Quy Trình Trồng Răng Sứ Gồm Những Bước Nào? Lưu Ý Khi Trồng Răng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trồng răng sứ hiện nay đang dần trở nên phổ biến với các kỹ thuật hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh vấn đề phương pháp, chi phí thực hiện, người bệnh còn quan tâm các đến quy trình trồng răng sứ. Đồng hành cùng bài viết sau để hiểu rõ hơn về các bước trồng răng này.

Vì sao cần áp dụng quy trình trồng răng sứ chuẩn nha khoa?

Trồng răng ngày nay có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, trang thiết bị máy móc tiên tiến nên đã đơn giản hơn trước rất nhiều. Tuy vậy các bước tiến hành cần đảm bảo cẩn thận, an toàn, vệ sinh để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia gia khoa, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trồng răng như: Tay nghề, chuyên môn của bác sĩ, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị,… Vì vậy bạn nên tìm hiểu và chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha. Tại đây quy trình trồng răng sứ sẽ được diễn ra đúng chuẩn, đạt yêu cầu nghiêm ngặt về độ chính xác, kỹ thuật, sự tỉ mỉ, dụng cụ vô trùng khi mài răng và gắn mão sứ.

Trồng răng sứ cần áp dụng quy trình chuẩn nha khoa
Trồng răng sứ cần áp dụng quy trình chuẩn nha khoa

Khi đáp ứng được quy trình trên, quá trình trồng răng sứ sẽ đem lại hiệu quả cao và có tuổi thọ lâu dài. Đồng thời bạn không phải tốn nhiều thời gian và chi phí để khắc phục những rủi ro xảy ra.

Nếu thực hiện chỉnh nha ở những cơ sở không đảm bảo, bác sĩ không có đủ kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn, bạn sẽ khó nhận được kết quả như mong đợi, răng sứ có thể nhanh hỏng, thậm chí bạn còn gặp các tình huống nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm,.. hoặc khiến bạn đau nhức, có chịu. Vì vậy trồng răng sứ với một quy trình đúng tiêu chuẩn là điều cần thiết, được ưu tiên lựa chọn.

Quy trình trồng răng sứ

Cách trồng răng sứ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chỉnh nha, tính thẩm mỹ và độ bền của răng. Vì vậy một trong các yêu cầu cơ bản nhất khi trồng răng sứ đó là đạt quy trình chuẩn. 

Rất nhiều người thắc mắc trồng răng sứ mất bao lâu. Thông thường khi trồng răng sứ sẽ mất thời gian từ 2 – 4 ngày, bệnh nhân cần đến nha khoa ít nhất 2 lần đó là thời điểm cần vệ sinh, mài cùi lấy dấu răng và 1 lần đến nha khoa để gắn răng sứ. Riêng đối với những bệnh nhân có vấn đề về răng miệng, cần điều trị trước đó, thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài hơn.  

Quy trình trồng răng sứ sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và chụp Xquang để kiểm tra răng miệng tổng quát

Đây là bước đầu tiên và bắt buộc trong mọi quy trình điều trị các vấn đề về răng miệng. Việc thăm khám và chụp Xquang giúp bác sĩ đưa ra những chỉ định đúng với tình trạng cụ thể của từng đối tượng bệnh nhân. 

Lúc này bạn sẽ được kiểm tra vị trí các răng cần điều trị, kiểm tra độ dài chân răng, mô nha chu, tình trạng răng có bị nhiễm trùng hay không. Nếu răng bị nhiễm trùng hay gặp bất kỳ vấn đề nào khác, bạn cần điều trị để loại bỏ tất cả nguy cơ làm ảnh hưởng đến răng miệng trước khi tiến hành trồng răng, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha về sau.

Bác sĩ thăm khám và chụp Xquang để kiểm tra răng miệng tổng quát
Bác sĩ thăm khám và chụp Xquang để kiểm tra răng miệng tổng quát

Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị cho bệnh nhân

Dựa vào kết quả kiểm tra ban đầu, bác sĩ sẽ thông báo tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, tư vấn xử lý vấn đề về răng miệng đang gặp phải, thời gian hoàn tất quy trình, đồng thời giới thiệu các loại răng sứ, màu răng để bệnh nhân lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể chọn một trong hai loại răng sứ dưới đây:

  • Răng sứ kim loại: Có khung sườn bên trong là kim loại và được phủ lớp men sứ mỏng bên ngoài. Loại răng này vẫn có độ cứng tương đối, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, khung sườn kim loại bị oxy hóa, dẫn đến đen viền nướu. Vì vậy răng sứ kim loại thường chỉ được ứng dụng đối với răng hàm.
  • Răng sứ toàn sứ: Được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất, có độ bóng tự nhiên, làm tăng tính thẩm mỹ như răng thật. Răng sứ toàn sứ có độ cứng hơn nên có thể ứng dụng được cho mọi loại răng trên cung hàm, đặc biệt  là phục hình răng cửa hoặc răng toàn hàm.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê

Vệ sinh răng miệng và gây tê là một trong các bước trồng răng sứ cơ bản. Lúc này người bệnh sẽ được vệ sinh toàn bộ răng miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nếu vôi răng quá nhiều, bạn còn cần phải cạo vôi và loại bỏ các mảng bám trên răng.

Nếu bạn đang thắc mắc trồng răng sứ giả có đau không thì hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng cần bọc để giúp bệnh nhân thoải mái, không bị đau nhức, khó chịu trong quá trình mài răng tiếp theo.

Quy trình trồng răng sứ - Tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê
Quy trình trồng răng sứ – Tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê

Bước 4: Mài cùi và lấy dấu răng – Kỹ thuật trồng răng sứ

Đây là một trong các bước trồng răng sứ quan trọng và là thao tác bắt buộc. Bước làm này giúp răng sứ được gắn vào đồng nhất với răng thật, đảm bảo tính tự nhiên, không bị chênh lệch hay dày cộm.

Khi tiến hành, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài một lớp mỏng bên ngoài răng cần điều trị. Thao tác này được thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau đớn, tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ, khéo léo để đảm bảo tỉ lệ chuẩn xác, không vượt quá 2mm.

Có 2 kỹ thuật cần chú ý đó là:

  • Đường hoàn tất phục hình: Yêu cầu bác sĩ thực hiện dứt khoát, nhanh chóng và chuẩn, không được đụng tới cấu trúc răng thật.
  • Lựa chọn góc điều chỉnh: Đây là kỹ thuật quan trọng khi mài cùi răng. Lúc này răng được mài theo 5 chiều nên cần đảm bảo được góc độ phù hợp nhất. Bác sĩ thường chọn góc 3 độ theo phương thẳng đứng để khi bọc răng sứ đạt được độ bám khít, không hở khe. Thực tế tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ tăng hoặc giảm tỷ lệ phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Khi hoàn tất quy trình mài cùi răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng của bệnh nhân và chuyển sang phòng Lab để kỹ thuật viên chế tác răng sứ. Việc chế tác cần đạt yêu cầu về màu sắc, hình dáng như đã thống nhất với bệnh nhân trước đó.

Xem thêm:

Bước 5: Gắn răng tạm – Quy trình trồng răng sứ

Sau khi đã mài răng, bệnh nhân được gắn răng tạm để bảo vệ cùi răng, tránh vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời gắn tạm răng còn giúp bạn đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ trong thời gian chờ gắn răng sứ thật.

Bước 6: Gắn răng sứ thật

Khi răng sứ đã được chế tác hoàn chỉnh, bạn cần quay lại nha khoa để bác sĩ tiến hành gắn răng thật. Ban đầu, bác sĩ sẽ ướm thử răng vào cùi để đánh giá độ phù hợp về toàn bộ cung răng. Trong trường hợp răng sứ chưa vừa khít, sai kích thước sẽ được điều chỉnh ngay. Riêng về màu sắc vì đã được thống nhất ngay từ đầu nên không thể thay đổi.

Gắn răng sứ, kết thúc quy trình
Gắn răng sứ, kết thúc quy trình

Tiếp theo, bạn được cố định răng sứ bằng chất liệu chuyên dụng trong nha khoa. Bác sĩ sẽ cân chỉnh cho tới khi bệnh nhân cảm thấy tự nhiên nhất, không bị cộm hay khó chịu. Cuối cùng tiến hành kiểm tra lại các mặt tiếp xúc và đường viền nướu để đảm bảo răng mới khít hoàn toàn với hàm răng.

Những lưu ý sau khi trồng răng sứ

Sau khi hoàn tất quy trình trồng răng sứ, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng. Dù là răng thật hay răng sứ, đều cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đúng chuẩn để đảm bảo độ bền. Đặc biệt đối với răng sứ, dù có độ bền cao, có thể chịu nhiều lực tác động lớn, tuy nhiên bản chất đây vẫn là răng giả, không gắn liền với cơ thể, vì vậy bạn cần chú ý đến những ảnh hưởng khi trồng răng giả, đồng thời tham khảo những lời khuyên dưới đây:

  • Đánh răng bằng bàn chải mềm và chải răng theo chiều dọc, không nên chải theo chiều ngang.
  • Ưu tiên dùng chỉ nha khoa nước súc miệng để làm sạch sẽ răng. Bạn có thể đầu tư máy tăm nước để tăng hiệu quả massage nướu, giúp nướu khỏe mạnh.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, gây ố vàng răng như cafe, trà, đồ uống có đường hay hút thuốc lá.
  • Bạn không nên ăn các loại đồ ăn cần dùng nhiều lực để cắn, xé, vì răng mới trồng chưa hoàn toàn ổn định, rất dễ bị hư hỏng nếu ăn nhai quá mạnh. Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nuốt như thịt băm, cháo, hoa quả,…
  • Chú ý lịch tái khám cùng như kiểm tra răng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo độ khít của răng và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Trên đây là chi tiết quy trình trồng răng sứ cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng kiến thức trong bài đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề trồng răng sứ như thế nào, từ đó tự tin hơn khi đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa để trồng răng.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

Dorogyne là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Giá Bán, Lưu Ý Khi Sử Dụng

Dorogyne là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng răng miệng cấp…

Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng 6 Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hay, Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Gừng không chỉ là nguyên liệu gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt mà còn…

trẻ bị mảng trắng trong miệng Trẻ bị mảng trắng trong miệng – Nguy hiểm nên gặp bác sĩ ngay

Trẻ bị mảng trắng trong miệng là vấn đề phụ huynh cần chú ý, bởi đây có thể là dấu…

sưng nướu răng khôn Sưng nướu răng khôn (trong cùng) phải làm sao?

Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua