Ho và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao khắc phục?

Ho hay buồn nôn đều là cơ chế giúp loại bỏ các dị vật, sinh vật có khả năng xâm nhập cơ thể gây bệnh tật. Ho hoặc buồn nôn đều rất phổ biến, thường gặp ở nhiều người nhưng nếu chúng xuất hiện cùng nhau rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh về đường hô hấp hoặc về tiêu hóa. 

Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa
Ho và buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc tiêu hóa

Ho và buồn nôn, dấu hiệu của bệnh đường hô hấp

Khi gặp phải tình trạng ho và buồn nôn thì các bệnh lý về đường hô hấp là điều đầu tiên mà người bệnh nên nghĩ đến. Rất khó để hình dung được đây là triệu chứng của bệnh lý nào nên nhiều người thường xem nhẹ, chỉ điều trị theo các phương pháp thông thường khiến bệnh trở nặng và dễ xuất hiện biến chứng. Một số bệnh lý có triệu chứng này gồm: 

1. Bệnh cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, rất thường gặp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, virus cúm có thể lây từ người sang người trong khoảng cách 1,8m. Hầu hết các trường hợp người bệnh sẽ hồi phục trong 2 tuần. Tuy nhiên nếu bệnh nặng và không điều trị kịp thời có thể gây viêm phổi hoặc thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

Triệu chứng thường gặp:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Ho, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Đau họng nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau nhức cơ thể
  • Nhức đầu, mệt mỏi

2. Bệnh ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường hô hấp, bệnh lây truyền mạnh trong giai đoạn đầu, càng về sau thì tính lây truyền càng giảm.

Triệu chứng thường gặp:

  • Trong 1 – 2 tuần đầu có thể sốt nhẹ hoặc không, ho nhẹ, chảy nước mũi
  • Trong 2 tuần sau, bệnh nặng hơn, người bệnh ho dữ dội, ho nhanh, liên tục, không thể kìm hãm được
  • Ho rũ rượi kéo dài, thường thở rít giống tiếng gà gáy sau cơn ho
  • Sau cơn ho thường bị nôn, lúc đầu nôn thức ăn sau đến nước dãi
  • Người mệt mỏi, đầm đìa mồ hôi, thở gấp sau khi ho. 

3. Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là căn bệnh có diễn biến phức tạp, nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng. Vì viêm họng là căn bệnh về đường hô hấp phổ biến nên dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

Triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa cổ vướng víu như mắc phải dị vật
  • Ho nhiều, luôn muốn khạc nhổ dẫn đến có cảm giác buồn nôn
  • Vùng niêm mạc họng bắt đầu có dấu hiệu đỏ ửng, sưng to
  • Thành họng dày lên như trụ giả gây ra cảm giác buồn nôn

4. Loạn cảm họng

Loạn cảm họng là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường được thể hiện ở cảm giác có dị vật mắc trong họng hoặc có khối u phát triển, chèn ép họng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này như mắc bệnh lý hay có tổn thương ở vùng răng, miệng, họng hoặc thậm chí là thực quản hay dạ dày. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa họng, ho, cảm giác khó thở
  • Nuốt nước bọt cảm giác có dị vật nằm ngang cổ họng cứ phải khịt khạc thậm chí nôn liên tục nhưng không có gì cả
  • Đau mỏi cổ, tê vai gáy, đầy bụng, ăn không ngon
  • Trầm cảm, có cảm giác đau tức ngực

5. Viêm xoang mãn tính

Là tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 8 tuần hoặc lâu hơn. Thường khiến người bệnh khó thở bằng đường mũi, xung quanh mũi và khuôn mặt có cảm giác bị sưng. Nếu để bệnh tiến triển càng lâu thì càng khó điều trị, khả năng gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không thể tránh khỏi.

Triệu chứng thường gặp:

  • Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi
  • Đau, sưng quanh mắt, má, mũi, trán
  • Đau nhức ở hàm trên và răng
  • Ho, đặc biệt ho nhiều vào ban đêm
  • Đau tai, hơi thở hôi có thể kèm theo buồn nôn
  • Người mệt mỏi, khó chịu

Ho và buồn nôn, dấu hiệu của bệnh tiêu hóa

bệnh về tiêu hóa
Ho và buồn nôn là triệu chứng điển hình của các bệnh về tiêu hóa

Nếu không có các triệu chứng của các bệnh lý trên thì rất có thể bạn đã gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Hiện tượng ho và buồn nôn cũng là triệu chứng điển hình khi người bệnh mắc phải các bệnh lý về hệ tiêu hóa. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng một lượng lớn các acid và dịch dạ dày từ dạ dày trào ngược lên vị trí của thực quản và vùng niêm mạc họng khiến niêm mạc họng, thực quản tổn thương nghiêm trọng. Các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên stress, lạm dụng thuốc, thoát vị dạ dày, thừa cân, có tổn thương ở dạ dày… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, nấc cụt
  • Thở khò khè, đau họng
  • Khó thở, hôi miệng kéo dài
  • Nóng rát vùng thượng vị, tức ngực
  • Buồn nôn, nôn
  • Ho dải dẳng, kéo dài, ho nhiều về đêm

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường gây rối loạn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thay đổi đột ngột; tác dụng phụ của thuốc; do bệnh lý hoặc các yếu tố tâm lý…

Triệu chứng thường gặp:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu, nhất là vùng bụng
  • Đau họng, buồn nôn, có thể kèm theo ho
  • Đau bụng, tiêu chảy, nóng rát tại vùng cổ họng

Cách xử lý khi bị ho và buồn nôn

Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài không khỏi
Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi

Nếu tình trạng ho và buồn nôn xảy ra thường xuyên, dù nghi ngờ là bệnh lý nào đi nữa thì người bệnh cũng nên nhanh chóng thăm khám ở cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Chỉ khi xác định được nguyên nhân bệnh thì mới có biện pháp điều trị chính xác, dứt điểm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng khó chịu.

Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện chứng ho và buồn nôn, người bệnh cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Tăng cường cung cấp các dưỡng chất cần thiết như sắt, đạm, kali, protein trong sữa, trứng, thịt cá nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên vệ sinh răng mũi miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.
  • Uống đủ nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước để làm dịu cổ họng, giảm bớt cảm giác buồn nôn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, nấm mốc, khói bụi, hóa chất, khí thải bằng cách mang khẩu trang khi ra đường.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đông lạnh, có độ cứng cao.
  • Hạn chế thức khuya, tránh sử dụng rượu bia chất kích thích, các loại nước ngọt có gas.
  •  Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế mệt mỏi căng thẳng quá mức.

Tóm lại, hẳn với các thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn xác định được ho và buồn nôn là bệnh gì. Dù là bệnh lý gì đi chăng nữa, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi thì bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Hạt gấc và 10 công dụng cực tốt cho sức khỏe

Hạt gấc chứa nhiều vitamin, khoáng chất được sử dụng như một loại gia vị, màu thực phẩm và thuốc…

Yến chưng táo đỏ 5 Cách Chưng Yến Với Táo Đỏ Giàu Dinh Dưỡng – Dễ Dùng

Yến chưng táo đỏ là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe,…

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống – Hình ảnh, dấu hiệu & điều trị

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn, ảnh hưởng đến da, tim, phổi, thận và các cơ…

12 công dụng của Cà Rốt và kiêng kỵ khi dùng

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ dồi dào mang đến rất nhiều lợi…

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có phải là bài thuốc thần dược? An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có phải là bài thuốc thần dược?

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn được biết đến với tên gọi khác như thần dược chữa đột quỵ nhưng lại…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua