Trồng Răng Cửa Có Đau Không Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trồng răng cửa là kỹ thuật nha khoa dùng trong trường hợp mất răng, hỏng răng. Hiện nay, việc trồng răng đã trở nên phổ biến với nhiều phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng không biết trồng răng cửa có đau không? Các thông tin được đưa ra trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vướng mắc trên. 

Giải đáp: Quá trình trồng răng cửa có đau không?

Hàm răng, đặc biệt là răng cửa đóng vai trò quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của gương mặt. Trong nhiều trường hợp mất răng do tai nạn, hỏng răng…, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định phương pháp trồng răng cửa. 

Trồng răng cửa giúp cải thiện tính thẩm mỹ, củng cố sức nhai của hàm và tạo điểm tựa cho các răng bên cạnh. Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc trồng răng cửa có đau không, câu trả lời cho thắc mắc này là có. 

Giải đáp: Quá trình trồng răng cửa có đau không?
Giải đáp: Quá trình trồng răng cửa có đau không?

Làm răng giả hay bất kì phương pháp y khoa tác động trực tiếp đều có thể gây đau, nhức tùy mức độ. Tuy nhiên với kỹ thuật trồng răng, bạn không cần quá lo lắng về điều này. Hiện nay, khoa học, y tế phát triển, quá trình làm răng giả không gây quá nhiều đau đớn. Các thao tác diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của thuốc gây tê, giảm đau…

Tình trạng đau nhức do trồng răng thường không quá nghiêm trọng và thuyên giảm dần sau vài ngày. Mức độ đau đớn còn phụ thuộc vào phương pháp làm răng, tay nghề bác sĩ, thời gian trồng răng cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Các phương pháp trồng răng cửa ít đau đớn nhất

Hiện nay, nha khoa có nhiều kỹ thuật làm răng giả. Các phương pháp này có thể khác nhau về kỹ thuật, tuổi đời của răng cũng như giá thành thực hiện. Bạn có thể lựa chọn cho mình cách làm răng phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng cụ thể của bản thân. 

Bọc răng sứ

Với cách này, bác sĩ sẽ làm một mão sứ để bọc quanh răng nhằm bảo vệ thân răng tốt hơn và cải thiện tính thẩm mỹ. Phương pháp bọc răng sứ thường dùng cho trường hợp răng sứt mẻ, tình trạng răng sâu nhẹ hoặc nặng, vàng ố… 

Phương pháp bọc răng sứ thường dùng cho trường hợp răng sứt mẻ, răng sâu
Phương pháp bọc răng sứ thường dùng cho trường hợp răng sứt mẻ, răng sâu

Trong quá trình thực hiện, hai răng trụ hai bên sẽ được mài nhỏ để tạo hình. Cầu răng sau khi hoàn thành sẽ được gắn cố định như răng thật của người bệnh. Quy trình mài răng chỉ hơi tê nhức và tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau vài ngày. 

Tham khảo:

Trồng răng cửa bằng cách cấy Implant

Nha sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm người bệnh, thay thế cho chân răng và thân răng thật. Phương pháp cấy Implant giảm được rủi ro tiêu xương hàm ở vị trí mất răng. Độ bền của răng có thể lên tới 20 năm đến vĩnh viễn. 

Quá trình thực hiện có sự trợ giúp của thuốc tê sẽ không gây đau đớn cho người bệnh. Sau khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhẹ. Tuy nhiên bạn không nên quá đáng lo, bởi bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau răng phù hợp nhất. 

Trồng răng cửa bằng cách cấy Implant
Trồng răng cửa bằng cách cấy Implant

Lưu ý quan trọng khi trồng răng cửa 

Để giúp cơn đau sau khi làm răng nhanh chóng mất đi cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Dùng thuốc theo đơn thuốc được chỉ định bởi bác sĩ, không nên sử dụng bừa bãi gây ra tác dụng phụ.
  • Sau khi làm răng giả, bạn nên hạn chế vận động mạnh vào những ngày đầu, tránh va chạm trực tiếp.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tránh không để thức ăn thừa đọng lại ở kẽ răng hay nắp trụ Implant.
  • Bạn nên hạn chế việc chải răng quá mạnh trong những ngày đầu sau khi lắp răng giả. 
  • Người bệnh không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, ưu tiên ăn đồ ăn mềm để tránh sứt mẻ răng cửa. 
  • Tái khám định kỳ là cách giúp bạn kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. 

Các thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được vướng mắc trồng răng cửa có đau không. Lựa chọn được phương pháp trồng răng cửa phù hợp sẽ giúp diện mạo của bạn được tăng tính thẩm mỹ, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức nhai. 

Tìm hiểu thêm:

Chuyên gia giải đáp: Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không?

Chia sẻ:
Viêm niêm mạc miệng Viêm Niêm Mạc Miệng: Biểu Hiện và Biện Pháp Khắc Phục

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng các lớp bao phủ quanh miệng, lưỡi bị viêm tạo thành vết loét.…

Đau răng có nên uống rượu bia không? Đau Răng Có Nên Uống Rượu Bia Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Trong dân gian lưu truyền mẹo uống rượu giúp giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người e ngại…

Phân biệt để nhận biết giữa lợi bị tụt và lợi bình thường Tụt Lợi Răng Lung Lay Xử Lý Thế Nào? Đáng Lo Không?

Tụt lợi là bệnh lý về răng miệng phổ biến, nếu không sớm can thiệp và điều trị, có thể…

Viêm lợi trùm là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm lợi trùm là căn bệnh ảnh hưởng đến phần lợi bao phủ bên trên bề mặt răng khôn. Nguyên…

Sâu răng có tự khỏi được không? Sâu Răng Có Chữa Được Không? Chia Sẻ Từ Nha Sĩ

Sâu răng có chữa khỏi được không hay cần phải can thiệp điều trị nha khoa? Điều trị sâu răng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua