Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua
Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 – 28% tổng số ca đột quỵ. Những người bị đột quỵ trong lúc ngủ có nguy cơ tử vong cao hơn những người đột quỵ lúc thức do không được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu sống sót cũng có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn cao. Do đó, nắm được các dấu hiệu sớm để nhận biết là điều cần thiết để phòng ngừa.
Đột quỵ khi ngủ là gì?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong hoặc tàn tật hàng đầu trên thế giới.
Bệnh xảy ra khi quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn, suy giảm đáng kể hoặc bị vỡ một mạch máu trong não gây xuất huyết não, tắc nghẽn mạch máu cục bộ làm các tế bào não bị chết đi do thiếu oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng.
Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi người bệnh đang tỉnh táo hoặc ngay trong lúc ngủ, nếu không được kịp thời phát hiện thì nguy cơ tử vong là cực kỳ cao. Hiện nay, tỷ lệ người tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới.
Đột quỵ trong khi ngủ còn gọi là đột quỵ đánh thức, là tổn thương não xảy ra khi người bệnh đang ngủ, thường phát hiện muộn và có thể nguy hiểm đến tính mạng, hoặc gây tàn tật nghiêm trọng. Việc nắm được thời điểm khởi phát và áp dụng biện pháp điều trị sớm là rất quan trọng.
Có nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra trong đêm không được phát hiện sớm, dẫn đến việc bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu. Khoảng 90% trường hợp sống sót sau đột quỵ gánh chịu di chứng nặng nề như mất trí nhớ, liệt nửa người, méo miệng…
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ khi ngủ
Rất khó nhận biết đột quỵ, đặc biệt khi xảy ra trong giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng lặp đi lặp lại thường xuyên, bạn nên chú ý và phòng ngừa, vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo trước đột quỵ.
1. Chóng mặt, hoa mắt đột ngột
Một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ chính là thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt đột ngột. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang gặp phải tình trạng suy giảm lượng máu lên não nghiêm trọng.
Bệnh nhân có thể xây xẩm mặt mày, choáng váng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại, đặc biệt cẩn thận vì có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Tham khảo thêm: Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Chuẩn
2. Đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn
Nếu hoa mắt chóng mặt, kèm theo những cơn đau đầu dữ dội, hay bị buồn nôn hoặc nôn về đêm thì nên thận trọng với cơn đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bị đau nửa đầu.
Lý do là vào ban đêm, các hoạt động khác của cơ thể giảm đi, máu có độ nhớt cao hơn bình thường nên dễ dẫn đến sự hình thành của huyết khối, là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn máu não gây đột quỵ.
Được biết, các cơn đau đầu dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ.
3. Cơ thể mệt mỏi, tê cứng một hoặc hai bên mặt, tê bì tay chân
Người thường xuyên bị tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi khó chịu thì cần đặc biệt thận trọng. Tê bì tay chân, tê cứng một hoặc hai bên mặt, tê cứng một bên cơ thể là dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ.
Người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như không thể cần nắm vào đồ vật, đột nhiên cảm thấy không có sức lực, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng lúc, cử động khó khăn ở một bên cơ thể.
4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ mà bạn không nên bỏ qua. Khi bị rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường có các triệu chứng như người mệt mỏi uể oải, thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu dai dẳng, buồn nôn…
Những triệu chứng này xuất phát từ giấc ngủ không sâu, chập chờn, khó vào giấc, giấc ngủ không đảm bảo, thường bị tỉnh giấc giữa đêm… Nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh cáu gắt, thiếu năng lượng, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
5. Chảy nước dãi một bên
Một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không nên coi thường là chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng… Đây là do thiếu máu, oxy ảnh hưởng vùng vỏ não, gây rối loạn chức năng dưới lưỡi.
Thiếu máu lên não, oxy khi bị xơ cứng động mạch khiến bệnh nhân thường ngáp ngủ dù đã ngủ đủ giấc.
6. Dấu hiệu nhận biết khác
Bên cạnh các triệu chứng đã đề cập, dấu hiệu cảnh báo khác của đột quỵ trong khi ngủ bao gồm:
- Thị lực giảm sút bất thường, mắt mờ, không nhìn rõ.
- Khó phát âm, nói không rõ, bị ngọng, không thể lặp lại câu nói đơn giản của người khác.
- Tay chân lạnh vì mách máu não bị tắc nghẽn, gây giảm lượng máu đến tay chân.
Tham khảo thêm: 6 Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà phục hồi nhanh
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ lúc ngủ được xem là có cùng nguyên nhân và cơ chế với các trường hợp đột quỵ khác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, các yếu tố là gia tăng nguy đột quỵ lúc ngủ có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ tăng theo tuổi, đặc biệt cao từ 72 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những người sống sót sau đột quỵ thường trẻ hơn so với người bị đột quỵ khi tỉnh. Đáng chú ý, tình trạng này đang có nguy cơ trẻ hóa.
- Huyết áp: Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Nhiều nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, tăng huyết áp là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhồi máu não và gây ra đột quỵ trong lúc ngủ.
- Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ, đến nay vai trò của rối loạn giấc ngủ trong đột quỵ vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng, chứng ngưng thở khi ngủ chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh, đồng thời, những người ngủ ngáy có nhiều khả năng bị đột quỵ trong khi ngủ hơn những đối tượng khác.
- Lipid: Người sống sót sau đột quỵ lúc ngủ có lượng lipid thấp hơn so với những người sống sót sau đột quỵ khi tỉnh. Cholesterol cao, mỡ máu, thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu, do đó, chúng ta cũng cần thận trọng với các yếu tố này.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá tăng nguy cơ xuất huyết não, một dạng đột quỵ phổ biến khi ngủ. Triệu chứng của đột quỵ trong lúc ngủ thường không được phát hiện cho đến khi thức dậy, bao gồm giảm thị lực, cánh tay mềm nhũn không thể ngồi dậy.
- Yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể kể đến như thường xuyên ăn đêm nhất là các thực phẩm nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tắm đêm với nước lạnh hoặc khi thời tiết lạnh, tâm trạng thay đổi thất thường…
Có gì khác giữa đột quỵ khi ngủ và các dạng đột quỵ khác
Điểm khác biệt giữa đột quỵ trong khi ngủ và các dạng khác là thời gian xuất hiện cơn đột quỵ, nhưng các triệu chứng nhận biết là giống nhau. Bao gồm chóng mặt, khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt, đau đầu dữ dội đột ngột, mất thăng bằng, tê hoặc yếu mặt, tê bì tay chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.
Đối với đột quỵ trong khi ngủ, rất khó xác định chính xác thời điểm triệu chứng bắt đầu. Phương pháp điều trị thường khác so với các loại đột quỵ khác. Thay vì sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, người bệnh thường sẽ được sử dụng thiết bị chuyên dụng hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đột quỵ khi thức dậy thường được điều trị giống với các dạng đột quỵ cấp tính khác. Khi có người thân có dấu hiệu đột quỵ, điều cần thiết nhất là gọi cấp cứu ngay lập tức.
Đồng thời, cố gắng giúp bệnh nhân nới rộng quần áo, làm thông thoáng đường thở, để bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên.
Tham khảo thêm: Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Chuẩn Từ Bộ Y Tế
Phương pháp điều trị đột quỵ khi ngủ
Đối với người bị đột quỵ trong khi ngủ, do không xác định được thời gian khởi phát của cơn đột quỵ nên đa phần người bệnh thường không đủ điều kiện để điều trị bằng phương pháp tiêu sợi huyết.
Đây là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả, có thể giúp khôi phục lưu lượng máu đến não, tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất khi được dùng trong 3 – 4 giờ kể từ khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
Để xác định thời điểm xuất hiện đột quỵ và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất, các chuyên gia thường sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT và MRI.
Ban đầu, chụp cắt lớp vi tính (CT) được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác, sau đó xét nghiệm tia X và máy quét CT để tạo hình ảnh chi tiết về các mạch máu và mô. Đối với những bệnh nhân phù hợp, phẫu thuật để loại bỏ huyết khối có thể được thực hiện.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ tìm cách truyền máu não đến khu vực não để khôi phục lưu lượng máu bị giảm đột ngột. Nếu đủ điều kiện, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt huyết khối sau các đánh giá. Khi bệnh nhân ổn định về mặt y tế, việc điều trị đột quỵ lúc ngủ tương tự như các dạng đột quỵ khác.
Sau đó, bệnh nhân sẽ nhận được trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu và liệu pháp vận động để giúp hồi phục sau cơn đột quỵ. Tỷ lệ tử vong của đột quỵ trong khi ngủ không khác biệt so với các loại đột quỵ khác.
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, xảy ra đột ngột, là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới hiện nay. Mặc dù vậy, chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này qua những biện pháp sau đây:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để ngừa đột quỵ, chúng ta nên:
- Thường xuyên tập thể dục, ít nhất là 30 phút mỗi ngày, với các bài tập phù hợp để cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe tim.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tránh rối loạn giấc ngủ do ánh sáng xanh.
- Giảm uống rượu, chất kích thích và hút thuốc lá để giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy thay vào đó bằng việc uống đủ nước mỗi ngày.
- Loại bỏ các thói quen xấu như tắm đêm, thức khuya và ngủ không đúng giờ. Hãy đảm bảo giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cho người già khi thời tiết chuyển lạnh.
- Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp để giảm nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ.
Tham khảo thêm: Top 5 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Có Hiệu Quả Tốt
Điều chỉnh giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, rối loạn giấc ngủ có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 83%.
Do đó, tốt nhất bạn nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ, nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Việc cơ thể thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya làm cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích rất không tốt với sức khỏe.
Kiểm soát cảm xúc và huyết áp
Những người tính khí hung hăng, dễ tức giận, cảm thấy phiền muộn, huyết áp cao… có nguy cơ cao hơn về tai biến mạch máu não. Vì vậy, việc kiểm soát cảm xúc, sống lạc quan và giải tỏa lo âu là rất quan trọng.
Khi cơ thể trở nên căng thẳng với tình trạng tức giận, lo lắng, buồn bã, chúng có thể tăng sản xuất adrenalin, làm tăng nhịp tim, huyết áp, gây ra rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Theo thống kê, có một nửa số bệnh nhân mắc đột quỵ liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, với người cao huyết áp, nên thường xuyên theo dõi, kiểm soát huyết áp, cần uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ để tránh gia tăng huyết áp đột ngột.
Để hỗ trợ kiểm soát cảm xúc và huyết áp, chúng ta nên học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Có thể tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn, đọc sách…
Với người cao tuổi, có thể tập dưỡng sinh, duy trì thói quen làm vườn, chăm sóc cây cỏ để giữ cho tâm trạng vui vẻ, nâng cao sức khỏe lại giúp ổn định huyết áp.
Có thể chia sẻ khó khăn với người thân bạn bè, cố gắng học cách bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng giận, hồi hộp, tránh suy nghĩ tích cực để giúp bản thân luôn thanh thản, vui tươi.
Tham khảo thêm: Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Để tránh đột quỵ trong khi ngủ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ thường xuyên ăn đêm, nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch máu, gây tắc mạch máu não và gây ra đột quỵ. Để phòng ngừa, chúng ta nên:
- Tránh ăn đêm, hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm quá mặn, mì tôm, nước ngọt có gas, các thực phẩm có quá nhiều gia vị
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đa dạng chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Nên ưu tiên sử dụng các loại cá, thịt gia cầm, thịt nạc, hạn chế sử dụng thịt đỏ để hạn chế nạp vào cơ thể các chất béo, cholesterol xấu, đồng thời hỗ trợ triệt tiêu mảng xơ vữa trên thành mạch máu…
Đột quỵ khi ngủ vô cùng nguy hiểm, khó nhận biết và không thể kiểm soát. Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết, yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tình trạng này, đồng thời biết cách xử lý khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt
- Đột Quỵ Thoáng Qua Là Gì? Biểu hiện và Cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!