3 Cách trị giời leo ở miệng nhanh nhất không cần thuốc
Bệnh giời leo ở miệng được đặc trưng bởi nhưng đám mụn nước ở môi và quanh miệng, kèm theo đau rát hoặc nhức nhói khó chịu, gây mất thẩm mỹ. Có nhiều cách để trị giời leo hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc, giúp giảm đau và phục hồi làn da nhanh chóng, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh giời leo ở miệng
Bệnh giời leo ở miệng là kết quả của sự tái hoạt động của virus varicella zoster. Đây là virus gây bệnh thủy đậu, thường thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi được điều trị, tổn thương do thủy đậu nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên virus varicella zoster không chết đi mà ở dạng “ngủ” trong cơ thể.
Trải qua nhiều năm và gặp điều kiện thuận lợi, virus varicella zoster tấn công vào các dây thần kinh và gây viêm da ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Khi ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh trên mặt, virus sẽ gây ra bệnh giời leo ở môi, miệng, mắt hoặc gần tai.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo ở miệng gồm:
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Có tiền sử mắc bệnh thủy đậu
- Căng thẳng kéo dài
- Không khí lạnh, có độ ẩm cao
- Môi trường sống bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém…
Tham khảo thêm: Bệnh giời leo ở mắt – Nguy hiểm, chớ xem thường
Triệu chứng bệnh giời leo ở miệng
Triệu chứng giời leo ở miệng thường bao gồm mụn nước, ngứa rát và đau nhức, có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng:
Đặc điểm lâm sàng
Điểm đặc trưng của bệnh giời leo ở miệng là sự xuất hiện của các nốt mụn nước nhỏ trên môi, quanh viền môi, lưỡi, hoặc thậm chí là vòm họng – nơi có dây thần kinh bị ảnh hưởng. Mụn nước có đặc điểm như sau:
- Chúng chứa nhiều dịch màu trắng đục
- Mụn nước mọc thành đám và đôi khi có thể tụ lại với nhau hợp thành một mụn lớn.
- Khi vỡ ra, mụn nước rỉ dịch và có thể dính vào các vùng da lành xung quanh khiến mầm bệnh lây lan
- Khu vực da nơi mụn nước nổi có biểu hiện sưng đỏ, lăn tăn ở môi và có thể đau.
Tham khảo thêm: Bị giời leo bôi kem đánh răng – Chuyên gia nói gì?
Các dấu hiệu toàn thân
Ngoài các dấu hiệu xuất hiện quanh miệng và vòm họng, trường hợp nặng có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác như:
- Nổi hạch dưới hàm hoặc hạch cổ, chúng sưng to
- Đau miệng
- Khó cười nói hoặc gặp khó khăn khi ăn uống
- Đau họng
- Đau đầu
- Có thể sốt nhẹ hoặc không
- Cơ thể mệt mỏi
Tùy theo thể trạng, các triệu chứng có thể biểu hiện ra bên ngoài với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh giời leo có khuynh hướng tiến triển nặng hơn và kéo dài ở những người gầy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm, chẳng hạn như bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, mất ngủ kéo dài…
3 cách trị giời leo ở miệng nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh giời leo không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài tuần mà không phải dùng thuốc. Để giảm các triệu chứng của bệnh, dân gian thường áp dụng các mẹo tự nhiên sau:
1. Mật ong
Theo y học cổ truyền, mật ong tính bình, có khả năng đi vào 4 kinh gồm: Đại tràng, Tỳ, Tâm, Phế , Vị. Dược liệu này có tác dụng giải độc, kích thích tiêu hóa, chống viêm, chữa lở loét, mụn nhọt ngoài da.
Ngoài ra, với thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào, mật ong còn giúp cải thiện sức đề kháng và kích tích tái tạo tế bào mới làm tổn thương ở miệng nhanh lành hơn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khu vực da bị tổn thương, thấm khô bằng khăn mềm
- Tiếp theo, lấy tăm bông thấm một ít mật ong nguyên chất thoa nhẹ lên các nốt mụn
- Để khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
- Bôi lặp lại 2 – 3 lần/ ngày.
Tham khảo thêm: Các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất
2. Tinh dầu tràm
Một số nghiên cứu cho thấy, tinh dầu tràm có khả năng kháng lại nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Để nhanh chóng hết viêm da và thoát khỏi các triệu chứng khó chịu khác.
Cách thực hiện:
- Lấy vài giọt tinh dầu tràm pha loãng với nước đun sôi để nguội hoặc dầu dừa theo tỷ lệ 1:1
- Thoa một lớp mỏng hỗn hợp lên khu vực bị nổi mụn nước trên môi hoặc những vùng da bị ảnh hưởng ở miệng
- Thực hiện hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm sáng hôm sau rửa sạch lại.
3. Đậu xanh
Đậu xanh từ lâu đã được sử dụng để trị giờ leo ở miệng. Loại đậu này có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Ngoài ra các cách chữa giời leo bằng đậu xanh còn giúp làm dịu vùng da tổn thương, giảm đau rát và ngứa ngáy.
Đậu xanh cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng sở hữu hàm lượng protein, kali và các vitamin B, C, E vô cùng phong phú. Những dưỡng chất này sẽ giúp tổn thương ở miệng nhanh chóng được chữa lành.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa đậu xanh còn nguyên vỏ, rửa sạch
- Cho đậu xanh vào cối giã nát, sau đó trộn đều với một ít nước gạo để được hỗn hợp sền sệt
- Thoa một lớp mỏng đậu xanh phủ kín khu vực bị bệnh, để 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Mỗi tuần bạn thực hiện cách này khoảng 3 lần, khi thấy mụn nước đóng vảy và da không còn đỏ nữa thì ngưng.
Tham khảo thêm: Các biểu hiện giời leo ở trẻ em dễ nhận biết
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị giời leo ở miệng
Thực hiện lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp có thể hỗ trợ quá trình chữa lành bệnh giời leo ở miệng. Điều này giúp vết thương phục hồi nhanh chóng mà không để lại sẹo.
Bị giời leo nên kiêng ăn gì?
Khi bị giời leo ở miệng, bạn cần tránh ăn các thực phẩm có thể khiến triệu chứng bệnh nặng hơn như:
- Các thực phẩm chứa nhiều Arginine: Gà tây, sườn lợn, ức gà, hạt bí, lạc, đậu nành rang, socola…
- Sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế: Chẳng hạn như bánh quy, bánh mì trắng… vì chúng có thể làm tăng đường trong máu, ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của tổn thương.
- Thức ăn chế biến sẵn: Mì gói, xúc xích, cá hộp… được biết đến là những thực phẩm vô cùng tiện lợi nhưng lại chứa nhiều muối, chất béo và chất bảo quản độc hại. Nếu ăn quá nhiều trong thời gian bị bệnh, chúng có thể khiến bệnh giời leo phát triển trầm trọng hơn.
- Bia rượu và các thức uống có cồn khác: Chúng gây suy giảm hệ miễn dịch, do vậy bạn tuyệt đối không nên sử dụng.
Bị giời leo nên ăn gì?
Thay vì sử dụng các thực phẩm có hại nêu trên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tích cực sử dụng các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu lysin: Sữa, cá, đậu…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại quả có múi, đu đủ, dâu tây, cà chua…
- Gia vị có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên: Chẳng hạn như gừng, tỏi…
Tham khảo thêm: Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Lưu ý trong sinh hoạt khi bị giời leo ở miệng
Khi bị giời leo, cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh chạm vào vùng tổn thương. Ngoài ra cần phải thực hiện thêm các biện pháp bảo vệ đúng cách sau đây để giúp ngăn ngừa lây lan và thúc đẩy quá trình hồi phục:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Để giảm đau, có thể chườm bọc đá hoặc khăn lạnh lên khu vực tổn thương 15 – 20 phút.
- Không dùng tay chạm vào mụn nước kiến mụn bị bể và lây lan dịch tiết sang các vùng da khác trên cơ thể. Trường hợp trẻ bị bệnh giời leo quanh miệng, cha mẹ nên mang găng tay khi chăm sóc, bôi thuốc cho bé để tránh bị lây virus. Khi xâm nhập sang da của người lành, virus gây giời leo có thể ủ bệnh và phát triển thành thủy đậu.
- Không dùng chung khăn mặt, ly uống nước, bàn chải đánh răng, chén, thìa, đũa… với người khác.
- Tránh tô son môi hoặc sử dụng phấn trang điểm trên khu vực tổn thương.
- Khi mụn nước đóng vảy, có thể bôi vasellin để làm mềm vảy, chống bị nứt môi.
Bị giời leo ở miệng, khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bị giời leo ở miệng, có những trường hợp cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, từ đó giúp theo dõi triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Nên thực hiện thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài: Nếu vết giời leo không thuyên giảm sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, chảy mủ… cần đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Đau nhiều hoặc lan rộng: Nếu tình trạng đau đớn tăng lên hoặc vết tổn thương lan ra các vùng khác trên mặt, bạn nên đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu do bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh giời leo có thể tiến triển nặng hơn, nên cần sự can thiệp y tế sớm.
- Triệu chứng toàn thân: Khi xuất hiện sốt cao, ớn lạnh hoặc đau đầu, cần đi khám để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: Bị Giời Leo (Zona Thần Kinh) Có Cần Kiêng Nước Không?
Cách phòng ngừa giời leo ở miệng đơn giản, hiệu quả
Phòng ngừa giời leo ở miệng là điều quan trọng để tránh tái phát và lây nhiễm. Dưới đây là một số cách đơn giản và hiệu quả:
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào vùng miệng, đặc biệt khi bạn tiếp xúc với người đang có triệu chứng giời leo. Việc giữ sạch sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp: Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước, son môi… với người bị giời leo để tránh lây truyền virus.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và lysine. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, có khả năng chống lại virus gây bệnh.
- Quản lý căng thẳng: Stress là một trong những yếu tố có thể kích hoạt virus gây giời leo. Vì vậy, nên thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga, thiền định, các hoạt động giải trí… để giữ tinh thần thoải mái.
- Bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng: Ánh nắng có thể gây kích ứng và làm tái phát bệnh. Hãy sử dụng kem chống nắng hoặc son dưỡng môi có chỉ số SPF để bảo vệ môi khỏi tác động của tia UV.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch. Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm giời leo.
- Hạn chế hút thuốc và rượu bia: Thuốc lá và rượu bia có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tổn thương da, khiến bạn dễ bị bùng phát giời leo hơn. Hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng thuốc phòng ngừa: Trong trường hợp bạn thường xuyên bị tái phát giời leo, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc kháng virus dự phòng. Điều này giúp ngăn chặn virus phát triển và giảm thiểu khả năng bùng phát bệnh.
Trong khi áp dụng những cách trị giời leo ở miệng tại nhà, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc bệnh lan rộng ra sau tai, mắt hoặc xuống toàn thân, bạn cần nhanh chóng thăm khám và dùng thuốc theo đơn bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về uống để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm hiểu thêm:
- Bị giời leo có quan hệ được không? Chuyên gia giải đáp
- Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không? Ba mẹ nên làm gì để nhanh khỏi
Bình luận (1)
Chị ơi e bị giời leo chị chỉ giúp e với ạ