Rạn da mông – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Rạn da mông khiến cho vùng mông xuất hiện những vết lỏm với các đường sọc có hình răng cưa. Người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân và phương pháp chữa trị để dễ dàng kiểm soát bệnh.

Nguyên nhân rạn da mông phổ biến nhất

1. Phụ nữ mang thai

Khi có thai, cân nặng cơ thể sẽ bị tăng đột ngột. Điều này sẽ gây phá vỡ cấu trúc của làn da, làm giãn da vùng mông và đùi. Thông thường, ở những tháng thứ 4 của thai kỳ, phụ nữ rất dễ bị rạn da mông. 

Phụ nữ mang thai
Rạn da mông khiến phụ nữ mất tự tin

2. Tiền sử gia đình bị rạn da

Nếu gia đình có người bị rạn da, nhất là rạn da khi mang thai thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải bệnh rạn da. 

Đọc ngay: Rạn da đùi: Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị 

3. Tăng cân, béo phì

Tăng cân, béo phì
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây rạn da mông

Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Trưởng khoa Lâm sàng 1 – Bệnh viện Da liễu TP. HCM) cho biết: Có 10% bệnh nhân bị rạn da mông là do tình trạng béo phì gây ra.

4. Sử dụng thuốc ngăn chặn sự sản sinh collagen

Một số người sử dụng các loại hóa chất hoặc thuốc khiến cho quá trình sản sinh collagen tự nhiên bị chặn lại. Làm tăng nguy cơ hình thành các vết rạn trên da mông. 

5. Dùng thuốc mỡ steroid tại chỗ hoặc corticosteroid đường uống liều cao

Đây là những loại thuốc khiến cho lớp thượng bị trên bề mặt da bị mỏng dần đi. Điều này sẽ làm giảm tính đàn hồi, khiến cho làn da xuất hiện nhiều vết rạn hơn. 

6. Mắc hội chứng Cushing, Marfan hay mắc một số hội chứng rối loạn di truyền

Những người mắc các hội chứng Cushing, Marfan hay mắc một số hội chứng rối loạn di truyền có tỉ lệ bị rạn da khá cao. Tuy vết rạn không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng sẽ khiến cho người bệnh mất tự tin. Với những bệnh lý này, việc kiểm soát tình trạng rạn da ở mông sẽ khó khăn hơn nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời. 

Tham khảo thêm: Dùng tỏi trị rạn da được không? Thực hiện như thế nào? 

Cách trị rạn da mông nhanh nhất

1. Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây được sử dụng như:

Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây chữa bệnh rạn da mông
  • Trofolastin, kem alphastria
  • Kem tretinoin: Riêng phụ nữ có thai, không nên sử dụng kem tretinoin vì chúng có thể gây kích ứng.
  • Gel silicon

2. Điều trị bằng laser

 Bằng cách dùng tia laser chiếu thẳng vào vị trí vết rạn. Tuy nhiên, cần thực hiện theo đúng các liệu trình điều trị. Một liệu trình thường kéo dài trong khoảng vài tuần.

3. Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion)

Giúp tẩy tế bào chất trên da, loại bỏ lớp tế bào da cũ. Chỉ cần thực hiện đúng cách, làn da sẽ nhanh chóng mờ sẹo.

4. Lăn kim vi điểm (Microneedling)

Sử dụng các loại mũi kim nhỏ giúp tác động lên bề mặt ngoài của vùng da rạn ở mông. Ở những vùng da bị rạn khi bị kích thích quá mức sẽ sản sinh thành phần collagen và elastin. 

Gợi ý: Dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả, lành tính và lưu ý cần biết

5. Công nghệ Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu)

Phương pháp này có tác dụng giúp tái tạo collagen, làm mờ các vết rạn do vùng da bị rạn gây ra.

6. Áp dụng các phương pháp tự nhiên

# Tinh dầu thầu dầu

Loại tinh dầu này giúp điều trị tình trạng lão hóa da, đốm nâu, đồi mồi và vết rạn trên da mông. 

Áp dụng các phương pháp tự nhiên
Kiểm soát rạn da mông bằng tinh dầu thầu dầu

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng tinh dầu thoa trực tiếp lên vùng da mông bị rạn trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Áp dụng cách chữa trị này vào ban đêm sẽ mang lại hiệu quả cao.

# Chiết xuất lô hội

Thành phần vitamin và các tinh chất trong lô hội có tác dụng rất tốt trong việc làm mờ các vết sẹo thâm ở bề mặt da mông. 

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lô hội gọt bỏ vỏ, rửa sạch với nước.
  • Sau đó, đem lô hội xay nhuyễn lấy nước.
  • Sử dụng nước này để thoa trực tiếp lên da trong khoảng 15 phút và rửa lại nước sạch.
  • Áp dụng cách chữa trị này đều đặn 2 – 3 lần/ tuần.

Lưu ý khi điều trị bị rạn da ở mông

Lưu ý khi điều trị bị rạn da ở mông
Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Không được sử dụng các loại kem bôi chứa thành phần corticosteroid.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai tránh bị tăng cân mất kiểm soát.
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh gây béo phì.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Bổ sung cho cơ thể lượng collagen.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

Vốn dĩ rạn da mông không thể chữa trị nhanh chóng, phải thực hiện trong khoảng thời gian dài. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi, tránh gây ảnh hưởng đến da.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:40 - 08/11/2023 - Cập nhật lúc: 10:31 - 22/05/2024
Chia sẻ:
rạn da sau sinh có chữa được không Rạn da sau sinh có chữa được không? Có hết hoàn toàn?

Rạn da sau sinh có chữa được không là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Câu…

Phẫu thuật chữa rạn da là làm gì? Quy trình và chi phí Phẫu thuật chữa rạn da là làm gì? Quy trình và chi phí

Phẫu thuật chữa rạn da được đánh giá là phương pháp trị rạn nhanh chóng, mang lại hiệu quả ngay…

TOP 3 kem trị rạn da của Nga tốt nhất hiện nay TOP 3 kem trị rạn da của Nga tốt nhất hiện nay

Kem trị rạn da của Nga được đánh giá là các sản phẩm chất lượng, có uy tín và mang…

rạn da khi mang thai Rạn da khi mang thai – 99% chị em gặp, nhưng có thể tránh

Rạn da khi mang thai là vấn đề mà hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ trải qua…

TOP 7 kem chống rạn da cho bà bầu an toàn, giá tốt

Kem chống rạn da cho bà bầu hiện nay rất đa dạng. Các mẹ cũng rất phân vân khi phải…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua