nghi ngờ ung thư môi, cần điều trị bằng phương pháp đặc trị hoặc phẫu thuật.

Khi điều trị bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh cần sử dụng thận trọng và tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bác sĩ để phòng tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt lá các loại thuốc chứa Steroid và Corticoid có thể gây hại cho da, tăng nguy cơ bội nhiễm, kháng thuốc…

Nếu gặp phải tình trạng ngủ dậy bị sưng môi trên, bạn nên lưu ý theo dõi và ghi chép các triệu chứng đi kèm để trao đổi cụ thể với bác sĩ. Cũng đừng quên thử các biện pháp chăm sóc nhẹ nhàng tại nhà như uống nhiều nước, tránh các yếu tố gây dị ứng, chườm lạnh… Sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng khó chịu này.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:

Bình luận (44)

  1. Lê tính
    Lê tính says: Trả lời

    Tôi cũng hay bị sưng môi như thế này nhưng nghĩ là dị ứng bình thường vì để 1-2 hôm nó tự khỏi, xin hỏi trường hợp của tôi có cần phải dùng thuốc gì điều trị không, tôi bị như thế này vài năm nay rồi, Tôi Đang ở Đức, Làm thêzs nào mua được thuốc của trung tâm vậy ạ ,

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào Bạn Lê tính!
      Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Trung tâm.Trong trường hợp bạn ở xa không sắp xếp tới thăm khám trực tiếp được, Trung tâm có dịch vụ hỗ trợ tư vấn từ xa cho bạn nhé. Để nhanh chóng hơn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với hotline (028) 7109 6699/ 0904 778 682 hoặc liên hệ qua fanpage của trung tâm để các bác sĩ của Trung tâm nắm rõ tình trạng bệnh của bạn để đưa ra nhưng chẩn đoán chính xác cũng như hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn nhé. Ngoài ra, trung tâm cũng có hỗ trợ tư vẫn miễn phí trên nền tảng zalo đối với những bệnh nhân ở xa qua số: 0904749145.
      Trân trọng!

  2. Bùi Văn Sâm
    Bùi Văn Sâm says: Trả lời

    Tôi lâu lâu ăn hải sản cũng có triệu chứng sưng môi như thế. Nhưng mà cũng không nghĩ là bệnh mề đay mọi người à. Có thuốc gì chữa khỏi được bẹnh này lâu dài không?

  3. Hà Phương Linh
    Hà Phương Linh says: Trả lời

    Xin chào mọi người, tôi bị dị ứng son môi, mỗi lần dùng son miệng đều bị sưng và rất ngứa, tôi đã thử dùng qua vài loại nhưng đều bị thế, vậy tình trạng như tôi có phải biểu hiện của bệnh mề đay không ?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Hà Phương Linh,
      Với tình trạng dị ứng son môi của bạn, trước hết bạn hãy ngưng dùng các loại son, sử dụng lá Trà xanh nấu nước loãng rửa môi và dưỡng ẩm bằng mật ong hoặc dầu dừa. Bạn theo dõi, nếu còn hiện tượng sưng môi liên tục sau khi đã dừng các loại mỹ phẩm, bạn cần đi khám và điều trị nhé. Bạn có thể liên hệ đến số 024 7109 6699 hoặc 0983845445 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể bạn nhé.
      Thông tin đến bạn !

  4. loan kim - 89
    loan kim - 89 says: Trả lời

    có cách nào để giảm sưng, giảm ngứa nhanh đối với bệnh mề đay sưng môi này k, xin giải đáp giúp

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào Bạn Loan Kim,
      Với tình trạng bị sưng môi bạn có thể chườm đá lạnh, đỡ sưng đau rất tốt, lưu ý mỗi lần chỉ nên chườm khoảng 15 phút và không nên đặt trực tiếp đá vào da, nên đặt qua một tấm vải mỏng, da của môi mỏng nên rất dễ bị bỏng lạnh bạn nhé.
      Nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám để bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bạn nhé!
      Thông tin đến bạn!

  5. Trần Quốc Quang
    Trần Quốc Quang says: Trả lời

    Trẻ em bị mề đay sưng môi nên dùng những loại nào trong bài thuốc Tiêu ban giải độc thang để điều trị ? con mình mới 7 tuổi, cháu bị từ bé đến giờ, nhà mình đã đưa con ra cả bệnh viện nhi trung ương khám nhưng đều không đỡ

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào Bạn! Với tình trạng của bé, cần uống 2 loại là Giải độc hoàn và Bình can hoàn trong bài thuốc Tiêu ban giải độc thang, đây hoàn toàn là các thuốc bổ gan, nhuận gan, thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho các bà bầu và phụ nữ có đang cho con bú, trẻ em, người lớn. Thời gian điều trị bệnh kéo dài từ 2-3 tháng bạn nhé.
      Mời bạn và bé đến trực tiếp Trung tâm tại Hà Nội hoặc TP HCM để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
      Hân hạnh đón tiếp bạn và bé tại Trung tâm!

  6. Linh Chi
    Linh Chi says: Trả lời

    Cả nhà mình cho e hỏi bị sưng môi sưng mắt sau khi ngủ đậy thì nếu uống thuốc này có phải kiêng gì không nhỉ, e ăn nhiều lắm kiêng hết thì toi.hi. E thấy bảo kieng hải sản vs thịt bò nữa à toàn thứ e thích.

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào Bạn!
      Các loại thức ăn như hải sản, thịt bò có nhiều chất đạm, histamin tự do có thể gây ngứa và dị ứng tăng thêm. Vì vậy trong thời gian bạn bị nổi mề đay dị ứng, bạn nên kiêng các đồ ăn trên cũng như bổ sung thêm nhiều loại vitamin để tăng sức đề kháng.
      Nếu còn vấn đề thắc mắc khác, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện tới 1 trong 2 số hotline của trung tâm 024 7109 6699 – 0983 059 582 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kĩ hơn bạn nhé.
      Chúc bạn sức khoẻ

  7. Vũ Thị Lương
    Vũ Thị Lương says: Trả lời

    Nguyên nhân của mề đay sưng môi này là gì, từ bé đến lớn tôi chưa bao giờ bị bệnh này nhưng 3 hôm nay tự dưng môi dưới sưng rất to, cả lưỡi cũng bị sưng, chỗ tôi đang có dịch nên chưa đi khám được

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Vũ Thị Lương,
      Theo tây y thì tình trạng sưng môi trên khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của Hội chứng Melkersson-Rosenthal (viêm môi hạt). Tình trạng mãn tính, có thể liên quan đến di truyền. Theo quan điểm đông y thì những triệu chứng bạn kể đó là những triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay mẩn ngứa. Bệnh mề đay phần lớn xuất phát từ gan, do chức năng gan thận suy giảm gây ra bệnh, Trung tâm thuốc dân tộc dùng bài thuốc Tiêu ban giải độc thang đây hoàn toàn là các thuốc bổ gan, nhuận gan, thanh nhiệt, giải độc ,Thời gian điều trị bệnh kéo dài từ 2-3 tháng bạn nhé. Bạn có thể liên hệ đến số 024 7109 6699 hoặc 0983845445 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể bạn nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

  8. Đinh Thị Thương
    Đinh Thị Thương says: Trả lời

    Anh chị ơi cho em hỏi bệnh này có lây không ạ. Khoảng mấy ngày gần đây nay em thường xuyên nổi mề đay. em đang cho con bú không biết bệnh này có lây cho con em không

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Đinh Thị Thương!
      Bệnh mề đay mẩn ngứa không lây từ mẹ sang con nhưng theo nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ bị dị ứng da thì con cái cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn. Vì thế bạn nên sớm điều trị bằng thuốc đặc hiệu điều trị vào căn nguyên của bệnh, hiện bên trung tâm có bài thuốc Tiêu ban giải độc có thể điều trị dứt điểm bệnh cho bạn nhé. Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng gọi đến số điện thoại 024 7109 6699 hoặc số 0983845445 bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  9. Đào Văn Hoàng
    Đào Văn Hoàng says: Trả lời

    Thời gian làm việc bên nhà thuốc như thế nào vậy. Tôi định Chủ nhật đến khám

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Đào Văn Hoàng!
      Trung tâm làm việc tất cả các ngày trong tuần. Sáng từ 8h- 12h chiều từ 1h30 -17h30 chiều bạn nhé. Nếu bạn định đến khám sau 17h30 bạn vui lòng gọi vào 1 trong 2 số hotline của Trung tâm 024 7109 6699 – 0904 749 145 để đặt lịch trước và để trung tâm tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.
      Hân hạnh đón tiếp bạn tại Trung tâm!

  10. chu lợi
    chu lợi says: Trả lời

    tôi đang mang thai được 6 tuần . mấy bữa nay nổi ngứa khắp người . trên người nổi những mẩn đỏ , nổi dề dề đầy cả người , ngứa ngáy khó chịu . đi khám bác sĩ chẩn đoán bị nổi mề đay mang thai , chỉ kê thuốc bôi thôi . mà cũng không hết ngứa , tôi có dùng được thuốc đông y tiêu ban được không bác sĩ

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào Bạn chu lợi!
      Bài thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh mề đay với ưu điểm vượt trội đi sâu vào điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh, loại bỏ nguyên nhân bên ngoài, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, đây là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ nguồn dược liệu tại vườn dược liệu chuyên canh đạt chuẩn WHO của Trung tâm. Chính vì vậy bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và cả trẻ nhỏ. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bài thuốc để điều trị nhé.Tuy nhiên đối với từng bệnh trạng khác nhau, các bác sĩ sẽ tăng giảm liều lượng thuốc để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại của bạn hoặc liên hệ với hotline (028) 7109 6699/ 0904 778 682 để các bác sĩ của Trung tâm nắm rõ tình trạng bệnh của bạn để đưa ra nhưng chẩn đoán chính xác cũng như hướng dẫn cụ thể hơn nhé.
      Thông tiên đến bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dị ứng xi măng Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng

Dị ứng xi măng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến, thường xuất hiện ở công…

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội…

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đôi…

Thuốc dị ứng Cetirizin – Cách dùng và chống chỉ định

Thuốc dị ứng Cetirizin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường…

Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi người và loại thức ăn gây dị ứng.…

Chia sẻ
Bỏ qua