Hậu Covid mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Theo thông tin của  Bộ Y tế, có tới 40% bệnh nhân gặp di chứng hậu Covid mất ngủ. Tình trạng mất ngủ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất và sinh hoạt của người bệnh. Vậy mất ngủ hậu Covid do đâu và khắc phục như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của di chứng hậu Covid mất ngủ

Các nguyên nhân chính gây mất ngủ sau Covid phải kể đến như: 

  • Ảnh hưởng của virus Sars- CoV- 2: Virus xâm nhập gây ra các tổn thương ở phổi và tình trạng nhiễm trùng. Hệ miễn dịch phải hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể dẫn tới sản sinh quá mức cytokine, chemokine. Đây là 2 chất tác động xấu tới tế bào thần kinh, gây căng thẳng và mất ngủ.
  • Các vấn đề tâm lý trong đại dịch: Người bệnh căng thẳng, stress sau một thời gian dài cách ly, đau buồn khi mất mát người thân, lo lắng vì công việc bị ảnh hưởng.
  • Thay đổi thói quen trong đại dịch: Nhiều người có xu hướng thức muộn hơn do được nghỉ làm, nghỉ học thời gian dài.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống viêm như corticoid ( Methylprednisolone hoặc Dexamethasone) có tác dụng phụ gây mất ngủ.
  • Ảnh hưởng của các di chứng hậu Covid khác: Các vấn đề sức khỏe như hụt hơi, khó thở, đau đầu khiến cho bệnh nhân khó chịu và mất ngủ.

Hậu Covid mất ngủ có thể do thói quen thức khuya của người bệnh

Thói quen thức đêm gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài

Biểu hiện của hậu Covid mất ngủ

Thông thường, những người gặp di chứng hậu Covid mất ngủ sẽ có những triệu chứng: trằn trọc, khó vào giấc, ngủ không sâu và dễ tỉnh, sau khi tỉnh rất khó ngủ lại.

Mất ngủ sau mắc Covid có thể gặp ở tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những bị nhân bị tác động mạnh mẽ bởi dịch như: mất việc, mất người thân, di chứng hậu Covid nặng trên tim, phổi. Ngoài ra, đối tượng người cao tuổi ( trên 60 tuổi), người có bệnh nền mãn tính cũng có nguy cơ cao bị mất ngủ kéo dài.

Người bệnh dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Những người gặp di chứng hậu Covid mất ngủ thường xuyên tỉnh giấc và khó ngủ lại

Hậu quả của hậu Covid mất ngủ có nguy hiểm không?

Mất ngủ hậu Covid gây ra những tác động xấu tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày: 

  • Ngủ gật vào ban ngày, luôn cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được.
  • Mệt mỏi, không đủ năng lượng để làm việc, học tập.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, dễ cáu gắt, bực bội.

Nếu không được điều trị sớm, việc mất ngủ kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hậu Covid mất ngủ kéo dài gây suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng xấu lên não, thần kinh, tim mạch.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tật.
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.

Hậu Covid mất ngủ rất nguy hiểm trên phụ nữ có thai

Mất ngủ hậu Covid rất nguy hiểm trên phụ nữ có thai

Hậu Covid mất ngủ phải làm sao?

Với tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh không nên chủ quan mà cần có các biện pháp khắc phục kịp thời. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ được ưu tiên trước khi cho người bệnh dùng thuốc.

1. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện tình trạng mất ngủ và giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe.

  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ: Bạn nên đi ngủ lúc 21 – 23 giờ vì đây là thời điểm cơ thể sản sinh ra hormon gây ngủ Melamin giúp bạn ngủ ngon nhất. Một lưu ý là bạn nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày để cơ thể tự nhận biết thời gian và thiết lập đồng hồ sinh học.
  • Hạn chế thói quen xấu trước khi ngủ: Bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 30 phút vì dễ gây căng thẳng, khó ngủ. Ngoài ra, việc ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ cũng làm cho bụng đầy chướng, khó chịu và khó vào giấc ngủ hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ: Không gian ngủ sạch sẽ, thoáng khí, yên tĩnh giúp cơ thể thư giãn, thả lỏng để sẵn sàng đi vào giấc ngủ hơn. 

2. Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc điều trị hậu Covid mất ngủ. Tuy vậy, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.

  • Thuốc điều trị: Seduxen, Phenobarbital thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho các bệnh nhân mất ngủ thể nặng như mất ngủ hoàn toàn, kéo dài, có dấu hiệu suy nhược thần kinh. Đây là nhóm an thần gây nghiện, vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh lệ thuộc vào thuốc.
  • Thảo dược: Các vị thuốc như liên tâm, bình vôi, lạc tiên có công dụng trị mất ngủ rất hiệu quả, lại an toàn và ít tác dụng phụ.  Bạn có thể sử dụng làm trà dược liệu uống hàng ngày hoặc thêm chúng vào các món ăn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược nào.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Điều trị tốt các triệu chứng khó chịu mà người bệnh gặp phải như ho, đau rát họng, khó thở cũng là một biện pháp cải thiện giấc ngủ.

Hậu Covid mất ngủ có thể điều trị bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược là phương pháp điều trị mất ngủ an toàn và hiệu quả

Quốc Bảo Nguyên Khí Khang có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ được phối chế từ hơn 30 vị dược liệu quý. Bài thuốc được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, đã sử dụng trên hàng nghìn người bệnh cho kết quả khả quan. 

Hậu Covid mất ngủ bao lâu thì khỏi?

Thông thường, các di chứng hậu Covid cải thiện dần trong 2 tháng sau khi bệnh nhân xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, nếu tình trạng hậu Covid mất ngủ không tốt dần lên hoặc ảnh hưởng nhiều tới đời sống, sức khỏe thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Lưu ý cần biết giúp nhanh khỏi hậu Covid mất ngủ

Người bệnh cần lưu ý những điểm sau để phòng và điều trị tình trạng mất ngủ hậu Covid:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên có chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm và đủ 4 nhóm dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế di chứng hậu Covid. Một số món ăn tốt cho người bệnh bị mất ngủ như: cháo long nhãn hạt sen, trà tâm sen, canh vông nem.
  • Tập luyện: Bạn nên tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày. Bạn nên thực hiện luyện tập trước khi ngủ ít nhất 30 phút để tránh cơ thể bị hưng phấn quá độ khiến cho bạn khó vào giấc.
  • Các liệu pháp hỗ trợ: Người bệnh có thể tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng và nghe các bản nhạc để giúp cơ thể thư giãn.
  • Không nên suy nghĩ tiêu cực: Việc liên tục cập nhật các tin tức tiêu cực sẽ làm bạn lo lắng và mất ngủ nhiều hơn. Vì thế, bạn hãy bỏ bớt những tin tức tiêu cực và tiếp nhận sự tích cực mỗi ngày. 
  • Bỏ thói quen xấu trước khi ngủ: Trà, cafe nếu uống vào buổi tối gây ra cảm giác bồn chồn, khó ngủ. Đặc biệt, bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh việc thức dậy đi vệ sinh nhiều lần.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho người bị hậu Covid mất ngủ. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Thuốc Dân Tộc tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

Ngày đăng 11:37 - 01/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:49 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì?

Buồn ngủ mà không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến. Mất ngủ…

Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn A-Z

Mẹo chữa mất ngủ bằng hạt sen có thể làm giảm tình trạng trằn trọc khi ngủ, ngủ không sâu…

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Cách khắc phục nhanh

Thời tiết thay đổi đột ngột, căng thẳng quá mức... là những nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ thường…

Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể…

Mất ngủ sau sinh – 60% mẹ gặp và đây là cách trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở khoảng 60% phụ nữ sau khi sinh.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua