Trồng Răng Hàm Có Đau Không? Bao Lâu Hết Đau? Lời Giải Đáp Chi Tiết
Răng hàm đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, đặc biệt trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời chiếc răng này cũng giúp cung hàm và khớp cắn của bạn trở nên cân đối hơn. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khiến người bệnh bị mất răng và bắt buộc phải trồng lại. Vậy trồng răng hàm có đau không? Cảm giác đau bao lâu sẽ hết?
Trồng răng hàm có đau không với 3 phương pháp thực hiện?
Trồng răng là phương pháp phục hình nha khoa tốt nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp khôi phục khả năng ăn nhai mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Hiện nay trồng răng được thực hiện bằng 3 phương pháp: Cấy ghép Implant, làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ.
Mỗi phương pháp sẽ sở hữu những ưu nhược điểm riêng và gây ra cảm giác đau không giống nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trồng răng hàm có đau không một cách chi tiết.
Hàm giả tháo lắp – Phương pháp phục hình răng hàm
Hàm giả tháo lắp được thiết kế với các bộ phận gồm có nền hàm nhân tạo, răng sứ. Nền hàm sẽ được lắp trực tiếp lên phần nướu bị mất răng, từ đó đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Ưu điểm:
- Vật liệu sử dụng để làm hàm giả tháo lắp được nghiên cứu kỹ lưỡng, lành tính và an toàn với sức khỏe răng miệng.
- Ngăn chặn tình trạng xô lệch răng kế cận.
- Thời gian thực hiện hàm giả tháo lắp nhanh chóng, chỉ mất vài ngày và ít đau đớn.
Nhược điểm:
- Hàm giả tháo lắp không thể ngăn tình trạng tiêu xương hàm.
- Tính thẩm mỹ của hàm giả tháo lắp không cao, dễ bị lộ, rơi ra ngoài khi ăn nhai, nói chuyện.
- Khả năng ăn nhai chỉ khôi phục khoảng 40% so với răng thật.
Mức độ đau khi thực hiện:
Trồng răng giả có đau không? Sử dụng hàm giả tháo lắp là phương pháp đơn giản, không cần mài răng kế cận hay phẫu thuật, hơn nữa quy trình thực hiện đơn giản nên không gây đau nhức khi thực hiện.
Mặc dù vậy thời gian đầu sau khi thực hiện người bệnh vẫn cảm thấy có đôi chút khó chịu vì chưa quen với hàm giả. Tình trạng này sẽ biến mất sau một thời gian, vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Phục hình răng hàm bằng phương pháp cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình nha nha khoa tối ưu nhất hiện nay, giúp người bệnh khôi phục răng mới có cấu tạo đầy đủ gồm thân răng, chân răng. Trụ Implant bằng chất liệu Titanium có khả năng tích hợp với xương hàm một cách chắc chắn, hoạt động giống như một chiếc chân răng thật. Phần thân răng ở phía trên làm bằng chất liệu sứ tạo nên tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm:
- Trụ của răng được làm bằng Titanium lành tính, an toàn với cơ thể người bệnh.
- Không cần mài răng vì thế không xâm lấn đến răng thật hay những chiếc răng ở bên cạnh.
- Tuổi thọ của răng Implant khá lâu, khoảng 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.
- Ngăn được tình trạng xô lệch răng thật, hạn chế tiêu xương hàm.
- Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng đơn giản, giống như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao, khắc phục mọi khuyết điểm ở nhiều tình huống khác nhau.
- Đảm bảo khả năng nhai nghiền nát thức ăn tốt giống răng thật.
- Tỷ lệ phục hình răng hàm thành công cao, lên tới 98%.
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện trồng răng hàm bằng cấy ghép Implant khá cao.
- Thời gian phục hình răng sứ diễn ra lâu, người bệnh mất từ 3-6 tháng để hoàn thiện, tùy tình trạng của mỗi người.
Mức độ đau khi thực hiện:
Trồng răng hàm có đau không đối với phương pháp cấy ghép Implant? Theo đó mức độ đau đớn khi thực hiện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa người bệnh, hệ thống máy móc hiện đại, kỹ thuật trồng răng của bác sĩ.
Người bệnh khi thực hiện phục hình răng bằng phương pháp cấy Implant thường phải phẫu thuật nha khoa. Tại đây bác sĩ sẽ mở nướu, tạo ra khoảng trống để đặt trụ Implant vào bên trong xương hàm. Khi thực hiện kỹ thuật này người bệnh có thể cảm nhận toàn bộ thao tác của bác sĩ nhưng sẽ không thấy đau nhức hay ê buốt. Nguyên nhân vì trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc gây tê để hạn chế đau nhức cho người bệnh.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng từ 1-2 giờ sau, khu vực đặt trụ Implant sẽ bị sưng, đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này vì đây là phản ứng bình thường, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và chống viêm để người bệnh uống tại nhà.
Hơn nữa nếu trồng răng hàm đúng kỹ thuật và sử dụng công nghệ mới sẽ giảm bớt cảm giác sưng đau, khó chịu. Bên cạnh đó nó cũng giúp giảm thời gian thực hiện, kiểm soát cơn đau một cách tối đa. Vì thế người bệnh không nên quá e ngại về vấn đề này.
Trồng răng hàm có đau không với phương pháp làm cầu răng sứ
Trường hợp người bệnh bị mất 1, 2 hoặc vài chiếc răng liền kề sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện làm cầu răng sứ. Với phương pháp này, bác sĩ cần mài 2 răng bên cạnh khỏe mạnh để tạo thành trụ nâng đỡ cầu sứ. Tiếp đến bác sĩ sẽ lắp cầu răng sứ cố định lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh, phục hình ăn nhai và tính thẩm mỹ.
[pr_middle_post]
Ưu điểm:
- Các vật liệu sử dụng làm cầu răng sứ đều lành tính và an toàn cho cơ thể người bệnh.
- Khả năng ăn nhai được khôi phục tương đối, khoảng 60-70% so với răng thật.
- Màu sắc, hình dáng răng sứ giả gần giống với răng thật.
- Quá trình thực hiện khá nhanh, người bệnh chỉ mất khoảng 2-3 ngày để hoàn thiện.
- Tuổi thọ trung bình của một cầu răng sứ kéo dài từ 5-7 năm.
- Ngăn chặn được hiện tượng xô lệch răng bên cạnh.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ của cầu răng sứ chỉ duy trì ở giai đoạn đầu. Đồng thời hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra.
- Khi thực hiện làm cầu răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải mài răng thật khỏe mạnh bên cạnh để tạo thành trụ. Vì thế răng thật sẽ bị tổn thương, suy giảm tuổi thọ.
Mức độ đau khi thực hiện:
Trồng răng hàm có đau không với phương pháp cầu răng sứ? Mặc dù người bệnh phải mài răng thật để tạo thành trụ, nhưng trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê. Nhờ vậy người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhức hay ê buốt khi thực hiện.
Ngoài ra khi mài răng xong, người bệnh sẽ được gắn răng tạm trong thời gian chờ cầu sứ hoàn thiện. Điều này sẽ giúp người bệnh đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như chống lại ê buốt.
Hơn nữa trồng răng hàm có đau không sẽ phụ thuộc vào thao tác mài cùi của nha sĩ thực hiện. Mài cùi răng là kỹ thuật dùng dụng cụ để mài đi lớp men răng bên ngoài (không quá 2mm), tránh tổn thương đến răng thật. Trường hợp mài quá mức sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và ê buốt kéo dài.
Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau tại nhà cho người bệnh sử dụng. Việc dùng thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng để tránh nguy hại đến sức khỏe.
Phương pháp giảm đau khi trồng răng hàm
Trồng răng hàm có đau không? Thực tế người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhức hay ê buốt trong quá trình thực hiện bởi bác sĩ đã tiêm thuốc tê vào vị trí cần trồng răng. Thế nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng người bệnh sẽ đau, khó chịu. Và để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm do bác sĩ kê đơn để cải thiện những khó chịu sau khi trồng răng hàm. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc tăng liều lượng cũng cần xin ý kiến từ chuyên gia để ngăn chặn tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bệnh tuyệt đối không chạm tay hay dùng vật nhọn tác động vào khu vực mới trồng răng hàm. Việc này có thể gây đau nhức, viêm nhiễm, thời gian bình phục lâu hơn.
- Chườm đá lạnh lên bên ngoài vị trí trồng răng hàm là phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau nhanh chóng. Phương pháp này sẽ gây tê tạm thời và khiến mạch máu co lại giúp giảm đau nhanh chóng.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng giảm đau sau khi trồng răng hàm. Theo đó người bệnh nên ăn những thực phẩm được chế biến ở dạng mềm, lỏng, không quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời tăng cường bổ sung vitamin và canxi để vết thương nhanh chóng hồi phục. Người bệnh cũng cần kiêng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, cứng, dai sau khi mới trồng răng.
- Trong 1-2 tuần đầu không dùng nước muối tự pha để súc miệng. Nguyên nhân vì nước muối sẽ khiến vết thương lâu lành và làm cơn đau kéo dài. Bạn nên dùng nước súc miệng chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
- Việc chăm sóc răng miệng cũng là vấn đề bạn cần lưu tâm. Theo đó bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh chảy máu hay nhiễm trùng, sâu răng nhẹ bên cạnh.
- Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu hoặc sưng đau kéo dài nên đến nha khoa để được tái khám ngay lập tức.
Như vậy vấn đề trồng răng hàm có đau không đã được giải đáp ở nội dung bài viết trên đây. Theo đó vấn đề đau nhức khi phục hình răng sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, phương pháp bạn chọn cùng một số yếu tố khác. Để được giải đáp chi tiết bạn nên đến nha khoa thăm khám trực tiếp.
Bình luận (75)
Các anh chị cho em hỏi là. Em sinh năm 2000. Răng bị khập khễn nặng. Và bị gãy 2 cây. Em muốn trồng lại và niềng răng nhưng. Em có nghe 1 số người bảo là niềng răng có di chứng về sau đau đầu. Ai niềng tầm 5 năm trở đi cho em xin ý kiến ạ
Gãy răng thì phải trồng răng sau đó bọc sứ em à chứ ko niềng dc. Niềng răng thì dễ bị hóp má.. chứ chưa nghe nói bị đau đầu bh. Mà thường đã trồng răng rồi bọc sứ luôn em ko cần niềng cho mất tgian
Trồng răng xong cắm cái sứ lên thì hnhu k có niềng đc, hoặc đi khám xem có niềng kéo lại chỗ trống đc k. Mà cứ qua nha khoa đi bác sĩ tư vấn cho chắc. Đợt mình làm ở nha khoa Vidental mấy bác tư vấn tận tâm, nhiệt tình lắm, làm xong rùi bên nha khoa còn thường xuyên gọi hỏi thăm tình hình, hướng dẫn cách vệ sinh và nhắc nhở đi tái khám đúng lịch. Nhờ Vidental mà mình mới sở hữu hàm răng dều đẹp, bền chắc như bây giờ đây
Chị cho em tham khảo chính sách bảo hành các thứ sau khi làm răng bên Vidental với, em tìm hiểu nhiều nha khoa rồi mà vẫn chưa lựa được bên nào hết’
Thì sau khi tư vấn, thỏa thuận xong với b thì bên nk ViDental sẽ gửi đến b một bản hợp đồng trong đó có thông báo rõ về chi phí, thời gian thực hiện và chính sách bảo hành của dịch vụ. Với trụ răng, thời gian bảo hành thường kéo dài từ 10 – 20 năm hoặc có thể là vĩnh viễn. Đặc biệt, toàn bộ các vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng răng giả như vỡ, mẻ, nứt đều được bảo hành miễn phí.