Bấm huyệt dễ ngủ – Giải pháp chữa mất ngủ, đau đầu dễ dàng và hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bấm huyệt chữa mất ngủ là liệu pháp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả, an toàn mà y học cổ truyền mang lại cho người bệnh. Những thông tin về liệu pháp bấm huyệt dễ ngủ dưới đây sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon giấc, đồng thời giúp bạn lựa chọn địa chỉ tin cậy với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.

Bấm huyệt dễ ngủ, chữa mất ngủ là gì? 

Mất ngủ, khó ngủ là nỗi khổ của rất nhiều người, nhất là những người bị mất ngủ kinh niên. 76% người Việt Nam gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ thấp. Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống và công việc. Những lo âu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, đau đầu dai dẳng, thiếu tập trung, suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm là những hệ lụy mà chứng khó ngủ, mất ngủ gây ra cho người bệnh. 

Biện pháp chữa mất ngủ, khó ngủ mà nhiều người sử dụng là thuốc ngủ, thuốc hướng thần. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ tạm thời, không thể giải quyết được triệt để tình trạng khó ngủ. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc ngủ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ người bệnh thường gặp phải những tác dụng phụ và hệ lụy nguy hiểm. 

bấm huyệt chữa mất ngủ
Mất ngủ, khó ngủ ám ảnh rất nhiều người

Và thực tế là hiện nay các loại thuốc ngủ thường hạn chế kê đơn, bắt buộc phải có chỉ lệnh của bác sĩ để hạn chế tác hại. Trước tình trạng đó, nhiều người tìm về các bài thuốc thảo dược tự nhiên và liệu pháp trị liệu theo Y học cổ truyền (YHCT) để chữa mất ngủ, giúp dễ ngủ hiệu quả và an toàn.

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ có liên quan đến tình trạng suy yếu của phủ tạng như can, thận, tỳ, tâm. Bấm huyệt dễ ngủ là liệu pháp dùng kỹ thuật đôi bàn tay tác động lên vị trí các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu, thư giãn hệ thần kinh trung ương và các cơ, cải thiện chức năng phủ tạng để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Có nên bấm huyệt chữa mất ngủ để dễ ngủ hơn?

Như đã nói ở trên, bấm huyệt dễ ngủ tác động lên vị trí các huyệt vị, hệ thống mạch máu, dây thần kinh, cơ giúp khí huyết lưu thông, giải phóng cơ, thư giãn hệ thần kinh trung ương, cải thiện tuần hoàn máu và dễ ngủ. Đồng thời, xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng đối với các bệnh lý thần kinh, rối loạn tiền đình, đau đầu mãn tính, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp…

Vì trị liệu hoàn toàn bằng đôi bàn tay, không có sự can thiệp của dụng cụ y tế, không sử dụng thuốc nên bấm huyệt để dễ ngủ không gây đau, an toàn, không tác dụng phụ. Nếu thực hiện trị liệu đúng kỹ thuật kết hợp với liệu pháp điều trị mất ngủ, cải thiện tâm trạng và nội tiết bằng thảo dược phù hợp, bấm huyệt chữa mất ngủ, khó ngủ cho hiệu quả cao và lâu dài.

Bấm huyệt dễ ngủ phù hợp với các trường hợp mất ngủ, khó ngủ do stress, tinh thần căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống, khí huyết ứ trệ, rối loạn nội tiết, rối loạn tiền đình, thay đổi giờ giấc đột ngột, chức năng hệ tiêu hóa hoạt động kém…

Cách bấm huyệt dễ ngủ chuẩn khoa học bạn nên biết

Các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt tại các huyệt đạo ở vùng đầu, cổ vai gáy, tay, chân sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên. Theo đó, các vùng cơ thể và vị trí các huyệt cần xoa bóp cụ thể như sau:

Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp dễ ngủ

Vùng đầu là vị trí của nhiều huyệt đạo tác động đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, trước hết cần xoa bóp, bấm huyệt tại vùng này. Các huyệt cần xoa bóp, day ấn gồm:

Huyệt Thái dương: Nằm phía đuôi mắt đo ngang sang 1 đốt ngón tay. Dùng 2 ngón tay trỏ hoặc giữa day ấn huyệt với mức độ tác động từ nhẹ đến mạnh.

Huyệt Bách hội: Nằm tại đỉnh đầu. Dùng ngón tay trỏ ấn vào huyệt Bách hội 30s, sau đó bỏ ra và tiếp tục ấn lần 2 trong 30s.

Huyệt Ấn đường: Điểm chính giữa 2 cung lông mày, thẳng trán và mũi. Dùng ngón tay trỏ day ấn day huyệt theo hình tròn trong 30s cho đến khi vùng da trên huyệt có cảm giác nóng lên.

cách bấm huyệt Ấn đường chữa mất ngủ
Bấm huyệt Ấn đường chữa mất ngủ

Tiếp tục day ấn lần lượt vị trí 3 huyệt trên, day ấn nhẹ nhàng không nên day ấn quá mạnh. Sau đó, dùng bàn tay và các ngón tay thực hiện động tác miết, cào, phân, hợp từ giữa vùng trán sang 2 bên thái dương, ra sau gáy và từ trán lên đỉnh đầu ra sau gáy.

Bấm huyệt chữa mất ngủ vùng cổ vai gáy

Tiếp theo, bác sĩ thường kết hợp bấm các huyệt vùng cổ vai gáy nhằm tăng lưu thông máu lên não, giải phóng cơ và dây thần kinh tại đây để giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc. Các huyệt vị cần xoa bóp, day ấn gồm:

Huyệt Phong trì: Vị trí nằm tại phần lõm sau gáy. Dùng ngón tay cái day ấn nhẹ nhàng huyệt Phong trì lần lượt khoảng 30 lần cho cả 2 bên.

Huyệt An miên: Vị trí nằm tại phần lõm sau dái tai. Dùng ngón cái day ấn nhẹ nhàng vùng huyệt này, mỗi bên 30 lần.

Dùng 2 bàn tay xoa nóng vùng cổ, vai, gáy từ trên xuống. Thực hiện các động tác miết, phân, hợp, lăn, bóp các cơ vùng cổ,vai, gáy bằng bàn tay và các ngón tay, ô mô cái, gốc bàn tay. Thực hiện lặp lại các động tác xoa bóp bấm huyệt vùng vai gáy 3 lần.

Bấm huyệt dễ ngủ tại vùng tay

Tại vùng cổ tay cũng có những huyệt đạo tác động đến hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thông thường, để giúp người bệnh dễ ngủ hơn, các bác sĩ YHCT thường chỉ định xoa bóp lòng bàn tay, cổ tay và day ấn các huyệt như:

Huyệt Nội quan: Nằm giữa 2 gân cơ cổ tay, cách 2 đốt ngón tay tính từ lằn chỉ cổ tay. Dùng ngón cái của tay day ấn nhẹ nhàng vào huyệt Nội quan và đổi bên ngược lại, mỗi bên 30 lần.

Huyệt Thần môn: Nằm ở vị trí lõm của xương trụ nối cổ tay với bàn tay. Dùng ngón cái của tay này day ấn vào huyệt Thần môn của tay kia và ngược lại trong 30 lần.

Bấm huyệt nội quan chữa mất ngủ
Bấm huyệt nội quan giúp dễ ngủ

Xoa bóp, bấm huyệt trị mất ngủ vùng lưng, bụng

Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau tại vị trí rốn trước bụng và thực hiện động tác xoa nóng vùng bụng quanh rốn theo vòng tròn chiều kim đồng hồ. Xoa cho đến khi cảm nhận thấy vùng bụng ấm nóng lên.

Tiếp theo day ấn 2 huyệt Thận du nằm tại vùng thắt lưng đối diện với rốn. Dùng gốc bàn tay day ấn theo vòng tròn nhẹ nhàng, mỗi bên 1 phút.

Bấm huyệt bàn chân chữa mất ngủ

Bấm huyệt Dũng tuyền: Vị trí nằm tại điểm lõm chính giữa lòng bàn chân. Dùng ngón tay cái day ấn vòng tròn tại huyệt Dũng tuyền 30s, thả lỏng và lặp lại lần 2.

Bấm huyệt Tam âm giao: Vị trí nằm cách mắt cá chân 2 thốn. Dùng ngón tay cái day ấn vòng tròn tại huyệt này giống như huyệt Dũng tuyền. Sau đó đổi chân và day ấn vị trí 2 huyệt trên tại chân còn lại.

Bấm huyệt dũng tuyền chữa mất ngủ
Bấm huyệt bàn chân chữa mất ngủ

Sau khi kết thúc trị liệu xoa bóp bấm huyệt người bệnh cần nằm với tư thế thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân, thư giãn cơ thể, tập trung điều hòa hơi thở để dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và liền mạch.

Tuy nhiên, bạn cần xác định nên bấm huyệt nào dễ ngủ phù hợp với nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ gặp phải. Các kỹ thuật xoa bóp, day ấn huyệt cần đảm bảo lực vừa phải. Trường hợp bấm sai huyệt, bấm quá mạnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chấn thương phần mềm, trật khớp, bong gân, tắc nghẽn mạch máu…  Do đó, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại đơn vị Y học cổ truyền uy tín để được các bác sĩ tư vấn và thực hiện trị liệu.

Những lời khuyên “vàng” trong việc bấm huyệt dễ ngủ, chữa mất ngủ

Để trị liệu bấm huyệt đạt hiệu quả cao và an toàn, người bệnh nên lưu ý những lưu ý quan trọng sau:

Bấm huyệt trị mất ngủ chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?

Bấm huyệt để dễ ngủ phù hợp với những người bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lạ do căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết, chức năng tiêu hóa gặp vấn đề, rối loạn giờ giấc…

  • Bấm huyệt chống chỉ định trong các trường hợp sau: 
  • Phụ nữ mang thai, đang trong kỳ hành kinh
  • Trạng thái tâm lý bất ổn, suy nhược thần kinh, kích động
  • Vùng huyệt cần day ấn bị tổn thương viêm nhiễm, lở loét, vết thương hở hoặc kín
  • Người bị rối loạn động máu, đang sử dụng các loại thuốc chống rối loạn chảy máu…

Lưu ý trong quá trình trị liệu bấm huyệt để dễ ngủ

Để trị liệu bấm huyệt đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Bấm huyệt nên thực hiện đều đặn theo đúng liệu trình được bác sĩ tư vấn và chỉ định để đạt được hiệu quả khả quan.
  • Sau khi được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt, người bệnh nên thực hiện bấm huyệt trước khi ngủ 15 – 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nên tạo không gian ngủ phù hợp để có giấc ngủ ngon hơn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá, trà đặc, rượu bia…
  • Thư giãn và thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực, vận động nhẹ nhàng vào buổi chiều
  • Ngâm chân nước ấm có pha muối, gừng để cải thiện tâm trạng và giấc ngủ
  • Trường trường hợp mất ngủ kinh niên, người bệnh nên kết hợp xoa bóp, bấm huyệt với điều trị tích cực bằng thuốc phù hợp…

Để được tư vấn chi tiết cách bấm huyệt dễ ngủ, chữa mất ngủ, khó ngủ, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành của Trung tâm luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ trị liệu tận tình.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Hành trình thoát bệnh mất ngủ kinh niên nhờ bài thuốc thảo dược Định tâm an thần thang

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Mất…

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không? Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Một giấc ngủ thường xuyên và đầy đặn có thể hạn chế được bệnh tật, đồng thời giúp tăng cường…

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi giúp người bệnh mất ngủ tìm lại giấc ngủ ngon trọn vẹn

Trung tâm Thuốc dân tộc tự hào là đơn vị Y học cổ truyền (YHCT) hàng đầu hiện nay với…

NSƯT Hương Dung chia sẻ hành trình tìm lại giấc ngủ sau 7 năm trên sóng VTV2

Suốt 7 năm triền miên mất ngủ, công việc và cả cuộc sống của NSƯT Hương Dung bị ảnh hưởng…

Cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản nên áp dụng

Các cách bấm huyệt chữa mất ngủ không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn tăng cường sức khỏe…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua