Bị đau nhức hốc mắt là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị
Đau hốc mắt trước đây chỉ thường xảy ra với người lớn tuổi nhưng hiện nay nó đang dần phổ biến ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy giảm thị lực.
Các bệnh lý liên quan đến đau hốc mắt
Viêm hốc mắt
Viêm hốc mắt xảy ra khi các tổ chức phần mềm trong hốc mắt bị tổn thương. Nó có thể xuất hiện ở phía trước hốc mắt và không làm ảnh hưởng đến thị lực hoặc ở phía sau và ảnh hưởng đến thị lực.
Nhận biết viêm hốc mắt
Triệu chứng cụ thể của bệnh lý này gồm: đau đột ngột hốc mắt, đau khi liếc mắt, phù mi, xung huyết kết mạc, đau đầu, sốt và mệt mỏi kéo dài.
Tình trạng viêm hốc mắt kéo dài có thể gây lồi mắt, giảm thị lực và liệt các cơ vận nhãn (khiến cho các hoạt động của nhãn cầu bị hạn chế).
Nguyên nhân gây viêm mắt là do các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn tụ cầu, liên cầu và gram âm.
Xem thêm: Viêm xoang gây ù tai có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?
Điều trị viêm hốc mắt
Tình trạng viêm chưa biến chứng
- Kháng sinh Cefalosporin thế hệ 3.
- Thuốc chống viêm Corticoid.
- Thuốc giảm đau Acetaminophen.
Trường hợp bệnh đã hình thành các ổ áp xe, các bác sĩ sẽ phẫu thuật chọc hút dẫn lưu hoặc cắt bỏ áp xe.
Viêm xoang trán
Một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng viêm xoang trán là đau hốc mắt. Nguyên nhân là lượng dịch nhầy tiết ra quá mức. Chúng che lấp và làm tắc nghẽn 2 khoang nhỏ trên ổ mắt.
Nguyên nhân gây viêm xoang trán chủ yếu là do virus hoặc vi trùng. Ngoài ra, vách ngăn mũi bị lệch hoặc có khối u trong xoang trán cũng có thể gây viêm.
Nhận biết viêm xoang trán
Dịch nhầy trong xoang trán không những ảnh hưởng đến hốc mắt mà còn gia tăng áp lực lớn lên má và trán. Do đó, cơn đau đầu sẽ không chỉ xuất hiện ở hốc mắt mà còn dọc theo chân mày và hai bên thái dương. Mức độ đau sẽ tăng dần vào buổi trưa hoặc khi cúi xuống.
Ngoài ra, người bị viêm xoang trán còn có một số triệu chứng khác như: đau và cảm giác nặng má; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; suy giảm khứu giác; viêm họng; sốt; hơi thở có mùi hôi;…
Điều trị viêm xoang trán
Tương tự như tình trạng viêm hốc mắt, người mắc bệnh viêm xoang trán có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin hoặc thuốc corticosteroid, xịt thông mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Trường hợp có khối u hoặc polyp trong xoang trán, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
Gợi ý: Lỗ mũi có mùi hôi có phải dấu hiệu của bệnh viêm xoang?
Bệnh ở mạch máu
Đau hốc mắt có thể cảnh báo với bạn nguy cơ mắc bệnh ở mạch máu như: hẹp động mạch (hoặc tĩnh mạch) cảnh hoặc phình tách động mạch chủ.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh ở mạch máu là do các cơ quan này bị thoái hóa theo thời gian. Một số trường hợp là do yếu tố di truyền. Số còn lại là do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Nhận biết các bệnh ở mạch máu
Đối với tình trạng phình tách động mạch chủ, ngoài biểu hiện đau ở hốc mắt, rất có thể người bệnh không có bất kỳ một triệu chứng cụ thể gì. Chỉ khi các tĩnh mạch bị vỡ thì mới xuất hiện các triệu chứng như tụt huyết áp, khó thở, tràn dịch màng phổi, chảy máu trong ổ bụng. Khi đó, bệnh diễn biến rất nhanh. Không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
Tương tự như phình tách động mạch chủ, hầu hết người bị hẹp động mạch (hoặc tĩnh mạch) cảnh đều không nhận biết bệnh tình ở giai đoạn đầu. Một số trường hợp có thể bị đau nhiều ở hốc mắt và đột quỵ nhẹ (kéo dài khoảng 10 phút).
Điều trị bệnh ở mạch máu
Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp hoặc điều chỉnh mỡ máu. Ngoài ra còn có các loại thuốc giảm độ nhớt và giảm nguy cơ hình thành máu đông.
Trường hợp nặng sẽ được can thiệp bằng phương pháp nong hoặc đặt stent mạch máu. Nếu mức độ tắc nghẽn quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu ở vị trí bình thường nối qua vị trí tắc mạch.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hình thành khi cơ thể thiếu lượng insulin cần thiết cho quá trình cân bằng đường trong máu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận, tim, thần kinh và đặc biệt là mắt.
Mù lòa là diễn biến xấu nhất và có nguy cơ xảy ra cao đối với biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh này còn dễ gặp các rủi ro khác về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
Tham khảo thêm: Viêm xoang có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Biểu hiện bệnh tiểu đường đã chuyển sang biến chứng
Tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tăng mỡ máu; thường xuyên hồi hộp; tiết nhiều mồ hôi; suy thận, thậm chí là nhiễm trùng máu và nhiều bộ phận khác trong cơ thể…
Điều trị biến chứng tiểu đường
Tùy vào biến chứng cụ thể bệnh gây ra, các bác sĩ sẽ ưu tiên khắc phục hậu quả của biến chứng trước. Sau đó mới tìm phương pháp hỗ trợ người bệnh bổ sung insulin.
Do chấn thương
Một số trường hợp đau hốc mắt có nguyên nhân do chấn thương hoặc có dị vật trong mắt. Thông thường những trường hợp này ít gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được can thiệp kịp thời.
Có thể các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và phẫu thuật lấy dị vật khỏi mắt. Sau đó, chỉ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống hợp lý là mắt có thể hoạt động bình thường.
Ngoài các nguyên nhân đã trình bày ở trên, đau hốc mắt còn có thể có nguyên nhân khác. Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có hướng điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Xoang Khạc Ra Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào? Cách Điều Trị
- Bệnh viêm xoang gây mất ngủ – Nguyên nhân và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!