Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Răng bọc sứ bị viêm tủy là một trong những hậu quả thường gặp từ việc bọc sai kỹ thuật hoặc do dùng vật liệu kém chất lượng. Tình trạng này khiến vị trí răng bọc sứ bị đau nhức, ê buốt triền miên gây ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống, đời sống sinh hoạt. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây hại cho sức khỏe. Ngược lại nếu để viêm tủy kéo dài không chữa sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về bệnh răng miệng, thậm chí mất răng vĩnh viễn. 

Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị viêm tủy

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa hiện đại rất được ưa chuộng do có tính thẩm mỹ cao và khả năng phục hình, cấu trúc cũng như chức năng răng hiệu quả trong các trường hợp sâu nặng, nứt mẻ. Quy trình trồng răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng mão sứ (được chế tác giống với răng thật) lên răng thật (đã được mài nhỏ để làm trụ đỡ mão sứ) để che khuyết điểm răng. 

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa hiện đại được nhiều người ưa chuộng

Kỹ thuật này đỏi hỏi sự trang bị đầy đủ các công nghệ, kỹ thuật cao, hiện đại và nhất là yêu cầu bác sĩ thực hiện phải nắm vững kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cao. Có như vậy mới giúp đảm bảo đạt kết quả bọc răng sứ tối đa và hạn chế xảy ra các biến chứng khó lường. 

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sau khi răng bọc sứ phát sinh các triệu chứng viêm tủy. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng nhu sức khỏe toàn thân. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng quay trở lại cơ sở nha khoa nơi thực hiện bọc răng sứ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị viêm tủy nhìn chung được xác định là do kỹ thuật thực hiện bọc sứ của bác sĩ không đảm bảo quy chuẩn y khoa. Trong đó, bao gồm các yếu tố như: 

1. Mài quá nhiều mô răng

Mài răng là một trong những bước quan trọng khi bọc sứ, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao. Nếu tay nghề yếu kém, mài răng nhiều quá mức và phạm sâu vào cấu trúc răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, mài mòn loại bỏ nhiều mô răng khiến tủy răng bị lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công xâm nhập vào bên trong và gây ra viêm tủy. 

2. Thực hiện sai kỹ thuật mài cùi

Kỹ thuật mài cùi răng không đúng chuẩn cũng là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy. Để thực hiện mài ngà răng sẽ phải sử dụng mũi khoan chuyên dụng để mài nhỏ mô răng thật sao cho tạo thành trụ răng có kích thước vừa đủ để lắp mão sứ.

Tuy nhiên, nếu người thực hiện sử dụng hệ thống mũi khoan không đạt chuẩn, mũi khoan cùn, rung lắc quá mức làm sinh lượng nhiệt cao do răng ma sát mạnh với mũi khoan, hệ thống tưới nước làm mát hoạt động kém… chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương tủy nặng nề, dẫn đến viêm tủy răng bọc sứ. 

3. Không làm răng tạm hoặc gắn răng tạm sai cách

Lắp răng tạm là nước cực kỳ quan trọng được thực hiện trước khi lắp mão sứ cố định. Đây là hàm tạm được nha khoa đeo cho bạn nhằm bảo vệ trụ răng khỏi sự tấn công gây viêm nhiễm của vi khuẩn. Đồng thời, hàm răng tạm còn hỗ trợ giúp bạn dễ dàng ăn uống. Tuy nhiên, nhiều cơ sở nha khoa thường chạy theo lợi nhuận và bỏ qua bước này hoặc làm sơ sài bằng vật liệu composite, gắn sai kỹ thuật khiến trụ răng bị viêm, sau khi bọc sứ một thời gian sẽ phát sinh nhiễm trùng và gây viêm tủy.

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị viêm tủy được cho là có liên quan trực tiếp đến tay nghề, chuyên môn của người thực hiện

4. Chất gắn răng không phù hợp

Để phần mão sứ sau khi được lắp lên răng thật được chắc chắn, nha khoa sẽ sử dụng một loại keo chuyên dụng. Loại keo này là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định tuổi thọ sử dụng của răng bọc sứ.

Việc dùng loại keo gắn kém chất lượng để tối ưu chi phí bọc sứ sẽ khiến mão sứ không được bọc chắc chắn, giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, sử dụng keo kém chất lượng sau một thời gian sẽ xảy ra tình trạng keo hóa lỏng, rò rỉ keo ra ngoài làm rơi mão sứ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây đau nhức, ê buốt và viêm tủy răng. 

5. Gắn răng sứ bị lệch khiến khớp cắn không chuẩn

Bước lắp mão sứ lên răng thật đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đảm bảo mão sứ ôm sát vào chân răng, đồng nhất với phần nướu và chuẩn khớp cắn. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ tạo ra độ chênh phô, tạo ra khoảng hở, lệch hàm và không chuẩn khớp cắn… Hoặc răng sứ được chế tác không chính xác, kích thước không chuẩn. Đây là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các mảng bám thức ăn mắc kẹt lại, phát sinh vi khuẩn. Và việc bị viêm tủy sau khi bọc sứ là điều khó tránh khỏi. 

6. Sâu răng gây nhiễm trùng chân răng sứ 

Ngoài những yếu tố về kỹ thuật thực hiện không đúng chuẩn gây ra viêm tủy thì một nguyên nhân khác cũng phổ biến không kém chính là thói quen vệ sinh răng miệng kém. Răng sau khi bọc sứ cũng giống như răng thật, cần được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng.

Cụ thể ở những người không đánh răng hoặc đánh răng sai kỹ thuật, không loại bỏ hết mảng bám thức ăn thừa, thường xuyên sử dụng các chất kích thích rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… sẽ dẫn đến sâu răng. Lúc này, phần răng bị sâu nằm bên dưới mão sứ lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng và phát sinh hàng loạt các triệu chứng đau nhức, ê buốt răng khó chịu. 

Răng bọc sứ bị viêm tủy gây ra hệ lụy gì? 

Viêm tủy chỉ là một trong những biến chứng khó lường sau khi bọc răng sứ. Ngoài ra còn có nhiều hệ lụy khác kèm theo như bị hỏng cả gốc răng, vỡ răng sứ, mất răng thật vĩnh viễn, gây đau nhức kéo dài, tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, hôi miệng, viêm xương, viêm hạch, làm lệch khớp cắn và tăng nguy cơ mất chức năng ăn nhai của hàm. 

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Răng bọc sứ bị viêm tủy nếu không được điều trị có thể làm mất răng vĩnh viễn, kéo theo nhiều biến chứng bệnh lý răng miệng khác

Tình trạng viêm tủy sau khi bọc sứ nếu không được điều trị phát hiện và xử lý sớm có thể gây hoại tủy, chết tủy. Lúc này, người bệnh sẽ không còn cảm nhận được bất kỳ triệu chứng đau nhức hay ê buốt nào, thay vào đó là chân răng dần lung lay và mất vĩnh viễn. Hoặc có những trường hợp răng không tự rơi ra bắt buộc phải nhổ bỏ phần chân răng thật bị viêm nhiễm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng mà còn khiến bạn mất thêm một khoản chi phí lớn để trồng lại răng mới. 

Quy trình xử lý và cách điều trị răng bọc sứ bị viêm tủy

Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vị trí răng bọc sứ như đau nhức từng cơn, chuyển đổi màu răng…, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa đã thực hiện trước đó để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Quy trình điều trị răng bọc sứ bị viêm tủy thường phức tạp và mất nhiều thời gian. Về cơ bản gồm các bước sau:

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Bác sĩ tiến hành kiểm tra mức độ viêm tủy răng bọc sứ và thực hiện xử lý điều trị bằng kỹ thuật nha khoa phù hợp
  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết hợp chụp phim X – quang. Sau đó lên phác đồ điều trị chi tiết tùy theo từng trường hợp cụ thể. 
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ cao răng. 
  • Bước 3: Tiến hành xử lý răng bọc sứ bị viêm: 
    • Tháo mão sứ trên răng và nạo sạch tổ chức viêm tủy, làm sạch buồng tủy và phục hồi tủy bằng các đặt mão hoặc hàn trám răng.
    • Sau khi phục hồi tủy, tùy theo từng vấn đề khác nhau mà cách xử lý mão răng sứ sẽ khác nhau. Thường là lắp lại vào cùi răng đúng kỹ thuật hoặc thay thế mão răng sứ mới. 

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo không nên tháo răng sứ và làm lại quá nhiều lần. Vì cứ mỗi lần thay mão sứ như vậy sẽ càng làm tăng thêm nhiều rủi ro như mòn, vỡ, gãy… 

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ phòng ngừa viêm tủy

Răng bọc sứ bị viêm tủy được xem là biến chứng khá nghiêm trọng và rất khó để điều trị khỏi nhanh chóng. Vì tủy răng là một tổ chức có sự liên kết vô cùng chặt chẽ, bất kỳ tác động ảnh hưởng xấu nào đến bộ phận này cũng đều gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, sau khi bọc răng sứ bạn cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng để phòng ngừa các biến chứng rủi ro cũng như đảm bảo duy trì tuổi thọ răng sứ dài lâu. 

Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ bạn cần thực hiện:

Về cách vệ sinh

Để tăng tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ răng bọc sứ, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ: 

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách tốt nhất để giữ tính thẩm mỹ, độ bền răng sứ và phòng ngừa viêm tủy
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Chải răng đúng kỹ thuật theo chiều dọc và nhẹ nhàng. Dùng bàn chải có đầu lông mềm mại, nhỏ gòn để tránh làm tổn thương các mô nướu xung quanh.
  • Thay mới bàn chải đánh răng sau 3 – 4 tháng sử dụng để tránh vi khuẩn tích tụ quá mức gây viêm nhiễm. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa flour hỗ trợ giúp răng chắc khỏe. 
  • Kết hợp cạo lưỡi, dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau khi ăn và nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám, vi khuẩn tích tụ trong các kẽ răng. 
  • Những người có tật nghiến răng khi ngủ nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng máng nhai hoặc máng bảo vệ răng khi ngủ. 

Chế độ ăn uống

Chỉ vệ sinh răng miệng thôi vẫn chưa đủ để bảo vệ răng sứ tốt nhất, bạn còn cần phải có chế độ ăn uống khoa học nữa: 

Răng bọc sứ bị viêm tủy
Chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ cần hạn chế những món thô cứng, nhiệt độ cao, nhiều đường, dầu mỡ… để ngăn ngừa viêm nhiễm
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm quá thô cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Vì không chỉ làm tác động đến răng sứ bên ngoài mà còn làm tổn hại đến phần răng thật bên trong. 
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, nước ngọt có gas, thực phẩm, trái cây có tính axit, cà phê, trà, thức uống có màu… Những tác nhân này chính là điều kiện thuận lợi để các hại khuẩn sinh sôi phát triển làm phá hủy men răng.
  • Thay vào đó nên tăng cường bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, củ quả, sữa chua, các loại thực phẩm giàu canxi từ trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… giúp răng chắc khỏe. 
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm, tăng tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hạn chế mảng bám, phát sinh vi khuẩn gây sâu răng. 

Thăm khám định kỳ

Tuân thủ lịch hẹn tái khám với bác sĩ nha khoa sau khi bọc sứ để kiểm tra mức độ khít sát của mão răng với đường viền răng. Ngoài ra, định kỳ kiểm tra răng miệng 6 tháng/ lần để tầm soát các vấn đề bất thường và có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn. 

Trên đây là những thông tin về tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy cũng như cách điều trị khắc phục cơ bản. Lời khuyên tốt nhất dành cho những người đã, đang hoặc sẽ thực hiện hiện bọc răng sứ chính là chú ý giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi bọc. Đồng thời, nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo răng bọc sứ chất lượng, đúng kỹ thuật và có độ bền chắc dài lâu. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Niềng răng mắc cài kim loại Răng Đã Lấy Tủy Có Niềng Được Không? Lưu Ý Cần Biết
Răng đã lấy tủy có niềng được không? là thắc mắc của nhiều người có răng bị chết tủy và đang có ý định niềng răng - chỉnh nha. Phương…
Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục Tuỷ Răng Bị Hoại Tử Là Do Đâu? Cách Kiểm Tra và Điều Trị

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nặng của bệnh viêm tủy răng, khi người bệnh mắc viêm tủy…

Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng được chỉ định cho trường hợp răng chưa…

Nhiễm trùng tủy răng Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?

Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng…

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Răng Đã Lấy Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Kéo Dài Thế Nào?

Lấy tủy là phương pháp điều trị được chỉ định cho các trường hợp tủy răng gặp vấn đề, phải…

Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?

Sử dụng thuốc diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng được nhiều người biết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua