Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em và những điều cần lưu ý
Viêm khớp phản ứng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến như do dư chấn sau chấn thương, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm virus Rubella, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
Nguyên nhân của bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em
Viêm khớp phản ứng còn được gọi là hội chứng reiter hay bệnh viêm khớp thoáng qua. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 40, tuy nhiên cũng có nhiều trẻ mắc phải tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em. Theo TS.BS Lê Thị Minh Hương (Trưởng khoa Dị ứng – Miễn dịch – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương), một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là:
- Do trẻ thường chạy nhảy nhiều dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp sau vận động.
- Do đau mỏi xương khi đến tuổi phát triển hoặc dư chấn sau chấn thương
- Viêm khớp cấp tính do nhiễm khuẩn dẫn đến viêm khớp phản ứng
- Do trẻ bị nhiễm khuẩn tại hệ tiết niệu sinh dục hoặc hệ tiêu hóa. Khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức gây rối loạn miễn dịch sẽ xảy ra tình trạng viêm khớp phản ứng.
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu cấp
- Ngoài ra, di truyền cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy mắc bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường không được sớm phát hiện. Đến khi các biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng và nghiêm trọng thì cha mẹ mới hốt hoảng đưa con đi khám. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như:
- Trẻ bị sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người. Mặc dù đã được dùng thuốc giảm đau nhưng cơn đau nhức vẫn kéo dài.
- Khớp xương đau cứng nhiều vào buổi sáng và giảm dần về cuối ngày. Tình trạng này xảy ra ở các khớp như mắt cá chân, gót chân, mắt cá, đầu gối hoặc xuất hiện ở lưng, mông.
- Trẻ lười vận động hoặc đi khập khiễng do đau.
- Sưng một hoặc một vài khớp không rõ nguyên nhân. Thường gặp ở khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp mắt cá, khớp khuỷu tay và sưng ngón tay hoặc ngón chân.
- Viêm kết mạc, mắt đỏ, ngứa và nóng. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu mủ.
Cách điều trị viêm khớp phản ứng ở trẻ em
Với tình trạng nhẹ
Nếu bé chỉ cảm thấy đau nhức, chán ăn, mệt mỏi thì nên thực hiện giảm đau cho bé bằng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vị trí đau mỏi. Thông thường, viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường kéo dài một vài ngày hoặc 1 tuần sẽ tự khỏi.
Bệnh cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong trường hợp nhẹ nên cha mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đau, đi khập khiễng, cơn đau xuất hiện thường xuyên, sưng khớp… thì nên cho đi khám ngay.
Với trường hợp nặng
Viêm khớp mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra biến dạng khớp thậm chí là tàn phế. Vì vậy nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Một trong những phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng chính là sử dụng thuốc Tây. Có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ đau và đi khập khiễng.
Khi các triệu chứng bệnh đã hơn 1 tuần, không nên tự ý dùng thuốc mà nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh nặng bao gồm: Vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa, thuốc đặc trị và thuốc dùng hỗ trợ.
Trẻ bị viêm khớp phản ứng cần lưu ý điều gì?
Khi trẻ bị viêm khớp phản ứng, ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế cho trẻ vui chơi, vận động quá nhiều để tránh tình trạng các tổn thương thêm nghiêm trọng hơn.
- Khuyến khích bé rèn luyện sức khỏe bằng các vận động nhẹ hoặc các môn thể thao như đạp xe, bơi lội…
- Thường xuyên điều chỉnh tư thế ngủ cho bé để tình trạng viêm khớp không trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống thuốc đúng giờ, đủ liều, không uống quá nhiều cũng không nên bỏ giữa chừng. Và đừng quên hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa viêm khớp phản ứng cho trẻ
Để trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, cha mẹ nên sớm có biện pháp phòng ngừa. Cách ngăn ngừa viêm khớp phản ứng tốt nhất là:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin nhất là vitamin C, cho bé ăn nhiều rau củ. Như vậy sẽ giúp khả năng miễn dịch của bé được tăng cường, ngăn ngừa, hạn chế được nhiều chứng bệnh phát sinh.
Thường xuyên quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ
Không nên vì công việc quá bận rộn mà lơ là bỏ qua việc thường xuyên quan sát, hỏi thăm tình hình sức khỏe của con. Nhiều trẻ sẽ quấy khóc khi đau nhưng cũng có những trẻ âm thầm chịu đựng, ngại nói cho cha mẹ. Hơn nữa nhiều cha mẹ cũng thường bỏ qua các triệu chứng bệnh dẫn đến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng.
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nhất là phòng trẻ để ngăn ngừa sự phát sinh của vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, tiết niệu… thì nên sớm điều trị để tránh nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng.
Mặc dù bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy luôn quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ và có biện pháp phòng bệnh hiệu quả để bé được phát triển tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) và những điều cần biết
- Bị viêm khớp phản ứng cần kiêng những gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!