Vết rạn da màu đỏ – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất
Vết rạn da có màu đỏ thường là các vết rạn mới hình thành. Theo thời gian vết rạn có thể chuyển sang màu hồng và trắng bạc. Điều trị rạn da đỏ thường đem lại kết quả khả quan hơn.
Vết rạn da màu đỏ là gì? Nguyên nhân do đâu?
Vết rạn da do da bị kéo căng và giãn quá mức. Khi mới xuất hiện, vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím thẫm do các mao mạch bị tổn thương.
Tuy nhiên theo thời gian, vết rạn có xu hướng chuyển sang màu hồng nhạt và trắng bạc.
Xem thêm: Rạn da mông: Nguyên nhân, cách trị và chăm sóc hiệu quả
Các nguyên nhân phổ biến gây ra vết rạn da đỏ, bao gồm:
- Di truyền
- Sử dụng thuốc corticoid
- Tập luyện quá mức
- Mang thai
- Tăng cân đột ngột, béo phì
- Nâng ngực/ phẫu thuật vòng 3
Vết rạn da màu đỏ có nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ rằng rạn da đỏ có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn rạn da màu trắng bạc. Tuy nhiên vết rạn có màu đỏ thường không gây hại đến sức khỏe.
Hơn nữa rạn da đỏ thường có mức độ tổn thương thấp và đáp ứng tốt với điều trị hơn rạn da lâu năm.
Các biện pháp cải thiện vết rạn da màu đỏ tại nhà
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu vết rạn xuất hiện do tăng cân đột ngột, hãy kiểm soát cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học. Khi cân nặng ổn định trở lại, nguy cơ hình thành vết rạn mới cũng sẽ được hạn chế.
Các thực phẩm có khả năng giảm vết rạn đỏ:
- Thực phẩm giàu Omega 3
- Thực phẩm giàu acid béo (các loại hạt, dầu thực vật, bơ, trứng,…)
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ, nấm, trái cây,…)
Bên cạnh đó, cần kiêng cử các loại thức uống như nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,…
2. Tập luyện thể thao
Việc tập luyện với cường độ vừa phải có thể tiêu hao năng lượng dư thừa và cải thiện độ săn chắc cho da.
Trong thời gian mang thai, nếu bạn chủ động luyện tập từ những tháng đầu thai kì, các vết rạn sẽ ít xuất hiện hơn.
Đọc thêm: Rạn da khi mang thai: Hầu hết chị em đều gặp phải
3. Dưỡng ẩm cho da
Bên cạnh đó, có thể làm mờ vết rạn đỏ bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Việc cung cấp đủ ẩm cho da có thể cải thiện độ đàn hồi, giảm hình thành các vết rạn mới.
Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng. Để giảm vết rạn đỏ, bạn có thể sử dụng kem dưỡng chứa các hoạt chất AHAs.
4. Tận dụng nguyên liệu tự nhiên
Trong trường hợp đang có thai, cho con bú hoặc có làn da nhạy cảm, có thể cải thiện vết rạn màu đỏ với thảo dược tự nhiên như:
- Dầu dừa
- Mật ong
- Quả bơ
Các cách trị rạn da tại nhà có độ an toàn cao nhưng hiệu quả chậm phát huy. Do đó, bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Tham khảo thêm: TOP 7 kem chống rạn da cho bà bầu hiệu quả, an toàn
Các phương pháp điều trị vết rạn da màu đỏ
1. Sử dụng thuốc bôi trị vết rạn da đỏ
Hiện nay loại thuốc được sử dụng để điều trị rạn da là thuốc bôi chứa vitamin A, giúp làm mờ vết rạn và hạn chế hình thành các vết rạn mới.
2. Áp dụng liệu pháp xâm lấn
Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị vết rạn da màu đỏ với các liệu pháp xâm lấn như:
- Liệu pháp laser: Liệu pháp này sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên vết rạn nhằm phục hồi collagen trong da.
- Chemical peel: Đây là liệu pháp sử dụng acid (AHAs hoặc BHAs) nồng độ cao để loại bỏ biểu bì da.
Tuy nhiên các liệu pháp xâm lấn này không được áp dụng cho phụ nữ mang thai và người có làn da mỏng, nhạy cảm.
Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị vết rạn da có màu đỏ. Trong trường hợp muốn can thiệp các biện pháp chuyên sâu, vui lòng đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Rạn Da Ở NGỰC: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
- Tham Khảo 10+ Cách Trị Rạn Da Bắp Chân Hiệu Quả Nhanh Chóng
Bình luận (1)
E chưa có chồng và cũng chưa mang thai ạ.Tại sao bụng dưới của e có rạn nứt da màu đỏ ạ. Cho e hỏi bác sĩ có ảnh hưởng đến sức khỏe ko ạ