Bị nghẹt mũi kéo dài nên trị sớm kẻo nguy hiểm
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài khoảng trên 3 tuần được gọi là nghẹt mũi mãn tính. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như gây bất tiện cho cuộc sống. Nếu không có biện pháp khắc phục triệt để thì các vấn đề nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh.
Nghẹt mũi kéo dài và những nguyên nhân thường gặp
Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi. Đôi khi nó có thể chỉ là dấu hiệu của cảm lạnh thông thường và dễ dàng tự hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục tiếp diễn trong thời gian dài thì bạn nên chú ý hơn.
Khi bị nghẹt mũi kéo dài, ngoài việc mũi tiết nhiều dịch hay tắc nghẽn và không thể thở bằng mũi thì bạn còn dễ gặp các triệu chứng khác đi kèm như:
- Thay đổi giọng nói
- Khó thở khi ngủ
- Ngủ không sâu giấc
- Gián đoạn giấc ngủ
- Ngày nhiều trong khi ngủ, nhất là ở trẻ nhỏ
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài được cho là có liên quan trực tiếp đến một số nguyên nhân sau:
1. Viêm mũi dị ứng
Niêm mạc mũi rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài. Viêm mũi dị ứng là một tình trạng gây ra khi hít phải các chất gây dị ứng. Thường gặp nhất là phấn hoa, lông thú, mạt bụi.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến là:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Nghẹt mũi kéo dài
- Ngứa mũi, tai hay vòm miệng
- Ho
Bệnh lý này kéo dài sẽ làm phiền đến giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung, thiếu năng lượng.
2. Lạm dụng thuốc thông mũi
Nhóm thuốc này thường rất hữu ích trong việc khắc phục triệu chứng nhiễm trùng xoang cấp tính. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng chúng tối đa 3 ngày theo chỉ định từ bác sĩ.
Trường hợp dùng lâu hơn sẽ làm cho các màng trong mũi bị phụ thuộc vào thuốc. Chính vì thế nó không còn tác dụng làm giảm nghẹt mũi mà còn góp phần khiến vấn đề nặng nề hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi kéo dài.
3. Không khí khô
Cho dù là từ máy điều hòa không khí, máy sưởi hay máy hút ẩm thì tình trạng khô cũng có thể làm viêm các mô mũi. Từ đó gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài khó khắc phục.
Ngoài ra, ở nhóm đối tượng những người lớn tuổi thì các mô mũi cũng trở nên khô hơn. Sự kết hợp này có thể khiến vấn đề chồng chất lên nhau làm nặng nề thêm triệu chứng nghẹt mũi.
4. Nhiễm trùng xoang
Đây là một tình trạng kích ứng khiến các mô ở niêm mạc xoang bị sưng viêm. Nó thường gây ra do nhiễm virus nhưng cũng có thể là do nấm hay vi khuẩn. Triệu chứng của nhiễm trùng xoang thường dễ bị nhầm lẫn với chứng cảm lạnh hay cúm thông thường.
Chảy dịch mủ, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu đặc trưng bởi bệnh lý này. Bệnh nhiễm trùng xoang không được khắc phục đúng cách cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài mãi không dứt.
5. Cấu trúc mũi có vấn đề
Mặc dù không phổ biến nhưng đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến mũi bị nghẹt trong thời gian dài. Chấn thương không phải là lý do duy nhất mà sự sai lệch ở cấu trúc mũi có thể là một vấn đề bẩm sinh.
Nếu bạn vừa bị nghẹt mũi và đột nhiên không thở được qua 1 bên thì thủ phạm có thể là do vách ngăn bị lệch. Nếu thuốc không thể làm giảm bớt nghẹt mũi kéo dài trong trường hợp này thì bạn sẽ buộc phải làm phẫu thuật.
6. Polyp mũi
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chứng nghẹt mũi xuất hiện và kéo dài. Nghe có vẻ tệ nhưng polyp mũi chỉ là sự phát triển của khối u lành tính trong niêm mạc mũi xoang.
Triệu chứng của bệnh lý này rất giống với các bệnh viêm mũi họng, điển hình như nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm khứu giác. Tình trạng nghẹt mũi chỉ thật sự biến mất khi khối polyp được loại bỏ.
7. Ung thư mũi
Đây là vấn đề tương đối hiếm nhưng các khối u ác tính có thể gây ra triệu chứng bắt chước dị ứng hay nhiễm trùng xoang. Bạn có thể sẽ bị nghẹt mũi kéo dài. Đôi khi tình trạng nghẹt mũi còn diễn ra đột ngột dù trước đây bạn chưa bao giờ bị nghẹt mũi mãn tính.
Ngoài ra, tình trạng nghẹt mũi kéo dài còn có thể do stress, rối loạn cảm giác, rối loạn nội tiết, dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất…
Chứng nghẹt mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Hốc mũi là cơ quan có chức năng lưu thông, lọc sạch, làm ấm cũng như làm ẩm không khí. Nhất là vài mùa lạnh, không khí bên ngoài thường ẩm và khô với nhiều bụi bẩn. Sau khi được hít vào sẽ đi qua hốc mũi sẽ được xử lý mới đưa vào phổi để tránh làm phổi bị viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị nghẹt mũi kéo dài thì người bệnh thường sẽ không thể thở bằng đường mũi. Thay vào đó phải thở bằng đường miệng. Lúc này, khí thở sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:
Ngoài ra, chứng nghẹt mũi kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Thường khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay não bộ.
Phương pháp điều trị tình trạng nghẹt mũi kéo dài
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp với tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất có thể đáp ứng với tình trạng này:
1. Sử dụng thuốc
Thông thường, để phối hợp điều trị theo nguyên nhân, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc. Thường dùng nhất là:
- Thuốc gây co mạch tại chỗ: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm tiết dịch ở trong mũi xoang. Đồng thời sẽ góp phần làm giảm tắc mũi để khai thông đường thở. Cần lưu ý không được dùng nhóm thuốc này quá 10 ngày. Đồng thời không dùng cho người bị viêm mũi teo, bệnh tim mạch hay cho trẻ dưới 7 tuổi.
- Corticoid tại chỗ (thường là dạng thuốc xịt hay nhỏ mũi): Giúp làm giảm nghẹt hay tắc mũi đồng thời ức chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài, đồng thời cần có sự kiểm soát của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để khắc phục triệu chứng. Bên cạnh đó không thay đổi liều hay kế hoạch dùng thuốc. Khi có vấn đề bất thường xuất hiện hãy lập tức báo ngay cho bác sĩ để được giải quyết.
2. Các biện pháp hỗ trợ
Chăm sóc đúng cách bằng các biện pháp hỗ trợ cũng sẽ góp phần xúc tiến nhanh hơn quá trình đẩy lùi chứng nghẹt mũi kéo dài. Bạn nên chú ý đến một số biện pháp sau đây:
- Rửa mũi hằng ngày với nước muối sinh lý: Cách này sẽ giúp hóa lỏng chất nhầy và làm dịu niêm mạc mũi đang bị tắc. Thực hiện rửa mũi đều đặn 2 – 3 lần trên ngày để nhận được kết quả tốt nhất.
- Bổ sung thêm nước: Việc uống nước cũng sẽ giúp cuốn 1 phần dịch mũi xuống họng. Từ đó làm giảm bớt áp lực tắc nghẽn cho mũi. Đồng thời uống nhiều nước còn giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi, hạn chế việc tiết dịch nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô. Độ ẩm không khí ổn định sẽ hạn chế kích ứng niêm mạc mũi. Đồng thời làm dịu mô mũi cũng như hỗ trợ làm loãng dịch nhầy tắc trong mũi.
3. Mẹo chữa tại nhà
Trong một số trường hợp, chứng nghẹt mũi có thể được khắc phục khi thực hiện các mẹo chữa tại nhà đơn giản. Các mẹo đều rất dễ thực hiện và ít phát sinh các tác dụng ngoại ý.
Xông hơi:
Sẽ hỗ trợ khai thông đường thở đồng thời giúp cho tinh thần được thoải mái hơn. Cách này đặc biệt phù hợp với chứng nghẹt mũi đi kèm với cơ thể mệt mỏi. Bạn có thể pha nước ấm với gừng giã nhỏ, tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm trà để xông hơi.
Dùng trà nóng:
Sử dụng một tách trà hoa cúc hay trà bạc hà cũng được cho là có thể hỗ trợ đẩy lùi chứng ngạt mũi kéo dài. Tinh chất trong các loại trà nóng này góp phần làm loãng dịch nhầy để đẩy chúng ra ngoài dễ hơn. Đồng thời còn giúp làm dịu niêm mạc mũi, ấm cơ thể, giảm viêm cũng như nâng cao đề kháng.
Sử dụng tỏi hoặc hành tây:
Đây là cách có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không gây ra các tác dụng phụ. Chỉ cần đem hành tây hoặc tỏi tươi đi giã nhuyễn sau đó dùng 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lại và để lên gần mũi ngửi.
Nghẹt mũi kéo dài là tình trạng mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Khi chứng nghẹt mũi mới bắt đầu xuất hiện nhưng không đáp ứng với các mẹo điều trị tại nhà cần chủ động thăm khám ngay. Tránh để lâu khiến vấn đề trở nên nặng nề cản trở quá trình khắc phục.
Tham khảo thêm:
- 10+ cách trị nghẹt mũi nhanh và hiệu quả nhất tại nhà
- Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian an toàn, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!