Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản gặp phải tình trạng nhiễm trùng mới. Nếu không kịp thời can thiệp, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng. 

viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản nhiễm trùng mới do một nhóm vi khuẩn khác gây ra. So với giai đoạn đầu, việc điều trị trong giai đoạn bội nhiễm thường gặp nhiều khó khăn.

Các dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản bội nhiễm:

  • Sốt cao (thường cao hơn 38.5 độ C)
  • Đau đầu
  • Ho khan
  • Ho có đờm
  • Người mệt mỏi
  • Lờ đờ
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Nghẹt mũi
  • Trẻ bỏ bú, tím tái

Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều có chữa trị được không?

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Nếu xâm nhập vào trẻ dưới 2 tuổi, virus có khả năng bùng phát mạnh và gây ra triệu chứng nặng nề. Nếu không can thiệp hoặc điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải tình trạng bội nhiễm.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường do vi khuẩn phế cầu, liên cầu, Moraxella catarrhalis hoặc do Haemophilus influenzae gây ra.

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Tình trạng bội nhiễm, thời gian điều trị thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể khả năng gây biến chứng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhẹ cân,…

Tình trạng bệnh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm – đặc biệt là ở trẻ có hệ miễn dịch kém, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như:

  • Suy hô hấp
  • Xẹp phổi
  • Co giật
  • Viêm màng não, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim và tử vong (thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi).

Nếu kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn và không để lại bất cứ di chứng nào. 

Đọc thêm: Viêm phế quản mãn tính: Biểu hiện bệnh và cách chữa trị

Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em & người lớn

1. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc đặc hiệu đối với nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên để sử dụng kháng sinh phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy dịch hô hấp và làm kháng sinh đồ.

Kháng sinh thường được sử dụng trong 7 – 10 ngày nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình. Với các vi khuẩn không điển hình, dùng thuốc kéo dài đến 14 ngày.

Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em & người lớn
Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở cả trẻ em và người lớn

Các loại kháng sinh thường được sử dụng:

  • Kháng sinh nhóm penicillin (Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Oxacillin,…)
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin (Cefalexin, Cefadroxil, Cefaclor,…)
  • Kháng sinh nhóm quinolone (Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,…)
  • Kháng sinh phối hợp (Ampicillin + Sulbactam, Amoxicillin + A. Clavalanic)
  • Kháng sinh nhóm macrolide (Erythromycin, Arithromycin, Roxithromycin)

2. Thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc điều trị triệu chứng
Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên nhằm giảm tắc nghẽn mũi, khó thở và thở khò khè
  • Thuốc hạ sốt: Có thể chỉ định Acetaminophen để cải thiện. Tuyệt đối không dùng Aspirin và các NSAID.
  • Thuốc giảm ho: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị ho thảo dược như cam thảo, nghệ, gừng,… 
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi chứa NaCl 0.9%
  • Thuốc làm loãng đờm: Bác sĩ có thể kê toa thuốc Carbocystein, Acetylcystein, Bromhexin. 
  • Thuốc khí dung làm giãn phế quản

Gợi ý: Dùng thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả không?

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em
Nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong suốt thời gian điều trị bệnh
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong suốt thời gian điều trị.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước
  • Cố gắng cho trẻ ăn uống đầy đủ. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Trong trường hợp được điều trị và chăm sóc tốt, viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể thuyên giảm. Trong khi đó, tình trạng chủ quan có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, xẹp phổi hoặc thậm chí là tử vong.

Tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bệnh viêm phế quản khiến cho không khí và oxy đi vào phổi bị giảm. Điều này có thể gây…

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản gặp phải tình trạng nhiễm trùng mới. Nếu…

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, nếu được chăm sóc tốt, sẽ khỏi trong vòng hai tuần. Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Bác sĩ nói gì

Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Nếu chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, bệnh sẽ khỏi sau…

Bài Thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh Có Tốt Không? Dùng Bao Lâu Thì Hiệu Quả? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu

Bài thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh đang được nhiều người “rỉ tai” nhau là hiệu quả cao trong…

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc mà nhiều người muốn biết. Cùng tham khảo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua