Đan sâm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Với tác dụng bổ huyết, giải khí trệ và huyết ứ, dược liệu đan sâm thường được sử dụng trong bài thuốc trị mất kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, suy tim,… Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để giảm cơn đau do viêm khớp cấp, thấp khớp thể nhiệt và hàn.

đan sâm
Đan sâm là thảo dược quý, có tác dụng điều huyết, giải huyết ứ và khí trệ

  • Tên gọi khác: Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Huyết căn, Xích sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Hồng sâm,…
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
  • Tên dược: Radix salvia miltiorrhiza
  • Họ: Hoa môi/ Húng/ Bạc hà (Lamiaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Đan sâm là cây thân cỏ, cao từ 30 – 80 cm và sống lâu năm. Cây có thân màu đỏ nâu, nhỏ và vuông, bề mặt thân có các rãnh dọc. Lá màu lục, mọc đối xứng và có lông nhỏ.

đan sâm
Hoa của cây mọc thành chùm dài, có màu đỏ tím hoặc tím nhạt

Hoa mọc ở đầu cành, tạo thành chùm, mỗi chùm dài khoảng 12 – 15cm. Hoa có màu đỏ tím hoặc tím nhạt, mỗi vòng gồm có 4 – 9 hoa nhỏ. Hoa nở vào tháng 5 – 8, sau đó sai quả vào tháng 6 – 9, quả nhỏ, chỉ dài khoảng 3mm.

2. Bộ phận sử dụng

Rễ của cây.

3. Phân bố

Thảo dược phân bố chủ yếu ở Trung Quốc (Hà Bắc, Giang Tô, Tứ Xuyên, Sơn Tây,…). Hiện nay cây đã được di thực vào Việt Nam và trồng tại Tam Đảo.

4. Thu hái và sơ chế

Thu hái rễ của cây vào tháng 11 – 12 hằng năm, sau đó rửa sạch, bỏ rễ con và phơi khô.

Có thể dùng sống hoặc bào chế bằng cách thái phiến, thêm rượu và ủ trong vòng 1 giờ, sau đó đem sao với lửa nhỏ cho khô (theo tỷ lệ 10:1).

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm, gió và côn trùng.

6. Thành phần hóa học

Dược liệu chứa các thành phần hóa học như iso cryptotanshinone, cryptotanshinone, ceton, methyl-tanshinone, vitamin E, acid lactic,…

Vị thuốc Đan sâm

1. Tính vị

Vị đắng, không có độc, tính hơi hàn.

2. Qui kinh

Qui vào Can, Tâm và Tâm bào.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng chống đông máu và cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
  • Cải thiện chức năng tim nên có khả năng ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
  • Tác dụng giãn động mạch vành.
  • Tác dụng hạ huyết áp.
  • Giảm nồng độ triglicerid trong máu và gan.
  • An thần, kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư.

Theo Đông y:

  • Công dụng: Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, thanh tâm, khứ ứ và trừ phiền.
  • Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, hạ tiêu kết thành hòn cục, mất ngủ, hồi hộp, bế kinh, sưng đau khớp và nhọt sưng tấy.

4. Cách dùng – liều dùng

Dùng đan sâm ở dạng sắc, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với một số dược liệu khác. Liều dùng trung bình 6 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu đan sâm

Với tính năng hoạt huyết và khứ ứ, đan sâm thường được sử dụng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh về máu như huyết tụ, bầm tím, ban ứ huyết và máu lưu thông chậm,…

đan sâm
Dược liệu đan sâm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ chữa các bệnh phụ khoa

  • Bài thuốc 1: Dùng đan sâm 20 – 40g, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 – 4g uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía, ngày dùng 2 lần để điều kinh và bài tiết dịch ứ bên trong.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hương phụ 8g, đan sâm 15g và trạch lan 12g hoặc dùng tiểu hồi 8g, đan sâm và đương quy mỗi thứ 15g. Đem các vị tán thành bột và dùng với liều lượng tương tự bài thuốc trên.
  • Bài thuốc 3: Phối hợp ích mẫu thảo, đào nhân, hồng hoa và đan sâm để điều trị chứng đau bụng khi hành kinh.

2. Bài thuốc trị đau bụng do các nguyên nhân khác

  • Bài thuốc 1: Dùng sa nhân, nhũ hương và một dược mỗi thứ 6 – 10g, đan sâm 12 – 20g và xích thược 8 – 12g. Đem sắc uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị sa nhân 6g, đan sâm 40g và đàn hương 6g. Sắc bài thuốc này uống đều đặn có tác dụng giải huyết ứ khí trệ và làm giảm triệu chứng đau vùng thượng vị.

3. Bài thuốc chữa viêm khớp cấp tính

  • Chuẩn bị: Hy thiêm thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi thứ 20g, đan sâm 12g, tỳ giải và kê huyết đằng mỗi thứ 16g, cam thảo nam và ý dĩ mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc thành nước và dùng hàng ngày.

4. Bài thuốc bổ Tư can

  • Chuẩn bị: Đương quy 2000g, thù nhục 200g, đan sâm 400g, thanh bì và chỉ thực mỗi thứ 200g, mạch môn, đơn bì, trạch tả và bạch linh mỗi thứ 200g, hà thủ ô đỏ, hoài sơn và ngọc trúc mỗi thứ 400g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn, sau đó thêm mật ong vào nhào thành viên. Mỗi viên hoàn có trọng lượng khoảng 5g, mỗi ngày uống từ 4 – 6 viên.

5. Bài thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất máu ở phụ nữ sau khi sinh nở

  • Chuẩn bị: Địa hoàng 12g, đan sâm 8g, mạch môn 10g, huyền sâm 12g, thiên môn 10g, toan táo nhân, phục linh, đương quy, bá tử nhàn và viễn chí mỗi thứ 8g, cát cánh 6g, ngũ vị tử 6g và chu sa 0.6g.
  • Thực hiện: Để chu sa riêng, các vị khác sắc và uống cùng với chua sa. Hoặc tán bột và làm thành viên, mỗi ngày dùng 20g.

6. Bài thuốc chữa viêm khớp đi kèm với tổn thương ở tim

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kim ngân hoa 20g, đảng sâm 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, đan sâm 20g, hoàng kỳ 16g, hoàng bá 12g, liên kiều 12g, táo nhân 8g, hoàng cầm 12g, phục linh 8g, viễn chí và mộc hương mỗi thứ 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2 (dùng khi có loạn nhịp tim): Dùng kim ngân hoa và sinh địa mỗi thứ 20g, a giao, hạt vừng, liên kiều, mạch môn, đại táo mỗi thứ 12g, đảng sâm 16g, đan sâm 16g, gừng sống 4g. Ngày sắc uống 1 thang cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng ké đầu ngựa, đảng sâm, kim ngân hoa, thổ phục linh và ý dĩ mỗi thứ 20g, đan sâm 12g, tỳ giải, bạch truật và kê huyết đằng mỗi thứ 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

7. Bài thuốc chữa suy tim

  • Chuẩn bị: Bạch truật, xuyên khung, trạch tả, mã đề, ý dĩ, ngưu tất, mộc thông và đan sâm mỗi thứ 16g, đảng sâm 20g.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang.

8. Bài thuốc chữa đau nhói vùng tim và đau tức ở ngực

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị uất kim, xuyên khung và trầm hương mỗi thứ 20g, hương phụ chế, qua lâu, xích thược và hẹ mỗi thứ 12g, đan sâm 32g và đương quy vĩ mỗi thứ 10g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng uất kim, hoàng kỳ, xích thược, hồng hoa và xuyên khung mỗi thứ 20g, đan sâm 32g, trầm hương, đảng sâm và đương quy mỗi thứ 16g, hương phụ và mạch môn mỗi thứ 12g. Đem các vị sắc thành nước uống, ngày dùng 1 thang.

9. Bài thuốc điều trị thấp khớp mãn tính thể nhiệt

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ, kê huyết đằng, rau máu, hy thiêm, độc hoạt, thổ phục linh, đan sâm, thạch cao, địa hoàng, uy linh tiên, khương hoạt, thiên hoa phấn mỗi thứ 12g, cam thảo 4g và bạch chỉ nam 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

10. Bài thuốc điều trị thấp khớp thể hàn

  • Chuẩn bị: Đảng sâm 20g, đan sâm 12g, ngưu tất 10g, u chát chìu, thục địa, thổ phục linh, độc hoạt, tang ký sinh, kê huyết đằng, xích thược, thiên niên kiện, khương hoạt và đỗ trọng mỗi thứ 12g, nhục quế 8g, hoài sơn 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày.

11. Bài thuốc chữa sưng gan, đau vùng gan và viêm gan mãn tính

  • Chuẩn bị: Nọc sởi và đan sâm mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống thay cho trà/ nước hằng ngày.

12. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh và mất ngủ

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị viễn chí 4g, quả trắc bá, đan sâm, táo nhân sao và liên tâm mỗi thứ 8g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hạt muồng sao, bạch thược, ngưu tất, đan sâm, đại táo, mạch môn và huyền sâm mỗi thứ 16g, toan táo nhân và dành dành mỗi thứ 8g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang.

13. Bài thuốc chữa xơ gan giai đoạn đầu

  • Chuẩn bị: Nhân trần 20g, đan sâm 16g, bạch truật 12g, cam thảo, gừng, đại táo và đại phúc bì mỗi thứ 6g, ý dĩ 16g, bạch thược, hoàng kỳ, bạch linh và sài hồ mỗi thứ 10g, chi tử và ngũ gia bì mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu, ngày dùng 1 thang.

14. Bài thuốc chữa động kinh

  • Chuẩn bị: Đảng sâm, kỷ tử, bạch truật và hà thủ ô mỗi thứ 12g, cam thảo và trần bì mỗi thứ 6g, đan sâm 8g, phục linh, bột rau thai nhi và viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo và trần bì mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống hoặc tán bột làm thành viên.

15. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn

  • Chuẩn bị: Bạch thược, đan sâm, uất kim, thanh bì, bạch truật, bạch linh và sài hồ mỗi thứ 8g, gừng 4g, hương phụ, bạc hà và cam thảo mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

16. Bài thuốc chữa di chứng của viêm não Nhật Bản

  • Chuẩn bị: Quyết minh tử sao 16g, huyền sâm, đơn bì, bạch thược, sinh địa, huyền sâm, đơn bì và bạch thược mỗi thứ 12g, đan sâm 12g, liên tâm, hoàng bá, câu dằng và lá bọ mẩy mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

17. Bài thuốc chữa đinh râu

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa, thạch cao và bồ công anh mỗi thứ 40g, tạo giấc thính 16g, đan sâm và sinh địa mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

18. Bài thuốc trị viêm tắc động mạch chi

  • Chuẩn bị: Đương quy vĩ 16g, hoàng kỳ và đan sâm mỗi thứ 20g, tô mộc, hồng hoa, nhũ hương, bạch chỉ, xích thược, đào nhân, một dược, nghệ, quế chi mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

19. Bài thuốc trị đại tiện ra máu, chảy máu mũi hoặc chảy máu dưới da

  • Chuẩn bị: Mao căn 40g, hồng hoa 4g, đan sâm 12g, đơn bì, liên kiều, xích thược, ích mẫu và bạch thược mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

20. Bài thuốc trị phong nhiệt ghẻ lở

  • Chuẩn bị: Hạt sà sàng 16g, đan sâm 20g và thổ sâm 16g.
  • Thực hiện: Nấu nước sôi, để ấm và rửa lên vùng da bị tổn thương.

21. Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: Bồ công anh 100g, mộc thông, thông thảo, huyền sâm và xa tiền mỗi thứ 16g, đan sâm 12g và sài đất 40g, tạo giác thích 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

22. Bài thuốc chữa mất kinh

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đảng sâm và bạch truật mỗi thứ 12g, ngưu tất, thăng ma, đương quy, bạch thược và sài hồ mỗi thứ 8g, đan sâm 8g, cam thảo 4g và trần bì 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Những điều cần chú ý khi dùng đan sâm

Đan sâm kỵ giấm, úy diêm thủy và phản lê lô, vì vậy cần tránh dùng phối hợp với những dược liệu này.

Một số dược liệu có trong bài thuốc từ đan sâm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm dược liệu khác:

Ngày đăng 02:12 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:09 - 29/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (30)

  1. Hà Thu _93
    Hà Thu _93 says: Trả lời

    Đan sâm này tốt lắm, nhà tôi uống quanh năm, người già thì dỡ đau lưng mỏi gối, người trẻ thì hết đau bụng kinh, kinh nguyệt cũng đến đều hơn. Thuốc dành cho tất cả mọi người là đây, đối với mỗi tình trạng bệnh sẽ có cách sử dụng khác nhau nhưng rất là hiệu quả đó

    1. nguyễn Thị Thu Trang
      nguyễn Thị Thu Trang says:

      Đây là rễ thôi hay là cả cây đấy chị, sắc uống có đắng lắm không. Nó có tác dụng gì thế

    2. Trung Tâm Dược Liệu VietFarm says:

      Chào bạn, đan sân dùng làm thuốc là rễ của cây được thu hoạch vào tháng 11 – 12 hằng năm, sau đó rửa sạch, bỏ rễ con và phơi khô sau đó ngâm rượu hoặc săc suống tùy mục đích sử dụng. Đan sâm có rất nhiều tác dụng vì nó bổ huyết, giải khí trệ và huyết ứ, thường được sử dụng điều trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, suy tim,…Bạn còn điều gì thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ số điện thoại 096 171 6466 để được các chuyên gia tư vấn kĩ hơn nhé! Chúc bạn sức khỏe !

  2. Đỗ ĐÀO Lịm
    Đỗ ĐÀO Lịm says: Trả lời

    Có chị em nào gặp tình trạng kinh nguyệt không đều như em không, có tháng thì thấy 2 lần nhưng có đợt thì lại mấy tháng ko thấy ra, mng bảo dùng đan sâm điều hòa kinh nguyệt tốt lắm, có mẹ nào dùng chưa

    1. Kiều Hoàng
      Kiều Hoàng says:

      Trước 2 năm chị dâu mình cũng bị y hệt bạn, nhiều tháng còn đau bụng kinh dữ dội, dùng nhiều thuốc giảm đau lại sợ đau dạ dày nên bây giờ cũng hạn chế. Có một đợt dùng cao ích mẫu nhưng cao ích mẫu vướng vào vụ làm xùm nào đó và mọi người khuyên không nên dùng rồi mình bỏ. Sau chị gái mình nghe bạn bè mách cũng đặt đan sâm và hương phụ ở trung tâm Vietfarm về sắc nước uống , 10g mỗi loại đan sâm, 6g hương phụ. Sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Từ ngày uống cái này mình thấy kinh nguyệt ổn định lắm, tháng nào cũng đều như vắt chanh mà không thấy đau bụng kinh nhiều nữa, Ban đầu uống thấy bảo không quen mùi đông y thuốc đắng nhưng uống một thời gian thì quen. Thấy da dẻ chị cũng hồng hào hẳn ra không biết có phải nhờ đan sâm không. Cái này chỉ có 2 vị thôi nên cũng dễ sử dụng và dễ uống lắm

    2. Ngải LâmHN
      Ngải LâmHN says:

      Đúng đấy bạn ạ, đan sâm nó cũng thuộc họ sâm, bổ khí bổ huyết nên tốt lắm, dùng lâu vừa có lợi cho sức khỏe mà da dẻ cũng hồng hào chống lão hóa. Nói chung đã gắn chữ sâm ở đằng sau là rất tốt và có rất nhiều tác dụng

    3. Hoa Hồng Nhung
      Hoa Hồng Nhung says:

      Tôi vừa đặt mua 1kg Đan Sâm của trung tâm Vietfarm về ngâm rượu. Tôi có mua thêm ở đây ba kích và dâm dương hoắc về ngâm rượu cùng, nhận được hàng tôi rất là ưng, củ to đều và rất sạch sẽ, rất ưng.Hoa Hồng Nhung

  3. Thanh Trầnn
    Thanh Trầnn says: Trả lời

    Nhà thuốc có gởi thuốc vô Thanh Hóa không, tôi muốn đặt 2kg thuốc cho bà xã uống. Bà nhà tôi thường xuyên kêu đau đầu mất ngủ và đêm ngủ hay trằn trọc

    1. Trung Tâm Dược Liệu VietFarm says:

      Chào bạn, trung tâm có gửi hàng toàn quốc bạn nhé. Để được tư vấn và hướng dẫn đặt mua bạn vui lòng liên hệ vào hotline 096 171 6466. Thông tin đến bạn!

  4. Sáu Lê
    Sáu Lê says: Trả lời

    Thi thoảng tôi cũng bị tê bì chân tay, có ông hàng xóm nhà bên cạnh cũng hiểu về đông y chút ông ấy bảo là do huyết ứ không lưu thông đc nên thiếu màu thành ra sẽ có cảm giác tê bì, khuyên tôi mua đan sâm về uống. Tôi tim hiểu trên mạng thấy công ty này khá uy tín nên cũng đặt mua qua mạng. Uống đc 1 tháng nay rồi thấy đỡ tê bì hẳn, cảm giác tay chân đi lại thật hơn chứ không phải như kiểu chân đi mượn như dạo trước nữa

    1. Vũ Trọng Đức
      Vũ Trọng Đức says:

      Tôi cũng muốn mua thuốc nhưng không biết mua ở đâu, hiệu thuốc nào bán. Bạn chỉ cho tôi với. Tks b

    2. Trung Tâm Dược Liệu VietFarm says:

      Chào bạn, bạn muốn đặt hàng vui lòng để lại thông tin, số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp số 096 171 6466 để được xác nhận đơn hàng và gửi thuốc về cho bạn nhanh nhất nhé
      Thông tin đến bạn!

    3. Chuyền Ngô
      Chuyền Ngô says:

      Đan sâm là sâm nên có tác dụng rất tốt, bạn có thể sử dụng đan sâm một mình hoặc có thể kết hợp thơm với một số các vị khác nữa sẽ có tác dụng tốt hơn nhiều. Đan sâm có khi còn tốt hơn ả sâm Hàn Quốc đấy chứ, sâm Hàn Quốc chẳng qua là đượcPR rầm rộ quá thôi

  5. Cao Lam
    Cao Lam says: Trả lời

    Su dung dan sam nhu nao la hieu qua nhat mng nhi, bth nha chi tan sac lay nuoc uong

    1. Trung Tâm Dược Liệu VietFarm says:

      Chào bạn, tùy theo từng mục đích sử dụng đan sâm mà bạn có thể sắc hoặc chế biến đan sâm theo cách khác nhau cũng như phối hợp với các loại thuốc khác bạn nhé. Bạn vui lòng chia sẻ thêm về tình trạng bệnh của bạn để bác sĩ tư vấn cho bạn kĩ hơn nhé!

    2. Tăng Thị Nhi
      Tăng Thị Nhi says:

      Nhà e toàn sắc lên, ngày lấy một ít cho vào nồi đất sắc uống cả ngày. Mới sắc thì cho lượng vừa đủ sau quen dần thì tăng lên sau. Đấy là uống để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng hoặc cũng có thể nấu cháo, còn nếu bác sĩ một bệnh nào đó cụ thể thì có thể kế hợp thêm các vị thuốc khác nữa vào. Cái này cứ hỏi bác sĩ là sẽ được chỉ định rõ ràng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua