Đang Cho Con Bú Lấy Tủy Răng Được Không? Mẹ Nên Biết

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

“Đang cho con bú lấy tủy răng được không?” là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Thực tế, phương pháp lấy tủy răng điều trị tủy không chống chỉ định đối với phụ nữ sau khi sinh, kể cả đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Đang cho con bú lấy tủy răng được không?

Lấy tủy răng phương pháp được chỉ định trong điều trị viêm tủy răng ở mức độ nặng. Viêm tủy răng thường là hệ quả của bệnh sâu răng tiến triển, phá hủy lớp men và ngà răng gây lộ tủy hoặc các chấn thương dẫn đến nứt, mẻ răng. Từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công gây tổn thương và viêm nhiễm.

Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?
Lấy tủy không chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú và trong quá trình mang thai

Đối với trường hợp viêm tủy răng một phần hoàn tủy răng bị phá hủy hoàn toàn, chết tủy. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp lấy tủy răng để kiểm soát tình trạng viêm, đau nhức trước khi thực hiện các kỹ thuật phục hình răng để phục hồi chức năng sinh lý cũng như tính thẩm mỹ của răng. 

Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thường chưa phục hồi sức khỏe, cơ thể nhạy cảm trước các tác động từ bên ngoài. Vì vậy, vấn đề “Đang cho con bú lấy tủy răng được không?” được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, trường hợp đang cho con bú không chống chỉ định lấy tủy răng để điều trị bệnh viêm tủy răng. 

Mục tiêu của phương pháp này là loại bỏ phần mô tủy bị viêm, làm sạch khoang tủy rồi sử dụng các vật liệu nha khoa để trám bít lại. Từ đó giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa viêm tủy răng lan rộng gây ảnh hưởng đến răng cũng như phòng ngừa các biến chứng nặng nề phát sinh.

Tuy nhiên, việc can thiệp các kỹ thuật nha khoa trong giai đoạn này đều có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, phương pháp lấy tủy răng chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh viêm tủy răng tiến triển ở mức độ nặng và các phương pháp điều trị không xâm lấn không đáp ứng. Trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cũng như tư vấn về ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. 

Chỉ định – Chống chỉ định 

Như đã giải đáp, đang cho con bú vẫn có thể lấy tủy răng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều được chỉ định phương pháp này trong điều trị viêm tủy răng. Lấy tủy răng có quy trình khá phức tạp, có thể thực hiện nhiều lần. Tuy nhiên, do không dùng thuốc điều trị toàn thân nên thường sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Từ đó, tránh tác động xấu đến trẻ nhỏ.

Trường hợp chỉ định lấy tủy răng 

Viêm tủy răng tiến triển thành nhiều giai đoạn như viêm tủy răng có hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục. Thông thường, phương pháp diệt tủy được chỉ định trong trường hợp tủy bị viêm ở mức độ nặng, có xu hướng lan rộng sang các cơ quan lân cận. Hoặc trường hợp răng bị chấn thương gây hoại tử tủy cũng được tiến hành lấy tủy răng.

Điều trị viêm tủy răng

Để hạn chế phát sinh rủi ro, mẹ bỉm cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về việc đang nuôi con bằng sữa mẹ

Dưới đây là các trường hợp đang cho con bú được chỉ định lấy tủy răng:

  • Các triệu chứng do viêm tủy răng tiến triển nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt 
  • Răng bị mẻ, nứt làm lộ tủy và chết tủy
  • Sâu răng nặng
  • Tủy răng bị viêm không có khả năng phục hồi 
  • Xuất hiện áp xe, chảy mủ và gây đau nhức dữ dội
  • Các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Chống chỉ định 

Phương pháp diệt tủy răng không được áp dụng trong một số trường hợp sau:

  • Trường hợp bị dị ứng với thuốc tê không được chỉ định thực hiện lấy tủy răng. Bởi trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Người bị dị ứng với thuốc tê thường được chỉ định phương pháp diệt tủy răng khác. 
  • Phụ nữ đang cho con bú mắc các bệnh về tim, viêm cấp tính, rối loạn đông máu,… không được chỉ định thực hiện phương pháp này.
  • Đối với trường hợp viêm tủy răng ở mức độ nhẹ, có khả năng phục hồi. Thường được chỉ định các phương pháp điều trị khác như che tủy, trám bít thay vì diệt tủy. Bởi sau khi vùng tủy bị viêm được xử lý, tủy răng sẽ phục hồi sau một thời gian nhất định.
  • Nếu viêm tủy răng khiến răng hư hại ở mức độ nặng và không thể phục hồi. Lúc này việc nhổ bỏ răng sẽ được chỉ định thay vì lấy tủy răng.

Có thể nhận thấy, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định lấy tủy răng ở mẹ bỉm trong giai đoạn cho con bú hoặc thay thế bằng các phương pháp điều trị khác phù hợp với tình trạng bệnh lý. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đang cho con bú lấy tủy răng cần lưu ý gì? 

Lấy tủy răng trong điều trị viêm tủy răng là phương pháp xâm lấn, khá phức tạp, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn trong và sau khi thực hiện. Hơn nữa, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể của mẹ bỉm khá nhạy cảm, nguy có phát sinh các vấn đề có thể cao hơn.

Chải răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua việc chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày

Vì vậy, khi diệt tủy răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ động thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, các bệnh lý nền, loại thuốc đang sử dụng hoặc dùng trong thời gian gần cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ để được xem xét và chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh phát sinh rủi ro, tác dụng không mong muốn.
  • Sau khi lấy tủy răng, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để làm giảm một số biểu hiện như đau nhức, răng ê buốt. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và tác động xấu đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp và đúng cách.
  • Mẹ bỉm cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm. Theo đó, cần chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa kẽ răng. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng.
  • Trong vài ngày đầu sau khi lấy tủy, bạn nên dùng các món ăn mềm, dễ nhai để tránh làm tăng áp lực lên răng và mô nướu, kích thích cơn đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, tránh các món ăn khô, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, các thức uống chứa cồn, chất kích thích,…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp quá trình phục hồi và giảm đau sau khi lấy tủy răng như các loại rau xanh, trái cây, sữa, cá béo, uống nhiều nước,…
  • Thay đổi một số thói quen tác động xấu đến sức khỏe răng miệng nói chung và quá trình phục hồi tủy răng bị viêm nói riêng như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, dùng răng cắn xé các vật cứng, nhọn, dùng tăm tre xỉa răng,…
  • Chủ động thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 2 – 3 lần/ năm để giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề nha khoa. Đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng đáng kể.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Đang cho con bú lấy tủy răng được không?” và một số vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin trên giúp người bệnh rõ hơn về phương pháp này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện/ phòng khám nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiễm trùng tủy răng Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?
Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh…
Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?

Sử dụng thuốc diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng được nhiều người biết…

Chi phí điều trị viêm tủy răng Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? [Bảng Giá Mới]

Chi phí điều trị viêm tủy răng luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Được biết đây là bệnh lý…

Diệt tủy răng thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục hoặc hoại tử tủy Diệt tủy răng là gì? Có gây ảnh hưởng không? Cần lưu ý gì?

Diệt tủy răng là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện trong điều trị tủy với trường hợp tủy…

Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng được chỉ định cho trường hợp răng chưa…

Viêm tủy răng cửa Viêm Tủy Răng Cửa: Có Đau Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm tủy răng cửa là tình trạng viêm nhiễm nặng khi vi khuẩn đã tấn công phá hủy mô răng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua