Các biểu hiện giời leo ở trẻ em dễ nhận biết
Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em không chỉ tập trung tại vùng da tiếp xúc mà còn ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy nếu không thực sự chú ý, phụ huynh có thể nhầm lẫn bệnh với một số tình trạng sức khỏe khác.
Các biểu hiện giời leo ở trẻ em
Bệnh giời leo là một dạng tổn thương da do tiếp xúc với hóa chất từ côn trùng (thường do con giời leo hoặc các loại côn trùng khác). So với người trưởng thành, các biểu hiện ở trẻ em thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này là do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém.
Dưới đây là các biểu hiện giời leo ở trẻ em:
1. Da xuất hiện các vết hồng ban khu trú
Sau khi tiếp xúc với hóa chất từ côn trùng, vùng da sẽ có xu hướng đỏ và nổi các vết hồng ban. Giời leo là một dạng của viêm da tiếp xúc, vì vậy tổn thương chỉ khu trú tại phạm vi da có tiếp xúc vật lý với nọc độc của côn trùng.
Hồng ban do giời leo gây ra thường xuất hiện ở những vùng da hở, chẳng hạn như:
- Bàn tay
- Cánh tay
- Cổ
- Chân.
2. Nổi mụn nước và mọc thành từng đám
Sau khoảng 1 – 2 giờ da xuất hiện hồng ban, các mụn nước nhỏ sẽ có xu hướng hình thành ở vùng da này. Mụn nước do giời leo thường có kích thước nhỏ và mọc thành từng đám. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mụn nước cũng có thể có kích thước lớn và xuất hiện chỉ từ 1 – 3 mụn.
3. Ngứa rát và châm chích ở vùng da tổn thương
Đi kèm với những tổn thương da là tình trạng ngứa ngáy, đau rát và châm chích. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng dần theo thời gian. Nếu trẻ dùng tay gãi và cào, da có thể bị chảy máu và dịch.
4. Trẻ mệt mỏi và sốt
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì thế mà tổn thương ở da có thể nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng toàn thân. Ngoài mụn nước, trẻ còn thường xuyên cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và tăng thân nhiệt nhẹ.
Lúc này phụ huynh thường chỉ chú ý đến biểu hiện toàn thân mà không quan sát tổn thương da ở trẻ. Vì vậy rất dễ xảy ra trường hợp nhầm lẫn giời leo với sốt, cảm cúm,… thông thường.
5. Trẻ thường xuyên quấy khóc và lười ăn
Ảnh hưởng của bệnh đến toàn thân khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và chán ăn. Với những trẻ chưa biết nói, trẻ sẽ có xu hướng khóc do mệt mỏi và sốt. Trong khi đó trẻ lớn hơn có thể xuất hiện những biểu hiện như lười ăn, thiếu năng động và hoạt bát.
Khi thấy con trẻ xuất hiện những biểu hiện nói trên, phụ huynh nên quan sát bề mặt da của trẻ. Nếu xuất hiện các triệu chứng của giời leo, bạn cần điều trị cho trẻ trong thời gian sớm nhất.
Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không? Giải đáp từ chuyên gia
Cần làm gì khi trẻ bị giời leo?
Khi trẻ bị giời leo, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách để làm giảm tổn thương da và các triệu chứng toàn thân.
1. Chăm sóc trẻ khi bị giời leo
Trong thời gian điều trị bệnh giời leo, bạn cần chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế nhiễm trùng da, cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, lười ăn,…
Chăm sóc trẻ bị giời leo đúng cách:
- Cho trẻ nghỉ ngơi khi bệnh khởi phát. Trong thời gian này nếu hoạt động thể chất, cơ thể trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi và mất nước.
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương với nước muối sinh lý nhằm giảm cảm giác nóng rát và hạn chế lây lan.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu.
- Dặn dò trẻ không được gãi và cào lên vùng da tổn thương. Với những trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể cắt móng và đeo bao tay để hạn chế tình trạng này.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ.
Tìm hiểu ngay: Cách chữa giời leo bằng mật ong an toàn, giúp khỏi nhanh
2. Sử dụng thuốc trị giời leo cho trẻ
Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, bạn cần sử dụng thuốc điều trị để cải thiện ngứa ngáy, đau rát và phục hồi tổn thương da ở trẻ em.
Các loại thuốc trị giời leo an toàn với trẻ nhỏ, bao gồm:
- Methylene 1%: Dung dịch này có khả năng sát trùng nhẹ, giúp giảm hoạt động của virus gây bệnh. Từ đó hạn chế tình trạng lây lan tổn thương, nhiễm khuẩn và ngứa ngáy.
- Hồ nước: Tương tự như Methylene 1%, hồ nước cũng là dung dịch có khả năng sát trùng. Ngoài ra hồ nước còn chứa kẽm oxit, có tác dụng phục hồi và tái tạo các tế bào da tổn thương.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Với những trường hợp trẻ sốt cao và mệt mỏi, bạn có thể sử dụng Paracetamol để làm giảm các triệu chứng này.
Khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ – đặc biệt là thuốc uống, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ để hạn chế các rủi ro phát sinh. Thời gian dùng thuốc cho trẻ em thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Với trường hợp triệu chứng không thuyên giảm sau thời gian này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.
Các biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em khá rõ ràng. Vì vậy phụ huynh có thể xem xét biểu hiện trên da và toàn thân để xác định bệnh lý ở con trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ phát sinh các dấu hiệu bất thường (sốt rất cao, da chảy mủ, người co giật,…), bạn nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện.
Xem ngay: Các loại thuốc bôi trị giời leo giúp lành nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!