Cây nha đam có trị bệnh khớp không, thực hiện thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Cây nha đam có trị bệnh khớp không, có thật sự mang lại hiệu quả không là nghi vấn của rất nhiều người. Bởi lẽ nha đam đa số chỉ biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp da.

Nha đam có thể hỗ trợ chữa bệnh khớp hiệu quả
Nha đam có thể hỗ trợ chữa bệnh khớp hiệu quả

Cây nha đam có trị bệnh khớp không?

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi cây nha đam có trị bệnh khớp không, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của loại cây này. Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội, long thủ, long ty. Là một loại cây mọng nước có họ với xương rồng và có nguồn gốc từ Bắc Phi.

Nha đam có màu xanh lục, mép lá có răng cưa dài từ 30 – 60cm. Thân mọng nước, hoa mọc ở nách của lá, quả chứa nhiều hạt nhỏ. Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, thực phẩm và là thành phần của nhiều loại thuốc tiêu viêm, giảm đau, nhuận tràng… 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nha đam có chứa nhiều dưỡng chất giúp tiêu viêm, giảm đau nhức, sưng tấy do các bệnh về khớp gây ra. Không chỉ vậy, ethanol có trong chiết suất nha đam còn có khả năng giảm sưng viêm, hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức do bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp gây ra. Như vậy, có thể khẳng định, nha đam có thể giúp hỗ trợ trị bệnh khớp tốt.

Công dụng của nha đam trong điều trị bệnh khớp

Như đã nói, nha đam có chứa nhiều thành phần hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả. Bao gồm:

  • Các bradykinin, steroid, salicylate tự nhiên có tác dụng tiêu viêm.
  • Các vitamin cần thiết cho cơ thể có thể giúp giảm viêm nhiễm.
  • Các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các chất độc hại, gia tăng tốc độ phục hồi của vùng xương khớp bị hư tổn.
  • Các khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, sắt, magie, kẽm… hỗ trợ gia tăng tốc độ của các phản ứng enzyme trong khớp giúp quá trình điều trình điều trị nhanh hơn.
  • Hợp chất immunomodulatory, mannose – 6 – phosphate có khả năng tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi mô.
  • Polysaccharides có thể kích thích các nguyên bào sợi hỗ trợ sửa chữa các mô bị hỏng và gia tăng tốc độ tăng trưởng các tế bào mới.
  • Hợp chất thiên nhiên glucosamine trong tinh dầu nha đam giúp giảm cứng khớp, đau viêm.

Cách sử dụng nha đam chữa bệnh khớp

Có nhiều cách sử dụng cây nha đam trị bệnh khớp được áp dụng phổ biến hiện nay. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng như:

Xoa gel nha đam lên vùng đau nhức

Sử dụng gel nha đam sẽ giúp xoa dịu, làm mát, đẩy lùi cơn đau và chống viêm rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Nha đam rửa sạch, bỏ phần vỏ lấy phần thịt trắng bên trong;
  • Mang phần thịt này xay nhuyễn, chắt lấy gel;
  • Dùng gel xoa lên vị trí khớp bị viêm, sưng tấy;
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
cây nha đam có chữa bệnh khớp không
Có thể thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng khớp đau nhức

Lưu ý: Trước khi sử dụng nên bôi một lượng nhỏ nha đam trên da để kiểm tra có bị dị ứng với nha đam hay không rồi mới bôi khớp vùng da bị bệnh khớp để tránh tình trạng sưng viêm nặng.

Xoa nha đam và tinh dầu bạc hà

Nguyên liệu:

  • 2 thìa canh gel nha đam
  • 8 – 10 giọt tinh dầu bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Lấy gel nha đam trộn với tinh dầu bạc hà;
  • Thoa đều hỗn hợp trên lên vùng khớp đau nhức rồi mát xa nhẹ nhàng;
  • Sau 10 phút thì rửa lại bằng nước;
  • Thực hiện 1 lần/ngày giúp giảm sưng tấy đau nhức do các bệnh về khớp gây ra.

Bôi hỗn hợp nha đam và nghệ

Nghệ có chứa curcumin giúp chống viêm, chống oxy hóa khi kết hợp với nha đam sẽ giúp giảm đau tốt.

Nguyên liệu:

  • 1 ít gel nha đam, 1 thìa cà phê bột nghệ
cây nha đam có chữa bệnh khớp không
Nha đam kết hợp với bột nghệ giúp giảm sưng viêm do bệnh khớp gây ra

Cách thực hiện:

  • Gel nha đam tươi làm ấm, thêm bột nghệ vào khuấy đều;
  • Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng khớp sưng đau rồi dùng băng quấn quanh;
  • Sau 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch;
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày để giảm thiểu các triệu chứng.

Bôi hỗn hợp nha đam, vỏ cam, mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 lá nha đam; 1 vỏ cam
  • 1 chén mật ong; 1 thìa canh đất sét đỏ

Cách thực hiện:

  • Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành khối;
  • Trộn với vỏ cam, mật ong, đất sét đỏ để được hỗn hợp trị đau nhức khớp;
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng khớp đau nhức, dùng băng bọc lại trong 30 phút;
  • Rửa sạch bằng nước mát, thực hiện 1 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Uống nước ép nha đam

Uống nước ép nha đam cũng là một cách sử dụng hiệu quả. Có thể vừa phối hợp uống để hỗ trợ điều trị bên trong và dùng gel nha đam bôi ngoài da.

Nước ép nha đam
Nước ép nha đam

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 lá nha đam, một ít mật ong.
  • Nha đam gọt vỏ, khử nhớt bằng cách ngâm với 2 lần nước muối trong 10 phút, rồi rửa lại với nước;
  • Cắt nhỏ nha đam, cho vào máy xay sinh tố, xay nhẹ, lấy 1 lít nước đun sôi.
  • Cho nha đam vào, đợi sôi lại lần nữa thì tắt bếp.
  • Sử dụng ngày 1 lần/ngày, có thể thêm một thìa mật ong để uống.

Lưu ý: Không sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường và nước đang sử dụng các thuốc điều trị khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này.

Những lưu ý khi sử dụng nha đam chữa bệnh khớp

Khi dùng nha đam chữa đau nhức do các bệnh xương khớp gây ra bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Nha đam khi sử dụng trực tiếp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị tận gốc. Khi chứng đau nhức xương khớp không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Có thể sử dụng các loại kem giảm đau, tiêu viêm được chiết suất từ lô hội để thay thế biện pháp thủ công.
  • Nên sinh dụng tinh dầu nha đam tinh khiết, không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
  • Không dùng cho người bệnh tiểu đường và người đang dùng thuốc làm loãng máu. 
  • Nha đam hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nên có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng và có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bạn đang dùng.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, các bài tập xương khớp để có hiệu quả tốt nhất.

Nha đam mặc dù hỗ trợ giảm các chứng đau nhức xương khớp rất tốt nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ và chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh mới khởi phát. Nếu tình trạng sưng viêm xương khớp ngày một trầm trọng hơn bạn không nên áp dụng các biện pháp dân gian mà nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
viêm khớp sụn sườn Bệnh viêm khớp sụn sườn điều trị như thế nào?

Viêm khớp sụn sườn là vấn đề xương khớp có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Bệnh sẽ nhanh…

Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách phòng tránh

Viêm tất cả các khớp, đau cứng các khớp vào buổi sáng, đau các khớp đối xứng, sợ gió sợ…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp, gây ra những cơn đau nhức mà người bệnh rất…

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Bác sĩ giải đáp

Viêm khớp dạng thấp - một bệnh lý tự miễn khiến niêm mạc khớp bị viêm có thể gây ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua