Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Vệ sinh răng miệng kém, uống ít nước, mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng đường hô hấp trên,… là các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc ngay tại nhà.

bé bị hôi miệng
Trẻ bị hôi miệng có thể khởi phát do mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng hoặc vệ sinh răng miệng kém

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hôi miệng

Hôi miệng thường xảy ra ở người trưởng thành có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và mắc một số bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

Hôi miệng không phải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Tuy nhiên triệu chứng này có thể khởi phát do một số bệnh lý tiềm ẩn, tác động tiêu cực đến thể trạng và sức đề kháng của trẻ. Chính vì vậy nếu nhận thấy bé bị hôi miệng kéo dài, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp khắc phục.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra chứng hôi miệng ở trẻ nhỏ.

1. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng và hơi thở khó mùi ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Vì trong độ tuổi này, trẻ chưa thể chải răng và súc miệng như người lớn nên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây mùi khó chịu.

2. Mắc các bệnh về nha khoa

Các bệnh lý về nha khoa như sâu răng, áp xe, viêm lợi, viêm chân răng… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Khi các bệnh lý này hình thành, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, sinh trưởng bên trong vòm họng và gây ra mùi hôi khó chịu.

bé bị hôi miệng
Sâu răng, viêm lợi, áp xe nướu,… có thể khiến vi khuẩn hoạt động mạnh trong vòm họng và gây hôi miệng

Ngoài triệu chứng hôi miệng, trẻ bị bệnh về nha khoa thường có dấu hiệu chán ăn, chảy máu chân răng và hay quấy khóc,…

3. Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa, thường gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ 5 – 10 tuổi.

Trào ngược dạ dày khiến dịch vị từ bên dưới cơ quan tiêu hóa trào ngược lên thực quản và vòm họng. Lượng acid này gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, đau rát cổ họng, khàn tiếng và hôi miệng. Trẻ mắc bệnh lý thường có dấu hiệu đau thượng vị sau khi ăn, chướng bụng và lười ăn.

4. Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, sỏi amidan, cảm lạnh, cảm cúm,…) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Các cơ quan của đường hô hấp trên đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác động của vi khuẩn và tác nhân gây hại.

Chính vì vậy mà những cơ quan này rất dễ bị nhiễm trùng và tổn thương khi có điều kiện thuận lợi. Các vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng có thể tụ mủ ở niêm mạc hầu họng, gây sưng đau và làm phát sinh mùi hôi khó chịu. Ngoài ra vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào răng, tương tác với thức ăn thừa khiến thực phẩm lên men và bốc mùi khó chịu.

bé bị hôi miệng
Nếu hôi miệng do nhiễm trùng đường hô hấp trên, trẻ thường có dấu hiệu quấy khóc và sốt cao

Trẻ bị hôi miệng do các bệnh ở đường hô hấp trên thường có dấu hiệu sốt, ù tai, nổi hạch bạch huyết, đau rát họng, khó thở, chảy nước mùi, hắt xì, chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi,…

5. Ăn các thực phẩm có mùi mạnh

Trẻ ăn các thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, phô mai,… có thể khiến miệng có mùi khó chịu. Tuy nhiên đây là một trong những nguyên nhân dễ khắc phục. Trong trường hợp này, tình trạng hôi miệng thường thuyên giảm sau khi trẻ ngưng ăn những loại thực phẩm nói trên.

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Sử dụng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau có thể khiến trẻ bị đắng và hôi miệng. Nguyên nhân do cặn thuốc ứ đọng tại hầu họng và amidan, gây ra mùi hôi và khó chịu.

7. Do cơ thể mất nước

Mất nước xảy ra khi trẻ không bổ sung đủ nước hoặc đang bị nhiễm trùng toàn thân (sởi, sốt phát ban,…). Mất nước khiến lượng nước bọt trong miệng giảm đi đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu.

Bé bị hôi miệng kéo dài có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, hôi miệng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, ăn thực phẩm có mùi mạnh và tác dụng phụ của một số loại thuốc, tình trạng hôi miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên nếu hôi miệng do nhiễm trùng, các bệnh về nha khoa, đường hô hấp trên và trào ngược dạ dày, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

trẻ bị hôi miệng
Nếu nghi ngờ trẻ bị hôi miệng do bệnh lý, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám

Hầu hết các bệnh lý này đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan, trẻ có thể đối với một số biến chứng nặng nề.

Các biện pháp làm giảm hôi miệng cho trẻ ba mẹ nên biết

Hôi miệng kéo dài có thể khiến trẻ ngại giao tiếp và vui chơi với bạn bè. Vì vậy ba mẹ cần thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm làm giảm tình trạng này.

trẻ bị hôi miệng
Bổ sung nước cho trẻ để giảm vi khuẩn có hại trong vòm họng và giảm hiện tượng hôi miệng

Một số biện pháp làm giảm chứng hôi miệng ở trẻ nhỏ:

  • Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên dùng dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm nướu và phát sinh mùi hôi khó chịu.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung thêm nước để cân bằng điện giải và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Với một số trẻ khó chịu khi uống nước, bạn có thể dùng nước ép trái cây để thay thế.
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối loãng và chải răng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Ở trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên hạn chế cho trẻ ngậm ti giả hoặc mút ngón tay. Các hoạt động có thể vô tình đưa vi khuẩn vào khoang miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hôi miệng.
  • Khi cho trẻ uống thuốc, nên sử dụng thuốc dạng hỗn dịch hoặc thuốc đặt trực tràng để hạn chế hiện tượng đắng miệng và hơi thở có mùi.
  • Ở những trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể làm giảm triệu chứng hôi miệng bằng cách cho trẻ uống trà mật ong và chanh, trà hoa cúc, trà bạc hà,…
  • Bổ sung rau xanh, trái cây và sữa chua để trung hòa dịch vị và tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Từ đó hạn chế chứng trào ngược dạ dày và giảm hiện tượng hôi miệng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có mùi mạnh, thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt có gas và thức ăn nhanh.

Nếu hôi miệng bắt nguồn từ các bệnh lý, bạn nên phối hợp biện pháp chăm sóc tại nhà với phương pháp được bác sĩ chỉ định. Việc điều trị dứt điểm bệnh lý có thể giảm chứng hôi miệng, bảo vệ sức khỏe của trẻ và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị hôi miệng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu triệu chứng đi kèm với tình trạng sốt cao, nổi hạch bạch huyết, chán ăn, nôn mửa, mất nước, mệt mỏi, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Chia sẻ:
Nước vo gạo có thể sử dụng kết hợp với chanh để chữa hôi miệng Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Bật Mí Mẹo Hay

Chữa hôi miệng bằng nước vo gạo là một trong những phương pháp dân gian được truyền miệng, nhận được…

Hôi miệng – Nguyên nhân gây bệnh và cách trị tận gốc

Hôi miệng ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số thế giới. Đa số nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là…

Hôi miệng từ cổ họng Hôi Miệng Từ Cổ Họng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Sao?

Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên nó lại không đơn giản…

Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không 6 Cách Kiểm Tra Có Bị Hôi Miệng Không Chính Xác Nhất

Các cách kiểm tra có bị hôi miệng không được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng hôi miệng ảnh…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua