Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Nên ăn vào lúc nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày. Loại quả này không chỉ cung cấp năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa mà còn điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị. Tuy nhiên người có vấn đề về dạ dày nên tránh ăn chuối khi bụng đói hoặc quá no.

Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản hoặc cổ họng. Bệnh lý này thường gặp ở người bị nhiễm vi khuẩn Hp, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá lâu năm, mắc hội chứng Zollinger-Ellison và người bị thừa cân – béo phì.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thường bùng phát mạnh sau khi bổ sung các loại thực phẩm không phù hợp. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân lo lắng “Liệu bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?”. Về thắc mắc này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã đưa ra lời giải đáp như sau:

bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối
Ngoài bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày

“Chuối là loại trái cây có vị ngọt thơm và không chứa axit hay các thành phần kích thích đường tiêu hóa. Do đó bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào chế độ dinh dưỡng. Chuối không chỉ cải thiện hoạt động tiêu hóa mà còn làm dịu niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng dịch vị trào ngược lên thực quản.

Ngoài chuối chín, chuối xanh cũng đem lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Chất tannin trong chuối xanh có tác dụng làm se vết loét, tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn tình trạng loét dạ dày lan rộng. Tuy nhiên hoạt chất tannin có khả năng gây táo bón, vì vậy bệnh nhân chỉ nên bổ sung chuối xanh với lượng thích hợp và nên nấu chín trước khi ăn.”

Bên cạnh đó, ăn chuối thường xuyên và đúng cách còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Bao gồm:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin và prebiotic. Prebiotic là một dạng carbohydrate không được tiêu hóa nhưng lại là nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột. Do đó bổ sung chuối thường xuyên có thể tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu,…
  • Tăng cường miễn dịch: Khi chín, chuối còn chứa hàm lượng vitamin C cao và nhiều chất chống oxy hóa. Các thành phần này có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch, tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
  • Hạ huyết áp: Chuối là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng kali cao. Kali không chỉ có vai trò cân bằng điện giải và hỗ trợ hoạt động của thận mà còn có tác dụng giãn mạch và điều hòa huyết áp.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt và các chất dinh dưỡng trong chuối có khả năng thúc đẩy tái tạo và sản sinh hồng cầu. Do đó bổ sung chuối vào chế độ ăn có thể tăng hàm lượng sắt và ngăn ngừa thiếu máu khi trào ngược axit gây xuất huyết dạ dày.
  • Các công dụng khác: Hỗ trợ giảm cân, nuôi dưỡng làn da, giảm căng thẳng thần kinh, stress, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và chứng không dung nạp lactose,…

Bạn đã biết chưa: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? Lưu Ý Khi Dùng

Bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối khi nào? 

Theo Bác sĩ Tuyết Lan, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên bổ sung chuối vào bữa ăn sáng. Vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt – đặc biệt là vitamin C, kali và sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

trào ngược dạ dày có ăn được chuối không
Người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn chuối sấy hoặc bánh chuối chiên

Tuy nhiên cần tránh ăn chuối khi bụng quá no hoặc quá đói. Khi bụng no, ăn chuối có thể tăng áp lực lên dạ dày và kích thích dịch vị trào ngược lên vùng thực quản. Trong khi đó, ăn chuối lúc bụng đói thường gây cảm giác xót ruột vì chất pectin trong chuối có thể phản ứng với dịch vị dạ dày.

Đáng chú ý: Bệnh nhân trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?

7 Lưu ý khi bổ sung chuối vào chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày

Ngoài ra khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ nên ăn khoảng 1 – 3 trái chuối chín/ ngày, ăn quá nhiều chuối có thể gây đầy bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, bạn nên đa dạng các loại trái cây trong bữa ăn nhằm cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu.
  • Nếu ăn chuối xanh để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng, chỉ nên sử dụng theo liều lượng thầy thuốc chỉ định. Tự ý dùng chuối xanh có thể gây rối loạn tiêu hóa và táo bón.
  • Người bị đau dạ dày và trào ngược thực quản có thể bổ sung chuối cau, chuối hương, chuối lùn,… Tuy nhiên cần hạn chế ăn chuối tiêu vì loại chuối này có thể gây kích thích niêm mạc của cơ quan tiêu hóa.
  • Có thể chế biến chuối thành các món ăn dinh dưỡng như bánh chuối hấp, sinh tố chuối, sữa chua chuối,… Tuy nhiên người bị trào ngược axit nên hạn chế chuối sấy khô, bánh chuối chiên,… vì các món ăn này thường chứa nhiều đường và dầu mỡ.
  • Chuối chứa hàm lượng kali cao, có thể gây hạ huyết áp và tăng tác dụng của thuốc chẹn beta. Vì vậy bệnh nhân có huyết áp bất ổn hoặc đang sử dụng loại thuốc trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày.

Như vậy, người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối nhưng không phải loại chuối nào cũng tốt. Người bệnh cần sử dụng loại trái cây này đúng cách và lựa chọn được giống chuối phù hợp. Nếu bị trào ngược axit dạ dày kèm theo các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp, đau nửa đầu,…bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng chuối.

Thông tin hữu ích liên quan

Chia sẻ:
Trào ngược dạ dày nôn ra máu Trào Ngược Dạ Dày Nôn, Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm?

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu báo động tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị…

NS Thu Hà chia sẻ về nỗi khổ khi bị bệnh Hành trình NS Thu Hà CHỮA KHỎI viêm hang vị, trào ngược dạ dày và Hội chứng ruột kích thích tại THUỐC DÂN TỘC

Mất ăn mất ngủ vì phải sống chung với bệnh viêm hang vị và trào ngược dạ dày mấy năm…

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Đau Lưng Và Cách Xử Lý

Trào ngược dạ dày có thể gây ra đau lưng và tác động tiêu cực đến nhiều phần khác của…

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân Nhờ Sơ can Bình vị tán, cả gia đình tôi hết bệnh dạ dày

Sau một hồi “tìm đông tìm tây”, đọc rất nhiều thông tin về nhiều phương pháp, bài thuốc điều trị…

Thuốc trào ngược dạ dày của Mỹ TOP 7 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ Tốt Nhất và Giá

Thuốc trào ngược dạ dày của Mỹ là loại thuốc được các chuyên gia bác sĩ khuyên dùng. Vì đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua