Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đúng và ngăn ngừa tái phát

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề rất dễ kích hoạt ở trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục nếu bạn xử lý đúng cách. Một số cách trị nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh được đề cập trong bài viết sẽ rất hữu ích khi con bạn không may gặp phải.

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm rất dễ bị nghẹt mũi khi bị các tác nhân bên ngoài tấn công

Nguyên nhân khiến trẻ sở sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm với hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công, Nghẹt mũi là một trong những vấn đề rất dễ gặp ở trẻ nhất là trong khoảng thời gian đầu đời.

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do các yếu tố dưới đây gây ra:

  • Cảm lạnh: Đây là vấn đề do thời tiết gây ra thường dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như sốt nhẹ, đau họng, ho, hắt hơi…
  • Ngạt mũi sơ sinh: Thường là do nước nhầy bào thai chưa được hút triệt để khỏi đường hô hấp của trẻ. Lúc này trẻ thường bị nghẹt mũi đơn thuần không kèm theo các biểu hiện khác.
  • Dị ứng: Thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm. Nghẹt mũi có thể kích hoạt khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Thường gặp nhất là thời tiết, độ ẩm không khí, phấn hoa, mạt bụi, lông thú… Ngứa mũi, hắt hơi hay đỏ mắt là những triệu chứng có thể đi kèm nghẹt mũi khi dị ứng là nguyên nhân.
  • Dị vật trong mũi: Nguyên nhân này thường khó phát hiện nhưng lại rất nghiêm trọng. Trẻ có thể bị nghẹt đường thở, đau đớn, kèm theo đó là chảy máu mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì khỏi?

Khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nghẹt mũi, rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng “trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?”. Đây là vấn đề rất khó để đưa ra một nhận định cụ thể. Bởi thời gian để triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ được khắc phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

  • Nguyên nhân kích hoạt triệu chứng
  • Thể trạng của trẻ
  • Vấn đề chăm sóc của mẹ

Nếu tình trạng nghẹt mũi ở trẻ không đi kèm với dấu hiệu bệnh lý mà chỉ do cơ địa và kích ứng thông thường thì có thể sẽ thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày. Thời gian này còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của mẹ dành cho bé.

Tuy nhiên, vấn đề nghẹt mũi ở trẻ cũng có thể kéo dài dai dẳng, kèm theo đó là các dấu hiệu ho, sốt. Lúc này bạn nên chú ý đưa trẻ thăm khám sớm. Có thể trẻ đang sống chung với một số bệnh về đường thở như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản… Và triệu chứng nghẹt mũi chỉ có thể được khắc phục khi các bệnh lý được điều trị dứt điểm.

Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, khi điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường thì việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh thường sẽ không được khuyến khích. Đối với trường hợp trẻ bị nghẹt mũi cũng tương tự như vậy.

Dưới đây là một số cách trị nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng:

1. Nhỏ dung dịch nước muối

Đây chính là bí quyết chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất nhất hiện nay. Nước muối có tính kháng khuẩn tốt nên không chỉ giúp làm tan dịch nhầy trong mũi mà còn giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại trong niêm mạc mũi của trẻ.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nhỏ dung dịch nước muối đúng cách giúp đánh tan dịch nhầy trong mũi trẻ

Thay vì tự làm nước muối thì bạn nên mua nước muối sinh lý ở các nhà thuốc tây để đảm bảo an toàn. Chỉ cần nhỏ vào mỗi bên mũi 1- 2 giọt nước muối sinh lý sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Tùy thuộc vào mức độ ngạt mũi của trẻ mà bạn có thể áp dụng cách này 3 – 4 lần/ngày.

2. Massage cánh mũi

Massage cánh mũi cũng là liệu pháp an toàn mà bạn có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bạn có thể thực hiện cách này sau khi nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối.

Chỉ cần dùng ngón tay trỏ day day nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho trẻ trong khoảng 1 – 2 phút. Động tác này sẽ giúp dịch nhầy trong mũi trẻ nhanh chóng được tan ra hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực tay mạnh bởi phần mô mềm và làn da non nớt của trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương.

3. Xông hơi với tinh dầu

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể áp dụng liệu pháp xông hơi với tinh dầu để giúp trẻ cải thiện đường thở. Tinh dầu bạc hà, tràm hay tỏi là những loại được dùng phổ biến.

Bạn có thể cho 2 – 3 giọt tinh dầu vào nước ấm rồi cho trẻ hít thở. Tránh để nước quá sát mũi của trẻ vì có thể gây bỏng nếu dùng nước quá nóng. Bạn có thể áp dụng liệu pháp này cho trẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ tinh dầu vào nước tắm của trẻ cũng sẽ phát huy tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

4. Hút dịch mũi

Liệu pháp này nên được áp dụng sau khi bạn vừa thực hiện các liệu pháp làm tan dịch nhầy trong mũi cho trẻ. Bạn nên mua các dụng cụ hút dịch mũi y tế ở trong nhà thuốc để hút cho trẻ. Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hút mũi bằng xà bông và dùng nước sôi để tiệt trùng.

Sau đây là một số loại dụng cụ hút mũi cho trẻ bạn có thể sử dụng:

  • Bóng hút mũi
  • Hút mũi dạng dây
  • Hút mũi chạy pin hoặc điện

Mỗi loại dụng cụ sẽ có một ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên chọn mua ở nhà thuốc hay địa chỉ bán hàng uy tín. Trước khi hút mũi nên làm sạch vảy mũi cho trẻ để nhận được kết quả tốt hơn.

5. Dùng tinh dầu tràm hoặc tỏi

Đây là hai mẹo dân gian được sử dụng tương đối phổ biến trong điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Hai nguyên liệu này có tác dụng giúp mũi của trẻ được thông thoáng hơn. Từ đó có thể hỗ trợ cải thiện đường thở cũng như đem lại cho trẻ cảm giác dễ chịu.

  • Dùng tinh dầu tràm: Bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ. Nên kết hợp với việc day ấn vào huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân của bé để kích thích lưu thông khí huyết. Đồng thời có thể thoa một ít tinh dầu tràm lên vùng ngực và vùng lưng của trẻ.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã và vắt lấy phần nước cốt. Hòa trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo đúng tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch này rồi nhét vào mũi của trẻ trong khoảng 10 phút. Trước khi thực hiện chú ý vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối.

6. Một vài lưu ý

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, chính vì thế mà khi áp dụng các liệu pháp điều trị nghẹt mũi, bạn cần lưu ý:

  • Tránh dùng miệng để hút dịch nhầy trong mũi trẻ.
  • Tuyệt đối không tự mua kháng sinh về điều trị khi bác sĩ không chỉ định.
  • Không áp dụng các liệu pháp dân gian chưa có sự kiểm chứng về mức độ an toàn.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Không nên quấn cho trẻ quá kín bởi sẽ gây bí bách, khó thở.

Khi nào nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ

Nếu trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng ngạt mũi đơn thuần do yếu tố thời tiết hay kích ứng thông thường thì bạn có thể giúp trẻ khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau bạn nên sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ:

  • Tình trạng nghẹt mũi kéo dài trên 5 – 7 ngày.
  • Nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như ho nhiều, sốt
  • Dịch mũi của trẻ có dính máu
  • Trẻ bị nghẹt mũi do có dị vật trong mũi
trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao
Sớm đưa trẻ thăm khám khi tình trạng nghẹt mũi đi kèm các dấu hiệu bất thường

Ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn yếu với cơ địa nhạy cảm nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây ra các vấn đề sức khỏe, trong đó có hiện tượng ngạt mũi. Bạn cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt để ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi cũng như các vấn đề khác xuất hiện ở trẻ.

Để ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi cho trẻ sơ sinh, bạn nên chú ý đến các biện pháp sau:

  • Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển lạnh hay gió nhiều.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách, nhất là khi trẻ tiếp xúc với người lạ.
  • Giữ gìn không gian sống sạch thoáng, thường xuyên vệ sinh các loại đồ chơi cho trẻ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm cúm hay bệnh về đường hô hấp.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn một số cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn ngay tại nhà. Ngoài việc điều trị, bạn nên chú ý đến vấn đề chăm sóc và dự phòng, đồng thời sớm đưa trẻ thăm khám khi cần thiết.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Họng Bé Có Đốm Trắng: Biểu Hiện Chớ Xem Thường

Họng bé có đốm trắng là biểu hiện của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm nấm, ung…

Các bài thuốc đông y trị viêm họng và thông tin cần biết Các bài thuốc đông y trị viêm họng và thông tin cần biết

Các bài thuốc đông y trị viêm họng được sử dụng phổ biến do có khả năng tác động vào…

Thuốc xịt mũi Xisat người lớn: Công dụng, cách dùng

Thuốc xịt mũi Xisat có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, làm loãng dịch nhầy và cải thiện tình trạng…

7 Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản rẻ tiền, hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như gây…

7 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu nghiệm

Ho lâu ngày không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tiếng ho dai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua