21 Công dụng của Đậu Nành và lưu ý cho nam – nữ

Làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp xương chắc khỏe, cải thiện các triệu chứng mãn kinh… là những công dụng của đậu nành mang đến cho người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của đậu nành và những lưu ý khi sử dụng thực phẩm này sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Đậu nành là một loại cây thuộc họ đậu được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới trọng khu vực Châu Á. Hạt của cây được sử dụng làm thực phẩm nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nó có thể được sử dụng dưới các dạng dùng nguyên hạt, xay sữa uống, làm đậu hũ, đậu phụ, ủ lên men, làm nước tương, chế biến dầu ăn hoặc sử dụng làm thực phẩm chay thay thế cho đạm động vật.

công dụng của đậu nành
Sỡ hữu thành phần dinh dưỡng dồi dào, đậu nành mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Các thành phần dưỡng chất có trong một cốc hạt đậu nành ( khoảng 155g ) bao gồm:

  • Calo: 189 kcal
  • Chất xơ: 8.1g
  • Carbohydrate: 11,5g
  • Vitamin: B6, C, E, K
  • Protein: 16,9g
  • Chất béo: 8.1g
  • Khoáng chất: Sắt, đồng, magie, photpho, kẽm, mangan
  • Isoflavones daidzein
  • Genistein
  • Chất xơ prebiotic 
  • Niacin
  • Các chất khác: Thiamine, Folate, Riboflavin

21 công dụng của đậu nành

Với nguồn dưỡng chất dồi dào kể trên, đậu nành mang đến rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp như:

1. Chống lão hóa, giảm thâm nám, tàn nhang, làm trắng da

Ẩn trong hạt đậu nành nhỏ bé là vô số những dưỡng chất quý cho da như isoflavone và genistein, các loại axit amin, sắt, kẽm, vitamin A, B12, E.Trong khi isoflavone và genistein có tác dụng ức chế quá trình lão hóa, làm da săn chắc thì các thành phần còn lại giúp duy trì độ ẩm, tăng cường sức sống cho làn da.

  • Chuẩn bị: Hạt đậu nành
  • Cách dùng: Đậu nành ủ lấy giá. Dùng 500g giá phơi khô, cho vào chảo sao vàng, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần lấy 1 thìa cafe bột pha với một ít rượu uống khi bụng đang đói. Dùng liên tục 3 – 5 tháng để cải thiện sắc tố da từ bên trong.

2. Đậu nành ngăn ngừa loãng xương

Đậu nành chứa hàm lượng canxi vượt trội hơn so với những thực phẩm khác. Do vậy mà việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành với tần suất đều đặn sẽ giúp xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh hơn và phòng chống được nhiều bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là loãng xương.

Cùng với đó, bổ sung Estrogen từ đậu nành cũng có tác dụng làm chậm lại tiến trình phá hủy xương khi phụ nữ bước vào giai đoạn tuổi mãn kinh.

3. Đậu nành cải thiện số đo ba vòng ở phụ nữ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn đậu nành hoặc sử dụng các chế phẩm của nó như đậu hũ, sữa đậu nành trong ba tháng đã cảm nhận rõ sự khác biệt về vóc dáng. Đặc biệt thực phẩm này có thể giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa tích tụ ở vòng bụng bằng cách tăng cường chất xơ và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ vậy chị em phụ nữ luôn duy trì được vóc dáng lý tưởng.

tác dụng của đậu nành
Phụ nữ thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành giúp cải thiện kích thước vòng 1

Ngoài ra, đậu nành còn kích thích bài tiết hormone nữ estrogen. Loại hormone này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tuyến vú ở người phụ nữ. Nó giúp phái đẹp sở hữu được vòng một nảy nở, săn chắc và quyến rũ.

4. Cải thiện các triệu chứng của bệnh mãn kinh ở phụ nữ

Phụ nữ tuổi trung niên thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu do chứng mãn kinh gây ra như suy giảm trí nhớ, rụng tóc, lo âu, trong người bốc hỏa, tính tình thay đổi… Nguyên nhân chính là do sự suy giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen.

Sử dụng đậu nành chính là một giải pháp đơn giản để làm giảm những tác động của tuổi mãn kinh đối với sức khỏe của phụ nữ. Với thành phần isoflarm dồi dào, đậu nành giúp bổ sung estrogen thực vật giúp cơ thể cân bằng hormone trong cơ thể.

Chính vì vậy, phụ nữ tuổi trung niên được khuyến khích nên thường xuyên ăn đậu nành hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu nành để có thể trải qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.

5. Đậu nành ngăn ngừa ung thư vú

Đây cũng là một công dụng của đậu nành đối với chị em phụ nữ. Theo nghiên cứu, hoạt chất Genistein trong đậu nành có thể giúp bảo vệ tế bào, ức chế sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ung thư vú. 

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn chứa Daidzein. Khi được sử dụng với liều cao, Daidzein  giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt các tác nhân gây ung thư và phá hủy các chất có hại trong cơ thể, qua đó góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa ung thư.

6. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị béo phì

Đậu nành rất giàu chất đạm thực vật, các vitamin và khoáng chất nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột chất béo no thấp. Chính vì vậy mà thực phẩm này thường có mặt trong thực đơn của người bị thừa cân, béo phì. Nó hoạt động tích cực trong việc chuyển hóa chất béo, đào thải lượng mỡ dư thừa tích cụ ở bụng, mông, đùi và hai bên cánh tay, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp bạn luôn duy trì được vóc dáng lý tưởng.

7. Tốt cho người bị tiểu đường

Đậu nành là thực phẩm lý tưởng cho người bị tiểu đường. Sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào, loại hạt này có khả năng làm giảm tỷ lệ đường được hấp thu vào máu, góp phần kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường từ đậu nành:

  • Chuẩn bị: Mộc nhĩ (20g), giá được ủ từ hạt đậu nành (250g), đậu phụ (200g). 
  • Cách sử dụng: Dùng nấu canh hoặc xào ăn với liệu trình khoảng 15 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là cách nhiều người đang áp dụng để giảm cân một cách an toàn.

8. Giúp tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng

Thiếu hụt protein là nguyên nhân chính khiến cho mái tóc bị khô giòn, gãy rụng nhiều. Bằng việc tăng cường các sản phẩm từ đậu nành trong bữa ăn hàng ngày, bạn đã bổ sung cho cơ thể một nguồn protein dồi dào, giúp mái tóc được chắc khỏe, dày mượt hơn.

Ngoài ra, thành phần isoflavone trong đậu nành cũng giúp cân bằng hormone trong cơ thể, giúp phái đẹp ngăn ngừa rụng tóc. Hợp chất genistein được tìm thấy trong thực phẩm này lại có tác dụng giảm gãy rụng tóc bằng cách bảo vệ nang tóc và tăng cường bổ sung tinh chất dưỡng ẩm cho da đầu.

Dân gian có bài thuốc chữa rụng tóc từ đậu nành như sau:

  • Chuẩn bị: Hạt đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mè đen, đậu phộng mỗi thứ 30g, đường cát trắng 50g.
  • Cách dùng: Các loại hạt đem sao cho chín thơm, nghiền thành bột mịn. Đường trắng nấu với một ít nước cho tan hết rồi trộn chung với hỗn hợp bột kể trên, vo viên hoàn cỡ bằng hạt ngô rồi dàn đều ra một cái mâm đem ra nắng phơi khô dùng dần. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần một ngày, uống với nước đun sôi để nguội. 

9. Chống cao huyết áp, máu nhiễm mỡ

Tiêu thụ đậu nành đều đặn có thể giúp cơ thể đào thải bớt lượng mỡ dư thừa trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ.  Bên cạnh đó hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận, người bị cao huyết áp tiêu thụ protein từ đậu nành có thể làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu xuống từ 4-8 mmHg và giảm huyết áp tâm trương xuống từ 3-5 mmHg. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

đậu nành
Đậu nành giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở những bệnh nhân bị cao huyết áp

Có thể sử dụng đậu nành làm thuốc chữa cao huyết áp, máu nhiễm mỡ theo cách dưới đây:

  • Chuẩn bị: Đậu nành (250g), nấm hương (10g), đậu phụ (200g)
  • Cách thực hiện: Trước tiên, cho đậu nành vào nồi, đổ lượng nước đủ ăn vào ninh nhừ. Tiếp tục cho nấm hương và đậu phụ vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Thêm chút hành ngò và tiêu, dọn ăn khi còn nóng. Dùng món này trong 15 ngày liên tục, sau đó nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn thêm một liệu trình mới cho đến khi chỉ số huyết áp và mỡ máu được ổn định.

10. Đậu nành giúp tăng cường trí nhớ

Cải thiện trí nhớ cũng là một trong những tác dụng của đậu nành không phải ai cũng biết. Nhờ chứa một lượng lớn hoạt chất lecithin, đậu nành có thể nâng cao chức năng hoạt động của thần kinh, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, giúp đầu óc được tỉnh táo, minh mẫn.

11. Điều trị cảm nắng, phù nề toàn thân bằng đậu nành

  • Chuẩn bị: 30g đậu nành, 48g sơn khương, 30g hoàng kỳ và 90g hạnh nhân, một ít rượu trắng.
  • Cách chế biến: Các vị thuốc bắc đem sắc kỹ lấy nước rồi dùng nước này đem hầm đậu cho nhừ. Cuối cùng thêm rượu vào dọn ăn hết trong 1 lần. Lặp lại 2 – 3 lần mỗi tuần để sức khỏe nhanh hồi phục.

12. Chữa trúng phong ở phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị trúng phong có thể dùng đậu nành khắc phục theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Hạt đậu nành, củ sắn dây, độc hoạt, thạch thiềm thừ lượng bằng nhau.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

13. Đậu nành cầm máu, làm khô tổn thương viêm ngoài da, thông tắc tuyến sữa

  • Chuẩn bị: Một ít hạt đậu nành
  • Cách dùng: Giã nát đậu nành rồi đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị
cách sử dụng đậu nành làm thuốc
Đậu nành giã nát đắp ngoài ngực giúp thông tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh

14. Chữa gan nhiễm mỡ

Đậu nành được kết hợp với đậu phộng làm thuốc chữa gan nhiễm mỡ. Bài thuốc dân gian này khá đơn giản, rẻ tiền nên được nhiều người áp dụng.

  • Chuẩn bị: 50g đậu nành, 10g đậu phộng. 
  • Cách dùng: Cả hai đem ngâm trong nước lạnh 10 tiếng cho mềm. Vo sạch vỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn với 100ml nước. Cuối cùng lọc lấy nước cốt rồi đem nấu chín, chia làm 2 lần uống. Có thể thêm vào chút đường để loại bỏ cảm giác ngấy.

15. Trị ra mồ hôi trộm

Trẻ em, người lớn hay bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm có thể dùng đậu nành theo một trong 2 cách:

  • Cách 1: Dùng 1 lạng đậu nành và 50g tiểu mạch đem sắc với 500ml nước lấy 300ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị dùng thuốc 11 ngày liên tục.
  • Cách 2: Kết hợp hạt đậu nành, long nhãn, hạt sen mỗi thứ 20g với bách hợp 15g và ngũ vị 10g. Sắc thuốc và uống tương tự như cách trên.

16. Chữa ngộ độc thức ăn, ngộ độc nấm

Theo y học cổ truyền, đậu nành có công dụng tiêu độc nên được dùng làm thuốc giải độc khẩn cấp trong các trường hợp bị ngộ độc thức ăn, nhất là ngộ độc nấm.

  • Chuẩn bị: 100g hạt đậu nành sống
  • Cách dùng: Xay nhuyễn đậu với 1 ly nước đun sôi để nguội. Lọc nước cho người bệnh uống để giải độc, kích thích nôn ói hết thức ăn độc ra ngoài. Nếu sau khi dùng thuốc mà người bệnh chưa nôn ra được thì tiếp tục lấy hạt đậu nành sắc nước đặc cho bệnh nhân uống.

17. Đậu nành chữa trúng gió, tự ra nhiều mồ hôi, ói mửa ra nước

  • Chuẩn bị: 250g đậu nành, 1 lít rượu
  • Cách dùng: Đậu nành sao đen đem chưng với rượu. Chắt nước uống 2 lần một ngày, mỗi lần 20 – 40ml.

18. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Một cuộc nghiên cứu về tác dụng của đậu nành với sức khỏe tim mạch đã nghi nhận, những người tiêu thụ 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giảm được hàm lượng cholesterol xấu trong máu xuống từ 7 – 10%. Cũng theo Hiệp hội FDA Hoa Kỳ, bổ sung 25g protein đậu nành vào thực đơn hàng ngày có thể giảm được đáng kể hàm lượng chất béo bão hòa trong cơ thể. Những tác dụng trên cho phép người sự dụng có thể ngăn ngừa được nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến tim mạch.

Cách giảm cholesterol trong máu bằng đậu nành:

  • Chuẩn bị: 200g đậu nành, 2 – 3 cái lá dứa
  • Cách dùng: Đậu nành ngâm trong 8 – 10 tiếng, rửa sạch, vớt ra cho ráo nước. Cho đậu vào máy xay với 1 lít nước cho đến khi nhuyễn mịn. Cuối cùng, lọc sữa đem đun sôi, thêm lá dứa vào nấu cùng cho thơm. Để nguội, uống mỗi ngày 1 – 2 ly.
sữa đậu nành lá dứa
Uống 1 – 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày giúp giảm cholesterol trong máu

19. Trị thiếu máu do thiếu chất sắt

Ăn đậu nành chính là cách bổ sung hàm lượng chất sắt dồi dào, dễ hấp thu cho các trường hợp bị thiếu máu do thiếu hụt chất sắt. Ngoài ra, có thể kết hợp đậu nành với các thực phẩm khác để chữa thiếu máu theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Đậu nành và đường đỏ mỗi loại 150g, 200g hạt ngô tẻ, 150ml sữa tươi, 4 trái trứng gà ta và 150g bột mì.
  • Cách dùng: Lấy hai loại hạt gồm đậu nanh và ngô đem sao thơm, nghiền bột mịn, sau đó đem trộn chung với tất cả các nguyên liệu còn lại cho đều. Nếu thấy hỗn hợp vẫn còn khô thì thêm vào một chút nước. Đổ bột vào khay, đem nướng chín thành bánh. Mỗi lần ăn 2 cái x 3 lần/ngày khi đói bụng.

20. Chữa bệnh viêm gan mãn tính

Trong Đông y, đậu nành được sử dụng làm dược liệu chữa viêm gan mãn tính.

  • Chuẩn bị: Đậu nành và đan sâm lượng bằng nhau
  • Cách dùng: Sấy khô cả 2 và tán thành bột mịn. Sau đó trộn chung với nước mật ong và đường phèn vo thành viên hoàn nhỏ bằng hạt ngô. Phơi khô thuốc, bảo quản trong hũ kín dùng dần. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần mỗi ngày khi bụng đang đói.

21. Trị xót ruột, tích nhiệt ở dạ dày

  • Chuẩn bị 500g đậu nành, 300g tiết lợn 
  • Cách dùng: Tiết lợn luộc chín, thái miếng vừa ăn. Hạt đậu tương đem hầm như rồi cho tiết vào nấu chung, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Chia ăn 2 – 3 lần trong 10 ngày liên tục.

Lưu ý khi sử dụng đậu nành

  • Đậu nành là thực phẩm có độ an toàn cao nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ ở dạ dày và ruột như táo bón, đầy hơi và buồn nôn. Một số trường hợp bị dị ứng với protein hoặc các thành phần khác trong đậu nành dẫn đến các biểu hiện như ngứa da, phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, sốc phản vệ. Vì vậy, nếu bạn chưa từng dùng các sản phẩm từ đậu nành bao giờ hoặc thêm đậu nành vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh thì nên thận trọng.
  • Hầu hết các loại đậu nành hiện nay đều là sản phẩm biến đổi gen (GMO). Chúng chứa ít chất dinh dưỡng nhưng lại gây ra nhiều mối nguy về mặt sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi biết chắc chắn đó là đậu nành hữu cơ được mua ở những cửa hàng uy tín.
  • Trong đậu nành tươi chứa một số chất có hại. Vì vậy, bạn không nên ăn đậu nành sống hoặc uống sữa đậu nành khi chưa được nấu chín. Khi chế biến các món ăn từ đậu nành, đậu phụ cũng không nên đun quá lâu gây biến chất.
  • Một số người có sở thích đánh trứng chung với sữa đậu nành để uống. Thói quen này có thể gây hiện tượng khó tiêu, đầy bụng vì thành phần tripsin trong đậu nành khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ kết tủa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Các chế phẩm từ đậu nành sau khi chế biến xong thì nên dùng ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong ngày. Không dùng sản phẩm đã để qua đêm hoặc có dấu hiệu ôi thiu
  • Tránh ăn đậu nành cũng như uống quá nhiều sữa đậu nành cùng lúc gây dư thừa chất dinh dưỡng và dẫn đến đau bụng, đi ngoài. Đối với sữa đậu nành người lớn cũng không nên uống quá 500ml mỗi lần.
  • Tương tác thuốc: Dùng đậu nành cùng lúc với các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Erythromycine có thể khiến các chất dinh dưỡng bị phá hủy.
  • Tránh dùng sữa đậu nành cho các đối tượng: Người có tì vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, di tinh, tiểu nhiều về đêm, thận hư.
  • Một số mẹ bỉm xay đậu nành lấy sữa cho trẻ bú thay thế cho sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức. Điều này là không nên bởi nếu chỉ dùng sữa đậu nành thì sẽ không cung cấp đủ nhu cầu chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
  • Đối với nam giới: Nhiều quý ông lo ngại việc đưa đậu nành vào trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất testosterone ở nam giới. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào chỉ ra điều này. Việc bổ sung 70 gram protein hoặc 240 mg isoflavone chiết xuất từ đậu nành mỗi ngày không gây sụt giảm lượng testosterone được tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:06 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Đậu đũa: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Đậu đũa có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả chứa hầu hết các nhóm chất thiết yếu cho cơ…

Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa Ho và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao khắc phục?

Ho hay buồn nôn đều là cơ chế giúp loại bỏ các dị vật, sinh vật có khả năng xâm…

Cảm giác chán ăn buồn nôn – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cảm giác chán ăn và buồn nôn rất thường xảy ra và có thể gặp phải ở tất cả các…

Yến chưng gừng Yến Chưng Gừng Chế Biến Thế Nào Đảm Bảo Dinh Dưỡng?

Yến chưng gừng là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ…

Yến Huyết: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán, Nơi Mua Uy Tín Yến Huyết: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán, Nơi Mua Uy Tín

Yến huyết được biết đến là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại yến sào…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua