Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho gà là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp mang tính chất cấp tính, bệnh ho gà phát triển bởi trực khuẩn ho gà với những biểu hiện đặc trưng khiến người bệnh ho rũ rượi và có tiếng thở rít như tiếng gà gáy. s

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là một dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể lây truyền qua mũi và họng. Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em và người cao tuổi là đối tượng dễ có biến chứng nhất. Hiện nay, bệnh ho gà chưa có thể phòng ngừa bằng 2 loại vắc-xin là DTaP và Tdap.

Bệnh ho gà là gì
Bệnh ho gà là triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp có thể tiến triển thành cấp tính

Ho gà có lây không?

Bệnh ho gà rất dễ lây truyền qua đường không khí thông qua các cơn ho và hắt hơi. Bởi loại virus gây bệnh này có khả năng tồn tại lơ lửng trong không khí nhiều giờ liền. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là tiếp xúc với dịch mũi họng hoặc nước bọt của người bệnh. 

=> XEM THÊM: Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh ho gà là gì?

Có hai nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do người bệnh nhiễm virus ho gà Bordetella Pertussi và do lây nhiễm từ người sang người. Trong đó:

1. Nhiễm virus Bordetella Pertussis

Người bệnh nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis qua đường hô hấp, khi khuẩn này bám vào cơ thể vật chủ sẽ nhanh chóng xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp và phát triển ở bộ phận lông mao biểu mô trụ tại thanh quản và khí quản người bệnh.

Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn này sẽ sản sinh ra độc tố Pertussis Toxin gây nên sự khó chịu và ngứa rát hệ hô hấp phát bệnh ho gà.

2. Lây nhiễm bệnh từ người sang người

Nguyên nhân ho gà thông qua tiếp xúc như hắt xì hơi, nói chuyện, hôn, sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân,.. đều là nguồn gây bệnh từ người sang người cực kỳ phổ biến. 

Triệu chứng ho gà

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 đến 20 ngày, mặc dù lúc này bệnh nhân đã có mang mầm bệnh ho gà nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng. 

trẻ em bị bệnh ho gà
Ho kéo dài, rũ rượi không dứt là những dấu hiệu của ho gà

Giai đoạn phát bệnh

Đặc trưng với các triệu chứng gồm:

  • Người bệnh ho rũ rượi thành từng cơn kéo dài;
  • Hơi thở rít thành từng cơn, cơ thể và khuôn mặt tím tái;
  • Sốt nhẹ kèm chảy nước mũi;
  • Tần suất ho nhanh, nhiều và dữ dội;
  • Có thể bị nôn sau cơn ho;
  • Mệt mỏi, bơ phờ, thở gấp và kiệt sức;

Giai đoạn hồi phục

Thời gian hồi phục kéo dài 1 đến 2 tuần, việc điều trị bằng thuốc theo pháp đồ sẽ giúp số cơn ho rút giảm dần cho đến khi bệnh nhân được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

=> ĐỌC NGAY: Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi?

Phương pháp điều trị bệnh ho gà

1. Dùng thuốc

Điều trị ho gà bằng thuốc kháng sinh được ứng dụng phổ biến để tiêu diệt virus ho gà. Đối với trẻ em. Mục tiêu điều trị nhằm:

  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Khi có dấu hiệu bệnh, sử dụng kháng sinh để loại bỏ trước khi xuất hiện cơn ho. Trẻ càng nhỏ càng cần được điều trị sớm.
  • Trường hợp nặng, bé bị co giật: Một số loại thuốc chống co giật có thể được kê như: seduxen hoặc phenobarbital, …

Lưu ý: Các thuốc đưa ra ở trên chỉ nhằm mục đích tham khảo, không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra đối với những trường hợp người bệnh ho gà ở giai đoạn đầu, bệnh chưa phát tác mạnh có thể kết hợp các bài thuốc điều trị ho gà phổ biến trong Đông y và thuốc Nam. 

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Nghỉ ngơi trong điều kiện phòng ốc sạch sẽ.
  • Uống nhiều nước lọc, uống nước trái cây và ăn các món lỏng.
  • Ăn ít và ăn thành nhiều bữa để không bị nôn sau khi ho.
  • Che miệng khi ho và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Tắm và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.

Phòng bệnh

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tránh để trẻ tiếp xúc với các bé khác có thể làm lây lan nhanh bệnh.
  • Thực hiện tiêm phòng ho gà cho trẻ đầy đủ theo lịch và khuyến cáo của Bộ Y tế. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh ho gà được đánh giá khá nguy hiểm, có khả năng phát triển thành biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng và giữ vệ sinh cá nhân là những nguyên tắc quan trọng để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh ho gà.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Các loại thuốc ho cho người lớn tốt nhất trên thị trường [THAM KHẢO NGAY]

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc ho cho người lớn, tuy nhiên không phải loại…

Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ chữa ho: Giá bán – Cách dùng

Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ thường được bào chế dưới hai dạng là siro uống và viên ngậm.…

Ho có đờm khó thở Ho Có Đờm Khó Thở Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục

Ho có đờm khó thở đột ngột và kéo dài khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt trong thời điểm…

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho liệu có hiệu quả không? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho là mẹo dân gian có từ ngày xưa. Cách này khá hiệu quả…

Siro trị ho cho bé bị ho đờm, ho khan HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Trên thị trường có rất nhiều loại Siro trị ho cho bé có tác dụng long đờm, giảm ho với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua