5 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Đến Bất Ngờ
Các cách chữa sâu răng bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và mang lại hiệu quả cao. Cách chữa này giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra như giảm ê buốt răng, đau nhức và hơi thở có mùi hôi,… Nhờ vào công dụng kháng khuẩn, chống viêm, chỉ thống.
Công dụng của lá lốt trong chữa sâu răng
Sâu răng là một trong các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em và cả người trưởng thành. Bệnh lý mắc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng sâu răng gây ra tình trạng đau nhức, sưng đỏ mô nướu, ê buốt, hơi thở có mùi hôi,…
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám trên răng, chúng sẽ tiết ra axit gây hủy hoại men răng và hình thành các lỗ sâu li ti và gây đau nhức, ê buốt. Trường hợp bị sâu răng đều cần được can thiệp điều trị y tế. Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Đối với các trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu, lỗ sâu nhỏ có thể kết hợp các mẹo chữa sâu răng bằng các thảo dược tự nhiên. Trong đó, sử dụng lá lốt chữa sâu răng được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Lá lốt là thảo dược chứa nhiều dược tính và công năng nên thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo đó, vị thuốc này có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, công dụng chỉ thống, hạ khí và tán hàn. Do đó, lá lốt được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, một số bệnh nha khoa.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, Benzyl Axetat trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng viêm hiệu quả. Việc áp dụng các mẹo chữa sâu răng bằng lá lốt giúp làm giảm tình trạng đau nhức, ê buốt, mùi hôi trong khoang miệng do vi khuẩn gây ra, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng men răng.
Hướng dẫn 5 cách chữa sâu răng bằng lá lốt dễ thực hiện
Các bộ phận của lá lốt từ rễ, thân và lá đều chứa dược tính nên đều có thể tận dụng để chữa sâu răng. Theo đó, bạn có thể dùng lá lốt đơn lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng tác dụng giảm đau, ê buốt, sưng nướu răng và hơi thở có mùi do sâu răng gây ra.
Dưới đây là một số cách chữa sâu răng bằng lá lốt được nhiều người bệnh áp dụng:
1. Súc miệng với nước lá lốt chữa sâu răng
Thay vì dùng nước súc miệng thông thường sau khi chải răng, bạn có thể súc miệng với nước lá lốt để giúp cải thiện một số triệu chứng do sâu răng gây ra. Bên cạnh đó, nhờ vào dược tính và công năng đa dạng, nước súc miệng từ lá lốt còn mang lại hiệu quả trong cải thiện một số vấn đề nha khoa khác như viêm nướu răng, chảy máu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Không chỉ hỗ trợ điều trị sâu răng, súc miệng với nước lá lốt thường xuyên sau khi điều trị bệnh còn giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, đồng thời giúp răng miệng sạch sẽ, giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại và phòng ngừa một số vấn đề răng miệng hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít cây lá lốt (lá, thân), ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo
- Cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi
- Đợi đến khi nước nguội thì dùng ngậm và súc miệng sau khi đánh răng
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
2. Trị sâu răng với rượu lá lốt
Để tăng tác dụng chữa sâu răng, người bệnh có thể kết hợp lá lốt với rượu trắng. Hàm lượng cồn trong rượu có tác dụng sát khuẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn sâu răng. Vì vậy, khi kết hợp với lá lốt sẽ tăng tác dụng trong cải thiện các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra.
Dùng rượu lá lốt đúng cách còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng tiến triển nhờ vào khả năng kháng khuẩn. Đồng thời, phòng ngừa một số bệnh nha khoa khác như viêm nướu răng, viêm tủy răng, chảy máu chân răng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một ít lá lốt tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo
- Bình thủy tinh sau khi được rửa sạch thì để khô
- Kế đến cho lá lốt vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào và ngâm trong vòng vài ngày
- Sau mỗi lần chải răng thì lấy một ít rượu lá lốt ngậm và súc miệng
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất
Lưu ý: Không áp dụng mẹo chữa này cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
3. Mẹo chữa sâu răng từ rễ lá lốt
Như đã đề cập, các bộ phận của lá lốt đều chứa dược tính nên mang lại công dụng chữa bệnh. Việc sử dụng rễ lá lốt cũng là một trong những mẹo chữa sâu răng được áp dụng phổ biến. Theo đó, cách chữa này giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng, đau nhức, sưng nướu răng,…
Mặc dù mẹo chữa khá phức tạp nhưng các thành phần hoạt chất ở rễ cây lá lốt có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh nên ức chế vi khuẩn sâu răng và một số vi khuẩn gây hại khác trong khoang miệng. Từ đó, hỗ trợ quá trình phục hồi men răng, bù lấp các lỗ sâu li ti do bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít rễ lá lốt, sau khi rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp khuẩn rồi để ráo
- Sau đó cho thảo dược vào cối cùng với một ít muối và giã nát
- Cho một ít nước lọc vào rồi vắt lấy nước cốt
- Sau khi chải răng thì dùng tăm bông thấm nước cốt rễ lá lốt thoa đều lên răng bị sâu
- Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất
4. Kết hợp lá lốt và muối chữa sâu răng
Chữa sâu răng bằng lá lốt và muối được nhiều người áp dụng bởi mang lại hiệu quả tốt, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài công dụng của lá lốt, muối còn có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, muối còn chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe của răng, tăng tốc độ tái khoáng men răng.
Việc áp dụng mẹo chữa từ lá lốt và muối đúng cách không chỉ làm giảm một số triệu chứng do bệnh sâu răng gây ra mà còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa một số vấn đề răng miệng khác như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, chảy máu chân răng, đau răng, hôi miệng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, sau khi rửa sạch thì cho vào cối cùng với một ít muối và giã nát. Lọc lấy phần nước cốt rồi ngậm khoảng vài phút và nhổ bỏ. Thực hiện từ 2 – 3 lần để kiểm soát các triệu chứng do sâu răng gây ra.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 ít lá lốt, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo. Sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi. Cho thêm một ít muối vào rồi và tắt bếp. Đến khi nước nguội thì dùng nước này để súc miệng sau khi đánh răng. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
5. Lá lốt phơi khô chữa sâu răng
Nếu không có sẵn lá lốt tươi, người bệnh có thể chuẩn bị lượng lớn thảo dược và phơi khô, để dùng dần. Tuy được phơi khô nhưng dược tính có trong lá lốt không bị thất thoát nên vẫn đảm bảo tác dụng chữa bệnh. Hơn nữa, dùng lá lốt khô cũng khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy 1 ít lá lốt khô, rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 600ml và đun trên lửa nhỏ
- Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và cho thêm 1 ít muối vào
- Sau khi chải răng thì dùng nước này súc miệng để cải thiện một số triệu chứng do bệnh sâu răng gây ra.
Một số lưu ý khi dùng lá lốt trị sâu răng
Cách chữa sâu răng bằng lá lốt có thể giúp cải thiện một số biểu hiện do bệnh sâu răng gây ra như đau nhức răng, ê buốt, sưng nướu, hôi miệng,… Việc áp dụng mẹo chữa này đúng cách còn hỗ trợ quá trình phục hồi men răng, bù lấp các lỗ sâu nhỏ cũng như phòng ngừa một số bệnh nha khoa khác.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các mẹo chữa từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sâu răng ở giai đoạn đầu. Trường hợp lỗ sâu lớn và lan đến ngà răng, người bệnh cần đến can thiệp các biện pháp y tế để khắc phục bệnh lý tốt nhất.
- Lá lốt và các thảo dược tự nhiên khác thường chứa dược tính thấp nên phát huy công dụng chậm. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần áp dụng đều đặn. Hơn nữa, tránh lạm dụng cách chữa này vì có thể không mang lại kết quả như mong muốn.
- Mặc dù có độ an toàn cao nhưng việc lạm dụng thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Theo đó, người bệnh chỉ nên dùng từ 50 – 100g lá lốt. Bên cạnh đó, không nên áp dụng cách chữa này nếu có tiền sử dị ứng với lá lốt và các nguyên liệu dùng kết hợp.
- Trước khi áp dụng các mẹo chữa từ lá lốt, bạn cần ngâm rửa sạch thảo dược với nước muối pha loãng để tránh tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề.
- Bên cạnh các biện pháp chữa trị sâu răng, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc răng miệng đúng cách để kiểm soát tốt bệnh lý.
- Chủ động thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm để ngăn chặn sâu răng tiến triển. Đồng thời phòng ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
Chữa sâu răng bằng lá lốt là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!