Viêm phế quản có lây không? Các đường lây nhiễm và phòng ngừa
Viêm phế quản có lây không và lây nhiễm qua đường nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi lẽ đây là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Viêm phế quản có lây không?
Theo thống kê từ các nghiên cứu y khoa, viêm phế quản đa phần do virus gây ra trong đó virus hợp bào chiếm 30 – 50%, virus cúm và á cúm chiếm 25%, Adenovirus chiếm 10%. Virus hợp bào hô hấp là loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp phổ biến.
Nó thể lây lan một cách dễ dàng từ người qua người nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Như vậy có thể kết luận, viêm phế quản có lây và thậm chí có thể lây lan dễ dàng nếu không phòng tránh.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Các đường lây nhiễm viêm phế quản
Lây trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc
Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc sống trong vùng có dịch bệnh thì nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản là rất cao. Virus hợp bào lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp.
Lây gián tiếp qua các vật dụng cá nhân
Khi người bình thường sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt thì cũng có nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh.
Gợi ý: 5 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá an toàn
Các giai đoạn bệnh của người bị lây viêm phế quản
Thông thường các giai đoạn bệnh viêm phế quản ở người bị lây bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh ở người bị lây thường kéo dài từ 1 – 3 ngày sau tiếp xúc với giọt nước có chứa siêu vi hô hấp gây viêm phế quản ở người bệnh.
Giai đoạn viêm đường hô hấp trên
Các biểu hiệu đặc trưng có thể dễ bắt gặp như hắt hơi, sổ mũi, đau họng kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Người bệnh ở giai đoạn này rất dễ lây nhiễm cho người khác.
Giai đoạn viêm phế quản cấp
Đờm của người bệnh viêm phế quản có thể có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Thậm chí có thể ho ra máu kèm theo các cơn đau rát sau xương ức khi ho.
Giai đoạn hồi phục
Ở người bình thường bị lây nhiễm viêm phế quản, các triệu chứng bệnh giảm dần và phục hồi trong thời gian từ 7 – 10 ngày.
Đọc thêm: Viêm phế quản mãn tính: Phác đồ điều trị hiệu quả
Phòng ngừa viêm phế quản như thế nào?
Tạo môi trường sống sạch sẽ
Nên giữ không khí trong nhà luôn ấm nhưng không quá nóng và phải đảm bảo độ ẩm trong sạch nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Để tránh tình trạng bị lây nhiễm, nên hạn chế tiếp xúc với người có các triệu chứng ho, chảy nước mũi, hạn chế nắm tay, bắt tay.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Rau củ quả tươi được xem “món ăn vàng” hỗ trợ tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị hầu hết các loại bệnh hiện nay. Không dùng chất kích thích, không hút thuốc lá để đảm bảo phế quản và phổi luôn được khỏe mạnh.
Luyện tập thể dục thể thao
Song song với việc chú ý đến chế độ ăn uống, người bệnh cũng không nên bỏ qua việc luyện tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm phế quản gây ra rất nhiều rắc rối cho cuộc sống người bệnh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, nên có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
- Bé bị viêm phế quản nên ăn gì? Thực phẩm giúp hồi phục
- Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách điều trị
- Viêm phế quản co thắt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!