Sâu Chân Răng: Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị, Xử Lý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sâu chân răng là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm từ phần dưới chân răng, vi khuẩn tạo ra axit làm hỏng bề mặt men răng. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn mang lại những rủi ro nguy hiểm, chân răng yếu dần thậm chí làm tăng nguy cơ mất răng nếu không được điều trị kịp thời. 

Sâu chân răng
Ổ viêm xuất hiện tại chân răng, tấn công làm mòn men răng được gọi là sâu chân răng

Sâu chân răng là gì? 

Nếu sâu răng được dùng để chỉ những tổn thương sâu viêm xảy ra trên bề mặt răng, thì sâu chân răng sẽ xuất phát từ bên dưới chân răng. Sự tấn công của vi khuẩn đến bề mặt răng, phá hủy cấu trúc bên trong, thậm chí ăn sâu vào tủy gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nướu răng. 

Các chuyên gia cho biết chân răng bị sâu thường là do mắc các bệnh về nha chu hoặc bị tụt nướu. Lúc này, chân răng lộ ra ngoài và dễ bị sâu viêm do lớp men bao quanh chân răng thường mềm, mỏng hơn so với những vị trí khác. Ngoài ra, một số trường hợp bị sâu chân răng là do vi khuẩn đã ăn mòn hết phần ngà răng bên trên và tiếp tục lấn xuống phần chân răng bên dưới. 

Các dạng sâu chân răng thường gặp

Dựa theo đặc điểm, vị trí và mức độ ảnh hưởng, sâu chân răng được chia làm các loại cụ thể như sau:

Sâu chân răng
Sâu chân răng thường bắt nguồn từ các mảng bám tích tụ quá mức tại kẽ chân răng
  • Sâu bề mặt chân răng: Dạng sâu chân răng này thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc những người bị tụt nướu, viêm nướu. Hiện tượng này khiến các mô xung quanh chân răng nằm ở vị trí thấp hơn nướu, tạo điều kiện cho bề mặt chân răng tiếp xúc nhiều với axit, vi khuẩn và hình thành sâu. 
  • Nứt chân răng: Tình trạng nứt chân răng thường tác động đến các vị trí răng hàm và mặt nhai của răng. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều mảng bám thức ăn cộng với việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên. 
  • Sâu mặt nhẵn của chân răng: Trường hợp sâu chân răng này thường xảy ra ở mặt phẳng ngoài cùng của các răng hai bên miệng. Loại sâu này ít xảy ra nhưng lại khá phức tạp trong việc điều trị. 

Nguyên nhân gây sâu chân răng 

Tương tự như những dạng sâu răng thông thường, sâu chân răng thường được bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Sâu răng phát triển ăn vào chân răng

Hầu hết các trường hợp bị sâu chân răng đều xuất phát từ nguyên nhân này. Ban đầu, các ổ vi khuẩn sâu răng phát triển chủ yếu trên bề mặt và phần thân răng. Chúng sinh sôi phát triển làm bào mòn, đục thủng mô cứng và phá hủy cấu trúc hình thể răng. Khi phần ngà răng đã mòn, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập ăn sâu vào trong và gây sâu chân răng. 

2. Không vệ sinh răng miệng, loại bỏ cao răng

Các mảng bám thức ăn thừa, cao vôi bám ở phần chân răng lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sâu chân răng. Cụ thể, hiện tượng này khiến cao răng bị vôi hóa, chảy dần vào trong nướu làm tách nướu khỏi chân răng. Hiện tượng này càng tạo điều kiện cho các mảng bám thức ăn thừa và vi khuẩn dễ bám lại cũng như trú ngụ bên trong, từ đó dễ dàng khiến chân răng bị sâu. 

Sâu chân răng
Vệ sinh răng miệng kém hoặc chải răng quá mạnh làm tổn thương nướu là nguyên nhân phổ biến gây sâu chân răng

3. Chải răng mạnh gây tổn thương chân răng

Chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng… dễ khiến nướu bị tổn thương, thậm chí chảy máu. Nếu bạn không kịp thời phát hiện ra điều này, lâu dần nướu bị suy yếu, tụt dần khỏi chân răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Theo thời gian, chúng liên tục sinh sôi phát triển, hình thành lỗ sâu và phá hủy cấu trúc chân răng.

Xem thêm: Răng Sâu Bị Chảy Máu Là Bị Gì? Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

4. Thói quen ăn uống không phù hợp

Những người thường xuyên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa axit khiến môi trường trong khoang miệng trở thành nơi phát triển lý tưởng của vi khuẩn. Đồng thời, việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn khiến cho nước bọt không kịp trung hòa nồng độ này khiến cho men răng dễ bị ăn mòn và hình thành sâu dưới chân răng.  

5. Một số nguyên nhân khác

Một vài yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ bị sâu chân răng:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa càng nhanh. Và khi già đi phần nướu răng sẽ bị tụt và để lộ bề mặt chân răng, dễ bị viêm nhiễm và hình thành sâu hơn. 
  • Di truyền: Các bệnh lý về nha chu, tụt nướu, men răng yếu bẩm sinh… đều có thể di truyền cho thế hệ sau. 
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh điển hình về việc làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kéo theo đó là suy giảm chức năng nướu răng, làm suy thoái mô mềm và gây sâu chân răng nghiêm trọng. 
  • Chấn thương: Những tổn hại chấn thương tại nướu có thể tạo ra các vết nứt trên răng. Theo thời gian chúng ngày càng phát triển lớn hơn và lan sang viền nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây sâu. 
  • Răng mọc khấp khểnh: Răng mọc lệch lạc trên cung hàm gây khó khăn trong việc làm sạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng. 
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc Tây kê đơn và không kê đơn được cảnh báo có thể gây khô miệng. Đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó bao gờm các bệnh về nướu và sâu răng. 
  • Hút thuốc lá: Những người có thói quen nghiện hút thuốc lá, hút xì gà hoặc nhai thuốc lá đều bị suy yếu men răng, thậm chí hư hỏng răng nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, hình thành sâu chân răng. 

Dấu hiệu nhận biết chân răng bị sâu viêm

Bất kỳ vị trí nào trên răng bị sâu cũng đều gây ra những biểu hiện nhất định. Đối với sâu chân răng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

Sâu chân răng
Chân răng đổi màu đen, có lỗ sâu li ti, đau nhức và ê buốt… là những triệu chứng thường gặp của sâu chân răng
  • Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy tụt nướu, lộ chân răng với các lỗ sâu li ti, đen chân răng…;
  • Đau răng, ê buốt khó chịu, nhất là khi sử dụng các loại đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, chua…;
  • Răng lung lay do bị tụt nướu hoặc tiêu xương; 
  • Đổi màu men răng do sâu viêm ăn vào chân và tủy răng;
  • Sưng phù 1 hoặc cả 2 bên má do chân răng sưng viêm nghiêm trọng; 
  • Kèm theo đó là một số biểu hiện khác như hôi miệng, có vị lạ trong miệng, viêm lợi, nhiễm trùng lở loét vùng mô nướu xung quanh… ;

Các triệu chứng sâu chân răng không quá khác biệt so với sâu răng thông thường. Do đó, để chẩn đoán đúng bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. 

Hệ lụy của sâu chân răng đối với sức khỏe

Hầu hết những trường hợp bị sâu chân răng đều gây ra những triệu chứng khó chịu. Và chính những triệu chứng này khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều hệ lụy như:

  • Ảnh hưởng ăn uống: Người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau nhức, ê buốt răng kéo dài. Làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do chân răng yếu không đủ lực để nghiền nát thức ăn. 
  • Biến chứng bệnh lý: Sâu chân răng nếu không điều trị dứt điểm sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như: mất răng vĩnh viễn do chân răng đảm nhiệm chức năng làm trụ đỡ toàn bộ thân răng ở trên, mắc các bệnh về viêm xương hàm, áp xe răng hoặc ung thư vòm họng.

Việc điều trị ở giai đoạn biến chứng sâu chân răng rất phức tạp và khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tăng cơ hội dứt điểm bệnh hoàn toàn. Vì bản chất của sâu răng dù ở bất kỳ vị trí nào cũng đều có thể được chữa khỏi. 

Phương pháp điều trị sâu chân răng hiệu quả nhất

Chữa trị sâu chân răng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc áp dụng đúng biện pháp phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Không phải trường hợp sâu chân răng nào cũng bắt buộc nhổ bỏ như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là một số biện pháp trị sâu chân răng phổ biến: 

1. Tái khoáng men răng

Nếu phát hiện sâu chân răng ở giai đoạn chỉ vừa mới chớm hình thành và chưa gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì việc điều trị rất đơn giản. Biện pháp tốt nhất đó là thực hiện tái khoáng cho chân răng. Quá trình này sử dụng hỗn hợp các khoáng chất chứa canxi, phốt pho để thúc đẩy cơ chế tự nhiên giúp chân răng phục hồi trở lại trạng thái ban đầu, cứng cáp, chắc khỏe hơn. 

Có rất nhiều cách để tái khoáng men răng như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi để kích thích khả năng tăng tiết nước bọt. Lúc này, nước bọt có chứa sẵn canxi, phốt pho và Clorua giúp tái tạo men răng. Đồng thời, giúp trung hòa độ pH trong khoang miệng và tạo môi trường cân bằng ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển. 
  • Dùng kem đánh răng hỗ trợ tái khoáng: Một số loại kem đánh răng có chứa hàm lượng cao khoáng chất như kẽm, kali, HAP (hydroxyapatite)… được đánh giá có cấu tạo tương tự như khoáng chất có trong men răng. Do đó, với những trường hợp sâu chân răng nhẹ có thể áp dụng cách này để phục hồi khoáng men răng. 
  • Tái khoáng tại nha khoa: Đây là giải pháp giúp tái khoáng men răng bị sâu nhẹ nhanh chóng, thường chỉ mất từ 10 – 15 phút thực hiện tại nha khoa. Quá trình này được thực hiện bằng cách bổ sung một lượng Florua có nồng độ cao hơn kem đánh răng hay nước súc miệng vào trong vị trí chân răng bị sâu để kích thích quá trình tái khoáng hóa nhanh chóng. 

2. Hàn trám răng sâu

Hàn răng sâu là kỹ thuật nha khoa phổ biến. Đối với những người bị sâu chân răng ở giai đoạn vừa với các biểu hiện như đen chân răng, nhìn thấy lỗ sâu… sẽ được chỉ định áp dụng cách này để ngăn chặn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những lỗ sâu nhỏ, còn những lỗ sâu quá lớn sẽ không đem lại hiệu quả cao và bền lâu, bắt buộc phải áp dụng biện pháp khác. 

Sâu chân răng
Tùy theo mức độ sâu chân răng nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp gồm tái khoáng, hàn trám, chữa tủy bọc sứ hoặc nhổ bỏ

Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ tổ chức sâu viêm và làm sạch xoang răng. Sau đó, bơm vật liệu trám đã chuẩn bị sẵn lên vị trí bị thiếu khuyết mô răng. Cuối cùng là bước chỉnh sửa và tạo hình hoàn chỉnh cho răng, chiếu đèn đông cứng vật liệu là hoàn thành. 

3. Lấy tủy – Bọc răng sứ

Trường hợp ổ sâu từ chân răng đã ăn vào tủy nhưng vẫn còn lưu lại một phần tổ chức mô cứng khỏe mạnh (khoảng 1/2 thân răng) sẽ được áp dụng biện pháp trị tủy trước và bọc mão sứ sau. Điều trị tủy thực chất là quá trình nha sĩ làm sạch buồng tủy, loại bỏ những tổn thương tại đây và phục hồi chức năng của tủy. 

Sau đó, thay vì hàn trám thì sẽ phải thay thế bằng giải pháp khác là bọc răng sứ hoặc phục hồi răng bằng mặt dán sứ Veneers. Cách này giúp phục hồi hình dạng, cấu trúc và lấy lại chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng. 

4. Nhổ bỏ răng

Nhổ răng là phương pháp ít được chỉ định nhất vì nguyên tắc trong điều trị nha khoa luôn là bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, khi ổ sâu chân răng lan rộng ra toàn bộ răng, ăn sâu vào tủy và làm hư hại nghiêm trọng, tỷ lệ phá hủy cấu trúc răng hơn 75% và không còn khả năng phục hồi nữa thì cách tốt nhất là nhổ bỏ chiếc răng đó và trồng lại răng mới. 

Cách này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn ổ sâu viêm nhiễm, ngăn cản sự lây lan nhiễm khuẩn sang các răng bên cạnh. Việc trồng răng mới (có thể là làm hàm giả tháo lắp hoặc trồng Implant) sẽ giúp phục hồi khả năng ăn uống, tính thẩm mỹ, tránh hiện tượng sai lệch khớp cắn… 

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sâu chân răng 

Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa sâu chân răng tái phát. 

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Đây là giải pháp tốt nhất để hạn chế nguy cơ sâu răng nói riêng và mắc các bệnh lý răng miệng nói chung. Để làm được điều này, bạn cần duy trì thực hiện:

  • Tần suất đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ;
  • Không nên chải răng ngay sau khi ăn hoặc uống nước trái cây ngay sau khi đánh răng. Lúc này men răng đang mềm yếu nên rất dễ bị bào mòn;
  • Chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có đầu lông mềm mại để tránh làm tổn thương nướu; 
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn;
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Flour để hỗ trợ răng chắc khỏe; 
Sâu chân răng
Sử dụng kem đánh răng chứa Flour hỗ trợ tái khoáng men răng, làm sạch khoang miệng phòng ngừa sâu răng

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Để phòng ngừa sâu chân răng, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống theo khuyến cáo sau:

  • Chỉ sử dụng dưới 500g đường/ tháng. Thay thế chất ngọt từ đường bằng các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, xylitol sẽ hạn chế nguy cơ gây ra sâu răng. 
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D trong rau xanh, cá, đậu khô, pho mát, sữa vá các chế phẩm từ sữa… Đây là nguồn thực phẩm bảo vệ men răng và phục hồi bề mặt răng khỏi sự tấn công của acid. 
  • Rau củ quả giàu chất xơ cũng nên được tăng cường vì có khả năng kích thích tiết nước bọt, làm sạch răng và hỗ trợ tốt cho quá trình tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu chân răng. Một vài loại như bắp cải, dưa chuột, bí đỏ, cà tím, cà rốt, củ cải, bông cải xanh… 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như cam, quýt, me chua, sung, chuối, cà chua… 
  • Không sử dụng các loại đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước uống có chứa phẩm màu… 

Thăm khám nha khoa định kỳ

Đây là hoạt động được các chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện đều đặn. Vì thông qua những lần khám này mà người bệnh biết được tình trạng răng miệng hiện tại. Đồng thời, tầm soát và phát hiện sớm các bất thường, từ đó điều trị sớm, đúng cách, đem lại kết quả điều trị cao, không mất nhiều thời gian và ít tốn kém chi phí. 

Nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, có tiếng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang và dịch vụ tốt. 

Sâu chân răng ít phổ biến hơn sâu răng thông thường, tuy nhiên người bệnh không nên lơ là chủ quan khi mắc phải. Tốt nhất nên thăm khám và điều trị sớm để bảo tồn chức năng răng và tính thẩm mỹ, phòng ngừa biến chứng và các bệnh lý răng miệng khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lá chanh chữa sâu răng Lá Chanh Chữa Sâu Răng – Cách Dùng Hay, Dễ Thực Hiện

Lá chanh chữa sâu răng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực. Cách…

Dùng lá húng quế chữa sâu răng Dùng Lá Húng Quế Chữa Sâu Răng – Mẹo Hay Dân Gian

Dùng lá húng quế chữa sâu răng là mẹo trị bệnh dựa theo kinh nghiệm dân gian. Loại thảo dược…

Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

Sâu răng mặt nhai Sâu Răng Mặt Nhai: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Điều Trị

Sâu răng mặt nhai thường là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn…

Con sâu răng Con Sâu Răng Là Gì? Hình Dạng Thế Nào? Có Thật Không?

"Con sâu răng là gì? Hình dạng thế nào?" là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua