Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào tránh được. Bởi mọc răng khôn là một trong những quá trình tự nhiên của cơ thể khi đến một độ tuổi nhất định. Đây là tình trạng hết sức bình thường và có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, đau răng khôn cũng có thể được xem là biến chứng của một số bệnh lý răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. 

Đau răng khôn
Răng khôn bị đau là triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn hoặc do các bệnh lý răng miệng gây ra

Đau răng khôn là gì? Có nên nhổ bỏ không?

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng và nằm ở vị trí sâu nhất trên cung hàm, thường là sau răng số 7 và sát với vách hàm. Mọc răng khôn là quá trình rất phiền phức, vì mọc sau cùng nên răng thường bị thiếu chỗ, có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu, kẹt trong xương hàm… và gây ra rất nhiều phiền toái cho sức khỏe của người bệnh. 

Vì răng không gần như không có vai trò cụ thể trên cung hàm, nhất là không phải răng chính thực hiện chức năng ăn nhai nên nếu đau răng khôn dữ dội và kéo dài sẽ được cân nhắc nhổ bỏ để dứt điểm cơn đau vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng còn phải được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi và hại, trường hợp đau răng khôn nhẹ, khỏi nhanh và răng mọc đúng vị trí thì có thể được điều trị bảo tồn. 

Nguyên nhân gây đau răng số 8

Cơn đau răng khôn được đánh giá là đặc biệt hơn so với các răng khác. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Cơn đau này có thể được phát sinh thông qua các nguyên nhân sau:

Do quá trình mọc răng khôn

Hầu hết những người mọc răng khôn đều không diễn ra bình thường vì răng khôn là chiếc răng mọc lên sau cùng. Cơn đau răng khôn lúc này xảy ra theo 2 hình thức gồm:

  • Đau nhẹ: Tình trạng này đơn giản là do răng nhô lên đâm xuyên qua nướu, tách xương tách nướu để mầm răng trồi lên nên gây ra đau nhức, sưng nhẹ tại chỗ. 
  • Đau nặng:
    • Răng khôn mọc lên khi các các răng khác đã hoàn thiện nên dễ mọc lệch, đâm xiên vào răng số 7 hoặc đâm vào má, mọc ngầm dưới nướu do thiếu diện tích chính là nguyên nhân gây phát sinh những cơn đau răng nặng và khó chịu. 
    • Ngoài ra, quá trình răng khôn mọc lên bị va chạm với các răng khác gây hình thành nang trong các nang răng gây ra đau nhức răng và xương hàm. 

Dấu hiệu của viêm nhiễm bệnh lý

Bên cạnh mọc răng khôn gây đau thì cơn đau răng số 8 cũng được xem là dấu hiệu sớm của các bệnh lý về răng miệng do viêm nhiễm như: 

Sâu răng

Sâu răng số 8 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau nhức dữ dội. Đặc biệt, cơn đau răng càng có xu hướng nghiêm trọng hơn đối với răng khôn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng khôn như: 

Đau răng khôn
Đau răng khôn là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sâu răng
  • Thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều đường nhưng lại vệ sinh răng miệng kém; 
  • Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh thường xuyên khiến men răng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng; 
  • Dùng răng để nhai cắn thức ăn cứng hoặc đồ vật khiến răng nứt mẻ, gãy vỡ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, hình thành sâu răng. 

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết sâu răng khôn thông qua những cơn đau răng khôn dữ dội. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các lỗ sâu lớn nhỏ, màu vàng, nâu hoặc đen. Mức độ đau thường tăng nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với đồ ăn thức uống có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc khi thức ăn chèn vào lỗ sâu. 

Các chuyên gia cho biết, sâu răng khôn nặng còn có thể gây ảnh hưởng đến răng cối hoặc viêm nhiễm lây lan sang nhiều răng bên cạnh. 

Viêm lợi trùm răng khôn 

Viêm lợi trùm lên răng là tình trạng các mô nướu bị viêm nhiễm hoặc sưng phù che phủ lên trên bề mặt của răng. Hầu hết các trường hợp bị viêm lợi trùm đều thường xảy ra phổ biến ở răng hàm dưới và chủ yếu xung quanh răng khôn. Nguyên nhâ là do khi mọc răng khôn chỉ nhú lên 1 phần đủ để đâm thủng nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát sinh nhiễm trùng. 

Các triệu chứng của viêm lợi trùm lên răng có thể ở độ cấp tính hoặc mạn tính trong 1 khoảng thời gian dài. Đặc trưng với một số dấu hiệu như đau răng khôn dữ dội, mô nướu sưng tấy, chảy dịch mủ, đau nhức khi nuốt, sốt, khó mở miệng, hàm, sưng hạch bạch huyết ở cổ… 

Ngoài ra, các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, viêm quanh chân răng… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các các cơn đau răng khôn triền miên, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. 

Xem thêm: Răng khôn bị viêm tủy và giải pháp điều trị tốt nhất

Biến chứng thường gặp khi bị đau răng khôn

Cơn đau răng khôn có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Trường hợp đau răng khôn do răng đang trong quá trình mọc lên cơn đau nhức sẽ tự thuyên giảm khi răng mọc hoàn tất. Tuy nhiên, ngược lại với tình trạng này là do các bệnh lý răng miệng, đau răng khôn dai dẳng và sẽ không thể tự thuyên giảm nếu không can thiệp điều trị. 

Đau răng khôn
Đau răng khôn kéo dài do viêm nhiễm có thể biến chứng áp xe, hoại tủy răng khôn và lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác

Lúc này, nhưng trường hợp đau răng khôn do bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Tình trạng răng khôn mọc lệch lâu ngày có thể gây ra biến chứng viêm túi quanh răng khôn, sau đó lan dần ra các mô mềm xung quanh. Về lâu dài phát sinh sâu răng và viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng. 
  • Trường hợp răng khôn mọc ngầm sẽ gây đau lợi trong cùng hàm dưới, gây cản trở việc há miệng và gặp khó khăn khi ăn uống cùng nhiều hệ lụy khác về tính thẩm mỹ. 
  • Đau răng khôn do sâu răng, viêm lợi trùm răng khôn… có thể gây biến chứng áp xe răng khôn, gây các cơn sốt co giật, nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng lây lan đến xương ổ răng, nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng tim mạch và nặng nhất là gây tử vong. 

Nên làm gì để xử lý đau răng số 8?

Khi bị đau răng khôn, trước tiên người bệnh cần xác định được cơn đau xuất phát do đâu. Nếu là do răng khôn đang trong quá trình mọc lên thì không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi răng mọc lên hoàn thiện. Tuy nhiên, với những trường hợp đau răng khôn kéo dài dai dẳng, phát hiện răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác về răng miệng, tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất. 

Thông thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng cho người bệnh mô tả và các dấu hiệu khi quan sát trực tiếp. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định chụp X quang để xác định vị trí, hướng mọc của răng và đánh giá khách quan về các tổn thương tại răng khôn, các răng kề cận và cấu trúc xương hàm. 

Sau đó, tùy theo đặc điểm răng và mức độ viêm mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo từng cấp độ phù hợp. Cụ thể như sau:

1. Can thiệp điều trị y tế

Mỗi trường hợp đau răng khôn do từng nguyên nhân sẽ được điều trị bằng các giải pháp khác nhau:

Trường hợp đau răng khôn nhưng răng mọc bình thường, đúng vị trí

Để dứt điểm cơn đau răng khôn khó chịu, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh ổ viêm tại răng khôn. Sau đó kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau răng và chống viêm. Trong đó: 

Đau răng khôn
Đau răng khôn thông thường do mầm răng trồi lên khỏi nướu có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện
  • Thuốc giảm đau: Loại được sử dụng nhiều nhất là Paracetamol giúp đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp bị đau răng khôn do răng đang mọc chỉ cần dùng thuốc này sẽ cơn đau thuyên giảm nhanh chóng mà không cần thêm bất kỳ loại thuốc nào khác. 
  • Thuốc kháng viêm: Hầu hết các trường hợp sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid (như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen…) nhằm mục đích chống viêm và hỗ trợ giảm đau răng khôn hiệu quả. 
  • Thuốc kháng sinh: Như Penicillin, Metronidazole, Tetracycline… có tác dụng dứt điểm tình trạng nhiễm trùng tại răng khôn. Bảo vệ răng khỏi các tác nhân vi khuẩn gây hại. 

Trường hợp đau răng khôn nhưng răng mọc sai lệch, mọc ngầm gây viêm nhiễm

Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bắt buộc phải thực hiện tiểu phẫu nhổ bỏ. Đây là cách duy nhất để giúp dứt điểm cơn đau nhức khó chịu cùng nhiều triệu chứng liên quan khác. Quy trình thực hiện nhổ răng khôn như sau:

Đau răng khôn
Đau răng khôn do răng mọc sai lệch, mọc ngầm gây viêm nhiễm cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến chứng
  • Bước 1: Tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng khôn bị đau hoặc gây mê toàn thân (nếu cần thiết) để người bệnh không cảm thấy khó chịu, đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành rạch 1 đường với kích thước vừa đủ trên nướu răng để tiếp cận răng khôn và ổ viêm (nếu có). Một số trường hợp răng mọc ngầm có phần xương hàm che lấp răng bắt buộc phải mài để loại bỏ. 
  • Bước 3: Chia nhỏ răng khôn làm nhiều phần để quá trình lấy răng ra khỏi được dễ dàng hơn. 
  • Bước 4: Sau khi nhổ bỏ hết răng ra ngoài, bác sĩ sẽ làm sạch phần hốc chân răng rồi khâu nướu lại. 
  • Bước 5: Hàn trám các răng bên cạnh nếu việc nhổ bỏ răng khôn có làm ảnh hưởng đến chiếc răng này.

Sau khi nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc vừa kể trên gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh… để cải thiện triệu chứng đau nhức sau nhổ răng, ngăn ngừa các biến chứng rủi ro và phòng ngừa viêm nhiễm tái phát. 

2. Áp dụng các cách giảm đau răng khôn tại nhà 

Cơn đau răng khôn dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai, đời sống sinh hoạt thường ngày và chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Về lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

Vì vậy bên cạnh tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu do bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau răng khôn tại nhà hiệu quả sau:

Chườm lạnh/ chườm nóng giảm đau răng khôn

Phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng là các giải pháp nhiệt giúp giảm đau răng khôn cực kỳ hiệu quả. Cơ chế giảm đau của cách này rất đơn giản đó là tăng cường lưu lượng máu hoạt động, xoa dịu thần kinh đố với chườm nóng, còn chườm lạnh giúp ức chế tín hiệu cảm thụ cơn đau tạm thời, nhờ đó giảm đau răng khôn và mức độ sưng viêm hiệu quả. 

Đau răng khôn
Chườm lạnh/ chườm nóng là giải pháp tạm thời giúp giảm đau răng khôn cực kỳ hiệu quả

Cách thực hiện: Bạn dùng túi đá lạnh hoặc túi chườm nóng áp lên má ngay vị trí răng khôn đau nhức trong vòng 15 phút. Có thể thay phiên giữa chườm nóng và chườm lạnh cho đến khi cơn đau hoàn toàn thuyên giảm. Tuy nhiên, nên nhớ kết thúc quá trình này phải là chườm lạnh nhé. 

Súc miệng nước muối

Dùng nước muối để súc miệng được xem là một trong những giải pháp giảm đau răng khôn nhanh chóng và an toàn nhất. Bởi nước muối vốn có đặc tính sát trùng, khử khuẩn tự nhiên. Nước muối có thể dễ dàng len lỏi sâu vào các hốc, kẽ răng và loại bỏ các ổ vi khuẩn có hại. Đồng thời, các hoạt chất trong muối còn giúp xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.

Đây cũng là cách được các chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện mỗi ngày, ngay cả khi không có các vấn đề bất thường nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng và các chức năng liên quan. 

Cách thực hiện: Hòa tan 1 – 2 thìa cafe muối vào ly nước ấm, khuấy tan rồi dùng để súc miệng liên tục cho đến khi hết. Khi súc cần chú ý ngậm ít nhất 30 giây để nước muối dễ dàng thẩm thấu phát huy tác dụng.

Dùng túi lọc trà

Theo một nghiên cứu vào năm 2016, trong túi lọc trà chứa hàm lượng cao hoạt chất tannin. Chất này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm khá tốt, điều này cũng đồng nghĩa với việc dùng túi lọc trà có khả năng giảm đau răng khôn hiệu quả. 

Cách thực hiện: Hãm túi lọc trà với nước nóng khoảng 5 phút, sau đó cho cả ly trà và túi lọc vào trong tủ lạnh. Khi túi đã lạnh đủ thì lấy ra đặt trực tiếp vào trong khoang miệng ngay tại vị trí răng khôn bị đau. 

Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều nguyên liệu có khả năng làm giảm đau răng khôn như:

Đau răng khôn
Gừng và tỏi là 2 nguyên liệu tự nhiên giúp giảm viêm, sát khuẩn, giúp giảm đau răng khôn hiệu quả
  • Chanh: Dùng chanh tươi để giảm đau răng khôn cũng là một trong những mẹo đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Đó là nhờ hàm lượng cao vitamin C và axit trong chanh có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. 
  • Tỏi + gừng: Kết hợp gừng và tỏi là một trong những mẹo dân gian hiệu nghiệm bạn có thể áp dụng để giảm đau răng khôn. Bạn nghiền nát tỏi và gừng trộn cùng với nhau, sau đó cho vào miếng dán và áp trực tiếp vào vị trí răng khôn đau nhức. Đợi 15 – 20 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Hành tây: Nhai trực tiếp hành tây cũng được xem là một trong những cách giảm đau răng khôn hiệu quả. Vì hành tây có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên tốt. Bạn cắt 1 lát hành tây và nhai trực tiếp tại vị trí răng khôn bị đau trong vòng vài phút hoặc đến khi cơn đau thuyên giảm. Cách này sẽ giúp giải phóng các hoạt chất chống viêm trong hành và đưa chúng đi trực tiếp vào trong răng. 
  • Đinh hương: Đinh hương đem lại hiệu quả đau răng khôn rất đáng kể nhờ khả năng gây tê tạm thời. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể nhai trực tiếp đinh hương khô hoặc bôi tinh dầu đinh hương lên vị trí đau răng khôn. Đợi đến khi cơn đau thuyên giảm thì nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Bạc hà: Để xoa dịu cơn đau nhức răng khôn bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà. Tinh chất của loại dược liệu này không chỉ giúp xoa dịu cơn đau, giảm viêm nhanh chóng mà còn đem lại cho bạn hơi thở thơm mát. Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào bông gòn rồi áp trực tiếp lên răng đau. Nên kết hợp với súc miệng trà bạc hà để tăng hiệu quả giảm đau. 

Dùng gel làm tê răng

Theo các chuyên gia nha khoa, y học đã phát minh điều chế ra một loại gel nha khoa có khả năng gây tê tạm thời để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt răng, nướu. Trong loại gel này chứa thành phần chủ yếu là hoạt chất benzocaine. Ưu điểm của nó là dễ sử dụng và đem lại hiệu quả giảm đau răng khôn nhanh chóng tức thì, giúp bạn dễ dàng thực hiện các hoạt động ăn nhai bình thường. 

Cách chăm sóc dự phòng tái phát đau răng khôn

Dù là đau răng khôn do quá trình mọc răng hoặc do các bệnh lý thì chỉ cần bạn chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc dự phòng sau đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, hết đau nhanh hơn:

Đau răng khôn
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách, nhất là tại vị trí răng khôn là cách tốt nhất để ngăn ngừa đau nhức và các vấn đề viêm nhiễm khác
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Chú ý đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương răng, nướu. Chọn bàn chải có kích thước nhỏ gọn và đầu lông mềm để chải sạch các mảng bám, vi khuẩn ẩn sâu trong kẽ răng khôn. 
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa. 
  • Dùng nước súc miệng thường xuyên, ưu tiên dùng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa Flour để tăng cường sức khỏe răng nướu. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm thô cứng… Thay vào đó là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước… để giảm thiểu nguy cơ phát sinh đau răng khôn. 

Cơn đau răng khôn là tình trạng rất khó để phòng tránh nếu xuất phát từ việc răng đang mọc lên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện mức độ đau bằng các biện pháp đơn giản hoặc điều trị bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chủ động thăm khám tại nha khoa khi cơn đau răng khôn nặng nề và kéo dài hoặc định kỳ khám sức khỏe răng miệng để tầm soát các vấn đề bất thường, tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dorogyne là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Giá Bán, Lưu Ý Khi Sử Dụng
Dorogyne là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng răng miệng cấp và mạn tính, nhiễm trùng răng tái phát, áp xe…
Đau răng khi nằm xuống là tình trạng mà nhiều người gặp phải Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Cách Điều Trị, Khắc phục

Răng hay bị đau nhức, đau nghiêm trọng hơn khi nằm xuống hoặc tựa lưng là một trong những tình…

Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận Chữa Đau Răng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Hay Từ YHCT

Chữa đau răng bằng Đông y theo các bài thuốc hay từ Y học cổ truyền là một trong những…

Người bị đau răng kiêng ăn gì Đau răng kiêng ăn gì? Top những thực phẩm người bệnh nên tránh

Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các…

Đau răng Đau Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau răng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định hiệu quả của muối trong điều trị đau răng Đau Răng Ngậm Nước Muối Hiệu Quả Tốt Thiệt Hay Không?

Đau răng ngậm nước muối là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua