Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để chữa trị tại nhà. Khi thực hiện, bạn cần chú ý từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu ngâm và sử dụng rượu đều phải đúng cách để mang lại hiệu quả tốt ưu nhất.
Tác dụng chữa trào ngược dạ dày của rượu tỏi
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit và một số chất trong dạ dày đi ngược lên trên thực quản khi cơ co thắt dưới thực quản bị rối loạn, đóng mở không đúng lúc. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vi khuẩn HP là thủ phạm gây bệnh chủ yếu.

Tỏi với thành phần allicin dồi dào, hoạt động như kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm viêm và làm lành tổn thương niêm mạc do axit. Rượu tỏi, với đặc tính sát khuẩn, không chỉ tăng hiệu quả chữa bệnh mà còn giúp giải phóng lượng allicin, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
Tham khảo: 5 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”
Cách dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày
Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể sử dụng rượu tỏi bằng cách tự ngâm. Đơn giản chỉ cần chuẩn bị tỏi và rượu, sau đó để tỏi trong rượu trong một thời gian nhất định.
Ngoài ra, rượu tỏi cũng có thể giúp chữa các vấn đề khác như đau nhức xương khớp, viêm họng và ổn định huyết áp.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Tỏi: Nên dùng tỏi ta để đảm bảo an toàn. Loại tỏi củ và tép thường nhỏ hơn nhiều so với tỏi Trung Quốc nhưng có vị cay và mùi nồng hơn cho chứa nhiều dược chất.
- Rượu: Dùng rượu nếp trắng là tốt nhất. Rượu phải đạt từ 40 độ trở lên. Nếu sử dụng rượu nhẹ hơn thì khi ngâm tỏi dễ bị hư và không giải phóng hết các chất ra ngoài được.
- Bình ngâm rượu: Chọn bình có kích thước phù hợp với số lượng nguyên liệu ngâm. Nên dùng bình thủy tinh hoặc bình bằng gốm, sứ. Không dùng bình rượu vì trong quá trình ngâm, nhựa có thễ bị biến chất sản sinh ra chất độc gây hại cho sức khỏe.
Tỷ lệ tỏi và rượu ngâm: Cứ 400g tỏi đã bóc vỏ thì cần chuẩn bị 100ml rượu. Trường hợp ngâm với số lượng lớn hơn thì nhân theo tỷ lệ là được.
Bước 2: Sơ chế tỏi và ngâm rượu
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để cho ráo nước hoàn toàn
- Giã nát, đập dập hoặc thái tỏi thành những lát mỏng
- Tiếp theo, bỏ tỏi vào bình rồi đổ lượng rượu tương ứng vào
- Đậy nắp bình lại và vặn cho thật chặt.
- Để bình rượu nơi thoáng mát, tránh xa khu vực có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ làm hư rượu.
- Cứ 2 – 3 ngày lắc bình rượu một lần để tỏi ngấm đều rượu
- Thời gian ngâm thường mất khoảng 10 – 15 ngày. Rượu đạt yêu cầu sẽ có màu vàng nghệ, trong và có mùi thơm đặc trưng của tỏi. Nếu rượu bạn ngâm bị đục trắng hoặc có biểu hiện nấm mốc thì tức là rượu đã bị hư, không nên sử dụng.

Bước 3: Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày
Khi rượu tỏi đã sử dụng được, chúng ta bắt đầu tiến hành điều trị. Điều quan trọng là phải sử dụng liều lượng phù hợp để đạt được hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe.
Liều dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày được khuyến cáo là 1 thìa cà phê x 2 lần mỗi ngày. Thời điểm thích hợp để sử dụng rượu tỏi là trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Duy trì sử dụng rượu tỏi đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả rõ ràng.
Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Diện Chẩn – Có Nên Dùng?
Một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi khác
Ngoài tỏi ngâm rượu, bạn còn có thể dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày theo những cách dưới đây:
Kết hợp mật ong với tỏi trị trào ngược dạ dày
Chuẩn bị:
- Tỏi ta: 100g
- Mật ong nguyên chất hoặc mật ong rừng: 100ml

Cách làm:
- Tỏi lột vỏ, đập dập rồi cho vào bình
- Đổ mật ong vào ngâm trong khoảng 2 – 3 tuần
- Để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày, mỗi ngày bạn lấy 2 – 3 tép tỏi ngâm mật ong để ăn trong bữa cơm.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn trong một thời gian nhất định để có thể kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và gừng
Chuẩn bị:
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Tỏi: 2 tép
- Nước sạch: 4 bát con
- Mật ong: 15ml
Cách làm:
- Gừng rửa sạch đất cát, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, xắt sợi mỏng
- Tỏi lột vỏ, giã dập
- Đổ nước đã chuẩn bị vào nồi, nấu sôi rồi thả tỏi với gừng vào. Đậy nắp lại, tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút.
- Gạn nước gừng tỏi vừa nấu ra ly, thêm mật ong vào khuấy cho tan hoàn toàn
- Uống ngay khi hỗn hợp còn ấm sẽ giúp giảm tiết axit, ngăn ngừa buồn nôn, kích thích tiêu hóa.
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng rượu tỏi
Để đạt được hiệu quả tối ưu, khi dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày tại nhà bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không để nguyên tép tỏi khi ngâm rượu vì hoạt chất Allicin chỉ được giải phóng khi tỏi được giã nát hoặc đập dập.
- Một số đối tượng không nên sử dụng tỏi ngâm rượu để chữa trào ngược dạ dày: trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, người bị bệnh đái tháo đường hoặc mắc các bệnh lý về gan thận, người bị dị ứng với tỏi hoặc rượu, bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang phục hồi sau mổ, người mắc các bệnh lý yêu cầu kiêng rượu.
- Rượu tỏi có thể tương tác với thuốc đông máu hoặc các loại thuốc tân dược khác, giảm tác dụng của chúng. Do đó, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu tỏi song song với thuốc Tây.
- Kiêng kỵ khi sử dụng: Tránh thức ăn chua, cay, đồ béo, kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc, nước ngọt có ga. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng giờ và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Sử dụng đúng liều lượng: Rượu tỏi vẫn là rượu, nên nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc gan và làm nghiêm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày.

Rượu tỏi, với sự kết hợp độc đáo giữa thành phần tỏi giàu axit ức chế cùng khả năng làm dịu niêm mạc của rượu, đã trở thành phương pháp truyền thống từ lâu được ứng dụng trong việc chữa trị trào ngược dạ dày. Đây là một giải pháp tự nhiên và hiệu quả, rất thích hợp cho những ai có sự kiên trì và muốn tiếp cận cách điều trị an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay
- Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Nên ăn vào lúc nào?
