6 Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hay, Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Gừng không chỉ là nguyên liệu gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt mà còn là vị thuốc đa công dụng, thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị đau răng và các bệnh lý về răng miệng. Có nhiều cách chữa đau răng bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện mà bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà như đắp gừng tươi, dùng gừng làm nước súc miệng, kết hợp gừng với các nguyên liệu khác… 

Công dụng chữa đau răng của gừng 

Đau răng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, thường có các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vị trí răng bị tổn thương. Đau nghiêm trọng khi bị thực phẩm kích thích hoặc khi ngủ…

Đau răng có thể xảy ra do hậu quả của các thủ thuật nha khoa không đúng cách, do thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ hoặc liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, loạn năng thái dương hàm…

Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng
Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng

Với tình trạng đau răng ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng, chúng ta có thể áp dụng cách chữa đau răng bằng gừng để giảm đau, giảm viêm. Theo các nghiên cứu khoa học, gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, B3, vitamin C, Photpho, Magie, kẽm, Kali, Niacin…

Đặc biệt, trong gừng tươi có chứa Gingerols, đây là một hợp chất có tác dụng tốt trong việc giảm đau răng liên quan đến các bệnh về nướu răng. Gừng có thể bảo vệ răng miệng, ức chế ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn xấu trong miệng – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Ngoài ra, gừng có chứa hoạt chất chống viêm là Gingerol. Chất này có trong inh dầu của gừng, hoạt động như một chất chống viêm, có thể hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa viêm nhiễm và chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Gừng cũng giàu chất chống oxy hóa, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa, ngăn ngừa các tổn thương cho tế bào.

Sử dụng gừng có thể giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ miệng, ức chế chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại từ đó có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau răng, nhất là khi đau răng do bệnh về nướu răng gây ra.

Hướng dẫn 6 cách chữa đau răng bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện

Gừng không chỉ được dân gian sử dụng để hỗ trợ giảm đau răng mà còn được thường xuyên sử dụng để chữa hôi miệng, giúp răng trắng sáng hơn. Có rất nhiều phương pháp sử dụng gừng để chữa đau răng, nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là các làm an toàn, hiệu quả thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Cách chữa đau răng bằng gừng tươi

Dùng trực tiếp gừng tươi đắp lên vị trí răng đau được cho là cách làm đơn giản, hiệu quả nhanh trong việc giảm đau răng được nhiều người đánh giá cao. Gừng tươi tính ấm, có công dụng giải độc, hành thủy, tán hàn ôn trung, sát khuẩn, tiêu viêm. Sử dụng gừng tươi sẽ giúp giảm đau, giảm sưng viêm phù nề ở mô nướu.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ gừng tươi hoặc 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ với nước, thấm khô vị trí răng đau
  • Đắp trực tiếp gừng đã được giã nát lên vị trí răng đau
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để hỗ trợ giảm đau, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong răng miệng.

2. Chữa đau răng bằng gừng và tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu dân gian được đánh giá cao trong hiệu quả giảm đau và điều trị các vấn đề về răng miệng. Tỏi chứa hoạt chất allicin, đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng mạnh, có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn trong miệng.

Tỏi cũng có hiệu quả trong việc giảm đau nhức, giảm sưng viêm. Kết hợp tỏi và gừng là một trong những cách giảm đau răng an toàn mà bạn có thể áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 nhánh gừng tươi nhỏ, 2 – 3 tép tỏi
  • Tỏi và gừng bỏ vỏ, rửa sạch, đem giã hoặc xay nhuyễn
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí răng đau
  • Ngậm trong miệng, sau 10 – 15 phút thì nhổ bỏ bã
  • Dùng nước ấm súc lại miệng, áp dụng mỗi khi bị đau nhức răng. 

Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này đều đặn 2 – 3 lần/ngày để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng… 

3. Súc miệng bằng gừng và lá trầu không giảm đau răng 

Lá trầu không thuộc họ hồ tiêu, thường được người xưa dùng để nhai trầu, nhuộm răng. Lá trầu không chứa eugenol, đây là một chất gây tê có tác dụng ngừa nhiễm trùng, giảm viêm, giảm đau đáng kể, thường được sử dụng trong nha khoa. Ngoài ra, lá trầu không còn chứa Chavicol, Cineol có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, có hiệu quả tốt với tình trạng đau nhức răng liên quan đến nướu răng. Gừng thường được kết hợp với lá trầu không để chữa đau răng.

Gừng tươi kết hợp với lá trầu không giúp tăng hiệu quả giảm đau nhức răng
Gừng tươi kết hợp với lá trầu không giúp tăng hiệu quả giảm đau nhức răng

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không, 1 củ gừng tươi
  • Lá trầu không và gừng đem ngâm rửa với nước, để ráo
  • Vò nát lá trầu không, gừng cắt lát mỏng, cho vào nồi, đun với 1 lít nước
  • Sau khi sôi thì đun thêm 5 – 10 phút, tắt bếp, để nguội
  • Dùng nước này súc miệng để giảm đau răng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng
  • Có thể thêm vài hạt muối biển nhằm nâng cao hiệu quả.

Xem thêm: Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua 4 Mẹo Hay Nhất

4. Cách ngậm gừng tươi chữa đau răng 

Ngậm gừng tươi cũng là một trong những cách chữa đau răng bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện nhất. Ngậm gừng không chỉ giúp làm giảm đau răng, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh mà còn kích thích tăng tiết nước bọt, ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý về răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, cắt thành lát mỏng
  • Cho vào miệng nhai ngậm để các tinh chất trong gừng tiết ra
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 lát gừng tươi

Lưu ý: Không dùng quá nhiều gừng mỗi ngày, tiêu thụ gừng quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

5. Súc miệng bằng nước gừng tươi

Để hỗ trợ điều trị đau răng và các vấn đề về răng miệng, bạn nên súc miệng bằng nước gừng tươi. Súc miệng bằng gừng tươi cũng thích hợp với những trường hợp người bệnh không thể sử dụng gừng hoặc không thích đắp hoặc ngậm gừng trực tiếp. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ gừng, rửa sạch, cắt thành lát mỏng
  • Cho vào nồi sắc đặc với 300ml, thấy cô cạn thì tắt bếp
  • Chia nước này thành 2 phần, dùng súc miệng để giảm đau nhức răng. 

6. Chữa đau răng bằng trà gừng 

Gừng có thể kết hợp với mật ong làm trà gừng mật ong để giảm đau nhức răng. Trà gừng được đánh giá cao với hiệu quả giảm đau, chống viêm nhiễm, nâng cao đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa… Trà gừng có có tác dụng trong việc điều trị chứng đau nửa đầu, chứng cảm lạnh thông thường…

Trà gừng mật ong không chỉ giúp giảm đau răng mà còn tốt cho sức khỏe
Trà gừng mật ong không chỉ giúp giảm đau răng mà còn tốt cho sức khỏe

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ, cắt thành lát mỏng
  • Cho gừng tươi vào cốc, hãm với 150 – 200ml nước sôi trong 5 – 10 phút
  • Thêm ít mật ong vào, khuấy đều cho tan, uống khi còn ấm

Lưu ý: Khi sử dụng trà gừng chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc mỗi ngày, không uống quá nhiều. Tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây ra những tác dụng phụ như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng. Không nên thường xuyên uống trà gừng nếu gặp các vấn đề như mắc bệnh gan, viêm loét dạ dày – tá tràng, mang thai những tháng cuối, hay bị xuất huyết, tiền sử huyết áp cao… 

Cách chữa đau răng bằng gừng có hiệu quả không? 

Chữa đau răng bằng gừng là một trong những mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi, được nhiều người biết đến và áp dụng. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về công dụng của gừng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng. Gừng quả thật có tác dụng trong việc giảm đau, cải thiện các bệnh lý về răng miệng, nhất là các bệnh về nướu răng. Tuy nhiên, hiệu quả của gừng chỉ ở mức hạn chế, vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định rằng gừng có thể điều trị đau răng.

Sử dụng gừng chữa đau răng chỉ phù hợp với người bị đau nhức răng ở mức độ vừa và nhẹ. Hơn nữa, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và cách thực hiện của mỗi người. Đây chỉ là biện pháp giảm đau, giảm viêm tạm thời, có thể giúp bạn giảm thiểu cơn đau trong thời gian ngắn. Nếu bạn không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, cơn đau nhức răng của bạn sẽ rất dễ bị tái phát, các bệnh lý về răng miệng có thể tiến triển âm thầm và ngày một nghiêm trọng hơn.

Như vậy, có thể nói, dùng gừng trị đau răng là giải pháp giảm đau răng tạm thời mà bạn có thể áp dụng. Thế nhưng, đây không phải là cách chữa đau răng tốt nhất. Nếu bạn thường xuyên bị đau răng, nghi ngờ là do các bệnh lý về răng miệng gây ra, tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau răng số 7 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Biện Pháp Làm Giảm Đau Hay

Răng số 7 là một trong những chiếc răng có cấu tạo phức tạo nhất, đóng vai trò ăn nhai…

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Nhức Răng Về Đêm và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục Nhanh

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, xảy ra tương đối phổ biến, do nhiều nguyên nhân…

Đau sau khi nhổ răng là tình trạng thường gặp, hay kéo dài từ 3 - 5 ngày 7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Dễ Mà Hiệu Quả Nhanh

Đau nhức sau khi nhổ răng là tình trạng mà hầu như ai nhổ răng cũng gặp phải, thường kéo…

các cách giảm đau răng tại nhà 10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà là biện pháp "cứu cánh" dành cho những ai đang chịu…

Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận Chữa Đau Răng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Hay Từ YHCT

Chữa đau răng bằng Đông y theo các bài thuốc hay từ Y học cổ truyền là một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua